Chiê’n tranh, suy thoa’i, tội phạ.m và cuộc chuyển giao tài sản
-
Tin tức mấy ngày qua ngập tràn về chiê’n sự trung đông. Xung đột bất ngờ giữa Ham.as và ******** Do Tha’i được xem là cuộc chiê’n nghiêm trọng nhất thời gian gần đây, sau cuộc xâm lượ.c Ukraine của Nga. Theo dõi báo đài khiến ai nấy đều xót xa và cảm giác bất lự.c khi thấy thảm hoạ và chiê’n tranh triền miên.
-
Nhiều người lo cuộc chiê’n Ham.as-Is.rael nếu tiếp tục leo thang có thể mở rộng thành xung đột toàn diện ở vùng trung đông, vốn đã đầy rẫy xung đột và bạo lự.c. Nếu thật sự vậy, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và cả nước Mỹ, giữa bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ vẫn thấp thỏm dò đáy su.y thoa’i.
-
Nếu không tính đến yếu tố chiê’n tranh, thì nền kinh tế Hoa Kỳ đã tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Lạm pha’t vẫn đang cao và có dấu hiệu đảo ngược đà giảm hơn 1 năm qua, bất động sản khu vực thương mại (Commercial Real Estate) khủng hoảng trầm trọng, nhiều cơ sở kinh doanh vừa & nhỏ pha’ sản trả mặt bằng, các đại đô thị trở nên hoang vắng, các toà nhà văn phòng trống rỗng và tội phạ.m cươ’p bóc lan tràn, làm giảm sức hấp dẫn của các trung tâm thương mại vang bóng một thời.
-
Nhưng bằng một phép mầu nào đó, thị trường lao động Mỹ vẫn rất vững (resilient) với con số việc làm mới (new job created) vẫn tăng thêm 336,000 việc làm trong tháng 9, và tỷ lệ thâ’t nghiệp (unemployment rate) vẫn ở biên độ thấp 3.7%. Tuy nhiên, thu nhập người lao động vẫn không thể bắt kịp đà lạm pha’t. Số liệu tháng 9, 17 tiểu bang Hoa Kỳ chứng kiến thu nhập trung bình của mỗi hộ (median household income) giảm trong năm qua (đa số ở vùng Midwest & Northeast), đó là chưa tính đến lạm pha’t đã ‘cắn’ một phần lớn vào thu nhập của họ. Nếu tính luôn lạm pha’t thì thu nhập trung bình thực của hộ (median real household income) giảm liên tục kể từ trước đại dịch (từ $78,250 số liệu 2019 xuống còn $74,580 cuối 2022). Điều này có nghĩa sức mua (purchasing power) của mỗi hộ đã giảm gần $4000 kể từ 2019, trung bình mỗi năm giảm $1000.
-
Thị trường chứng khoán bước vào 2023 với 2 mối lo chính là lạm pha’t và su.y thoa’i, không biết bên nào sẽ gãy trước. Trái với sự lo lắng này, 6 tháng đầu năm của 2023 thị trường lại rất rực rỡ. Lạm pha’t giảm và nền kinh tế vẫn trụ vững, tạo đà cho một số cổ phiếu tăng trưởng mạnh. Cho tới trước tháng 7, các câu chuyện trên phố Wall chỉ xoay quanh chủ đề ‘hạ cánh an toàn’ (soft landing), tuyệt nhiên không còn mấy ai nhắc đến su.y thoa’i hay lạm pha’t.
-
Góp phần vào sự lạc quan này không thể không kể đến sự bùng nổ của trí thông minh nhân tạo (AI). Dẫn đầu bởi ChatGPT, AI đã bất ngờ tạo ra cú hích mạnh giúp cổ phiếu công nghệ (cụ thế là các công ty công nghệ có liên quan tới nó, như NVDA, TSLA, MSFT…) tăng trưởng vượt trội kể từ tháng 3 và đạt đỉnh tháng 7. Tuy đa số đang trên đà giảm nhiệt từ thời điểm đó.
Có một điều gì đó vĩ mô đã xảy ra hồi cuối tháng 7, đã thay đổi trạng thái của thị trường từ tích cự sang bi quan, nó thay đổi tình tiết các câu chuyện được kể, và nỗi lo về su.y thoa’i bỗng nhiên lại được đem ra bàn luận.
