Dự báo sóng ngành 2023 : đầu tư công, F&B (Food & Beverage), than và ngân hàng!

, , , , ,

FED dự đoán sẽ giữ nền lãi suất hiện tại (hoặc cao hơn, ở mức 5%) cho đến hết năm 2023. Vì vậy, nền lãi suất của Việt Nam cũng ít có dư địa để kéo giảm xuống. Với bài toán này thì để bù đắp tăng trưởng cho đạt mục tiêu, chắc chắn các chính sách sẽ thúc đẩy ở 2 mũi nhọn chính là đẩy mạnh tối đa đầu tư công và kích thích chi tiêu hộ gia đình.


Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến thông xe từ 30/04/2023

Mạng lưới cao tốc Bắc - Nam
Đầu tư công với hạn mức giải ngân 700.000 tỷ cho năm 2023 là động lực rất lớn để kích thích tăng trưởng 2023, dự báo sẽ tập trung phần lớn nguồn lực vào các dự án nối liền cao tốc Bắc – Nam. Các doanh nghiệp sở hữu mảng kinh doanh sau sẽ hưởng lợi : cát, đá, xi măng, nhựa đường, đơn vị thi công cầu đường, công trình nền móng. Hiệu quả của việc hình thành cao tốc Bắc – Nam sẽ kéo dài không chỉ hết 2023 mà có thể đến 2025 khi các tuyến cao tốc ngang được đấu nối vào trục cao tốc Bắc – Nam.

Ngành thực phẩm và đồ uống ( F&B), đây là động lực thứ 2 của tăng trưởng, ngành này ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế như suy thoái hay lạm phát. Động lực lớn nhất cho năm 2023 của ngành F&B chính là việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Năm 2019 ( trước dịch Covid -19) Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc chiếm 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Với việc bỏ toàn bộ các hạn chế đối với du khách Trung Quốc, dự báo sẽ có đợt bùng nổ du khách sau dịp Tết âm lịch của nước này.
khachtq
biennt
Bãi biển Nha Trang 2019
Ước tính với chi tiêu khoảng 4 tỷ $ chỉ từ riêng lượng khách Trung Quốc sẽ giúp thị trường du lịch sôi động trở lại kéo theo ngành F&B có tăng trưởng đột phá, đặc biệt là đồ uống có cồn ( bia, rượu). Chỉ riêng mảng bia hiện tại lượng tiêu thụ đã giảm 1,2 tỷ lít/năm so với đỉnh điểm 2019 ( tiêu thụ 4,4 tỷ lít). Sự quay lại của thị trường khách du lịch TQ cũng sẽ thúc đẩy các thị trường khác trở lại Việt Nam ( nhờ giá tour và chi phí du lịch giảm mạnh) trở thành động lực cho ngành thực phẩm và đồ uống. Các thương hiệu lớn ngành đồ uống sẽ hưởng lợi như : Sabeco ( SAB) , Habeco (BHN), Heneiken – Tiger (ABP), AB InBev ( Budweiser – DGW phân phối), Carlsberg… Với 18 triệu lượt khách quốc mỗi năm mang lại doanh thu gần 18 tỷ $/năm sẽ là mũi nhọn quan trọng thứ 2 thúc đẩy kinh tế từ 2023.

Ngành than vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ xung đột Nga – Ukraine kéo dài và TQ bắt đầu mở cửa trở lại. Để bù đắp tăng trưởng của TQ cũng như nhu cầu thay thế nguồn chất đốt từ Nga của EU sẽ khiến giá than neo ở mức cao trong vài năm tới. TQ buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc trong cơn khát năng lượng, Indonesia nước xuất khẩu than nhiệt thứ 2 thế giới cũng hạn chế xuất khẩu dù giá bán rất cao ( tb ~ 295$/tấn).

Riêng Việt Nam hiện tại nhiệt điện than vẫn đang chiếm gần 43% năng lực phát điện của hệ thống và vẫn phải nhập khẩu than sản xuất điện do thiếu hụt nguồn trong nước. Vì vậy, lợi thế trong ngành hiện tại vẫn thuộc về các nhà sản xuất than.


Ngành ngân hàng sẽ có năm 2023 dễ thở hơn 2022 khi đầu tư công được giải ngân hiệu quả hơn. Việc “ bơm” một lượng lớn thanh khoản thông qua đầu tư công sẽ giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng, giảm áp lực huy động và áp lực nâng lãi suất huy động. Sẽ có chuyển biến nhanh ở thanh khoản của khối ngân hàng khi 2 mũi nhọn đầu tư công và du lịch thực sự khởi sắc. Thanh khoản của khối ngân hàng sẽ tăng mạnh và kéo lãi suất huy động đi xuống ( sẽ có độ trễ rơi vào 6 tháng cuối năm 2023).

Lưu ý là lãi suất cho vay sẽ giảm chậm hơn nhiều và NIM của khối ngân hàng sẽ hồi phục trở lại mức cao hơn hiện nay.

Sau sóng đầu tư công chỉ có bds và dầu khí chứ chả còn gì khác. Lạm phát ngấm vào doanh nghiệp sản xuất yếu lắm

BĐS cần nền ls thấp và chính sách, dầu khí cần giá dầu tg ổn định ở mức cao khi kinh tê toàn cầu tăng trưởng nóng.
2023 thì các đk kia đều ko rõ ràng

1 Likes

Bđs sẽ là sóng cuối xong vni lại sập. Trc mắt ăn sóng đtc gồm VLXD, thép trc đã

1 Likes

Bank chứng thép mà múc. Bđs còn xấu lắm.

1 Likes

Dòng chứng cũng như BĐS cần có nền ls thấp mới bay cao được, 2023 thanh khoản thị trường sẽ cải thiện nhưng chưa đủ để ngành chứng trở lại. :smiley:

Lãi suất cao thì cổ cánh cũng vẹo cả thôi :rofl:

1 Likes

thanh khoản sẽ chưa trở lại đỉnh 2021 nhưng cơ hội với ngành riêng lẻ thì vẫn có bác :smiley:

90459_8

Thị trường bia Việt Nam
90459_8

Thị phần ngành bia nằm chủ yếu trong tay 2 tên tuổi lớn đang so kè nhau là Sabeco ở phân khúc tầm trung và Heineken ( sở hữu 2 thương hiệu Heineken và Tiger) chiếm 78 -79% thị phần và vượt xa các tên tuổi còn lại như Carlsberg , Habeco.
Sân chơi ngành bia tại Việt Nam có thêm các tên tuổi lớn nhất thế giới và khu vực như Ab - Inbev với các thương hiệu Budweiser, Corona, Beck, Stellar Artois, Hoegaarden…là hãng bia lớn nhất thế giới, có doanh số 2022 vượt 58 tỷ $, tên tuổi khác là Sapporo hãng bia lớn nhất Nhật Bản với các thương hiệu bia Sapporo, Asahi…có doanh số 2022 khoảng 3,5 tỷ $. Nhưng thị phần phần lớn thuộc về hãng bia lâu đời như Sabeco, Habeco hay hãng bia ngoại thâm nhập đủ lâu để hiểu thói quen tiêu dùng là Heineken. Các hãng bia đến sau như AB - Inbev hay Sapporo gặp khá nhiều trở lại khi gia nhập vào giai đoạn ngành bia Việt Nam có nhiều chính sách quản lý hơn, đơn cử như việc không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc gia vào khung giờ vàng, nghị định 100…

Dãy sản phẩm của Sabeco
Ngoài việc am hiểu thị hiếu và tâm lý người