- Công bằng mà nói, chỉ các cổ phiếu lớn về công nghệ là được hưởng lợi rõ từ sự bùng nổ AI, còn đại đa số các công ty công nghệ nhỏ (small cap tech) gần như không nhúc nhích. So sánh: tính từ tháng 3 đến thời điểm hiện tại, NVDA tăng gần 100%, MSFT tăng 30%, TSLA tăng 40%, trong khi S&P 500 chỉ tăng 12%, S&P 600 và Russel 2000 (small cap) tăng 0.00%. Thị trường 2023 trở thành sàn diễn của chỉ riêng các đại tập đoàn AI với đầy lời hứa hẹn.
Nhưng tiết mục nào, dù hay đến đâu, cũng phải đến lúc hạ màn.
-
Tuần qua chứng kiến lợi suất cho vay dài hạn (long-term yield) tăng đột biến, hiện ở mức cao kỷ lục trong 16 năm qua. Khởi đầu 2023 ở con số 3.9% nhưng lợi suất cho vay 10-năm hiện đang là 4.6%, cho vay 1-năm là 5.4% (khá ổn đỉnh so với đầu năm ở con số 4.7%) và cho vay 3-tháng là 5.5% (đầu năm là 4.4%). Nghĩa là đường cong lợi suất (yield curve) vốn đã đảo chiều sâu rộng hơn một năm qua (465 ngày), giờ đã trở nên bớt đảo chiều (một chỉ dấu về su.y thoa’i).
-
Lãi suất tăng trở thành áp lự.c lớn cho trái phiếu nhất là trái phiếu ********* dài hạn. Như đã biết, giá trị của trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất, lãi suất càng cao thì trái phiếu càng giảm giá trị, trái phiếu càng dài hạn thì mối quan hệ này càng khăng khít. Mã TLT (theo dõi giá trái phiếu dài hạn) đã giảm gần 13% kể từ đầu tháng 3, và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
-
Nếu lợi suất (yield) tiếp tục tăng, tác động của nó không chỉ dừng lại ở thị trường trái phiếu, mà có khả năng thị trường sẽ chứng kiến thêm nhiều ngân hàng lâm vào pha’ sản (như những gì đã xảy ra hồi tháng 3 với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank & First Republic Bank). Ví dụ về ảnh hưởng của nó với ngân hàng là Bank of America, ước tính đến cuối 2023, BoA sẽ chịu một khoản lỗ trên giấy tờ (unrealized loss) vào khoảng gần 114 Tỷ USD, do trái phiếu dài hạn trong ngân quỹ của họ giảm giá trị.
-
Thị trường nhà ở, khác với nhà thương mại, lại không chịu nhiều tác động như nhiều người lo sợ hồi đầu năm. Về lý thuyết, bất động sản cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi lãi suất ngân hàng tăng cao. Đơn giản vì khi lãi cao người dân ngại mua nhà vì lo gánh nặng nợ. Tính đến hiện tại, lãi vay mua nhà (mortgage rate) đã gần chạm mốc 8%, đây là mức cao chưa từng thấy trong vòng 23 năm qua. Mức lãi này sẽ triệt tiêu khao khát sở hữu nhà của đa số tầng lớp trung lưu Mỹ. Thế nhưng, nguồn cung nhà ở vẫn ở mức khan hiếm so với tốc độ hình thành hộ gia đình (household formation) nên giá nhà vẫn không thể đổ vỡ ở tương lai gần.
-
Lợi suất tăng cũng làm đồng Dollar tăng giá, trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi lượng kiều hối đổ về lại Mỹ đổi ra được ít USD hơn so với trước. Mặc khác, các doanh nghiệp nước ngoài khi mượn nợ bằng đồng USD (Dollar Denominated Debt) cũng phải chịu gánh nặng nợ cao hơn so với trước, vì đồng dollar tăng cao so với tiền nội tệ, dễ gây nguy cơ vỡ nợ (điển hình là **).
-
Giá dầu tăng đột ngột theo sau tình hình chiê’n sự trung đông. Chiê’n tranh leo thang và nếu nhiều bên tham chiê’n (đặc biệt là nếu Iran) thì giá dầu có thể chạm ngưỡng đầu năm 2022 ở $130/thùng (theo sau cuộc xâm lượ.c Ukraine của Nga) hoặc thậm chí cao hơn, điều mà nhiều người cho rằng sẽ là cột mốc nguy hiểm cho kinh tế toàn cầu. Ví dụ điển hình cuộc chiê’n tranh Ả Rập - Do Thái hồi 1973, đã kéo theo nhiều năm trì trệ cho kinh tế thế giới.
-
Giá vàng, sau hơn một năm trên đà giảm, tuần rồi lại tăng trưởng bất ngờ theo sau bài pha’t biểu của các chủ tịch FED ám chỉ họ sẽ ngừng tăng lãi suất từ đây, do nhận thấy nhiều dấu hiệu rạn nứt của nền kinh tế, cụ thể là lợi suất dài hạn (yield) tăng vọt.
-
Bit.coin và thị trường cry.pto vẫn như những chú gấu ngủ đông, ngoan hiền và boring. Tuy nhiên, với việc SEC không tiếp tục theo đuổi vụ kiện chống lại Grayscale, khả năng rất cao chúng ta sẽ sớm chứng kiến những ETFs đầu tiên theo dõi giá BTC, mở ra công cụ cho các quỹ lớn được chính thức rót tiền vào loại tài sản này.
-
Tất cả những sự kiện trên tạo ra một bức tranh kinh tế vô cùng phức tạp, ngổn ngang và khó đoán. Không ai dự đoán được tương lai và không có gì là chắc chắn, tất cả chỉ là xác suất khả dĩ. Nhưng, dựa vào lịch sử, có một số hệ quả có thể xảy ra với xác suất cao như sau:
1/ Chiê’n sự trung đông càng mở rộng, giá dầu càng tăng cao, lạm pha’t có nguy cơ đảo chiều tăng trở lại và làm xáo trộn kinh tế.
2/ Suy thoa’i và trì trệ kinh tế gần như không thể tránh khỏi. Hoặc cũng có thể chúng ta đã bước vào su.y thoa’i. Tất cả những lần su.y thoa’i trước đây đều xảy ra theo sau sự kiện đường cong lãi suất đảo chiều rồi giảm đảo chiều.
3/ Tuy không phủ nhận AI là bước ngoặt thời đại, nhưng cơn sốt AI sẽ dần mờ nhạt khi thị trường dần hiểu ra AI vẫn cần thêm thời gian để có thể lấp đầy những hứa hẹn mà người ta đã lỡ hình dung và kỳ vọng. Trong khi đó, ảnh hưởng tiêu cực từ lãi suất cao ngất ngưỡng của FED sẽ thấm dần vào các doanh nghiệp còn xót lại (lag effect). Nhất là những doanh nghiệp có nợ bước vào giai đoạn đáo hạn (maturity) hoặc tái tài trợ (refinance) với một lãi suất cao hơn bội phần.
4/ Sẽ còn nhiều cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ hoặc pha’ sản hoặc chuyển giao quản lý, do cạn kiệt nguồn vốn, nguồn vay bị siết chặt và nhu cầu tiêu dùng giảm.
-
Ông bà ta có câu: Nước trong quá thì không có cá. Hàm ý: nước đục thì mới nhiều cá để câu. Cũng đúng thôi, ngày bé mình đi câu ngoài ruộng lội sình lềnh bềnh còn được cả ếch.
-
Càng tìm hiểu về sự chuyển động của nền kinh tế hiện tại, càng dễ dàng cảm nhận rằng: đang có một quá trình âm thầm chuyển giao tài sản giữa các thế hệ. Cụ thể là thế hệ baby-boomers sang millennials (or genZ). Một lượng tài sản lớn hiện không nằm ở những chỗ thường thấy, mà được rút ra bên ngoài tất cả các thị trường (sidelines). Các đại tập đoàn dần thay thế dàn ******** trẻ hơn. Các tài phiệt giao lại đế chế của họ cho con cháu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần đóng cửa phần sang tay giữa người này và người khác. Tuy không có số liệu nào cụ thể để bổ trợ cho nhận định này, nhưng đó là điều dễ nhận thấy khi quan sát nền kinh tế kể từ sau đại dịch.
-
Thế nên, nếu bạn là người đam mê đầu tư và/hoặc kinh doanh, có lẻ bây giờ là thời điểm thích hợp để bước ra hiện thực hoá giấc mơ này. Vì đơn giản, nếu đợi tới lúc nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, đi vào quỹ đạo ổn định và đi lên từ đó thì mọi thứ đã an bài. Ai nằm đâu sẽ nằm yên ở đấy. Làm gì có ai trao lại bạn cái cần câu khi mà mặt hồ đang đầy cá.
Lâu ngày viết lại nên bài hơi dài, cố gắng tóm lược những gì đáng lưu tâm. Bài kế mình sẽ đi sâu vào đầu tư hơn, cụ thể những lĩnh vực chín mùi.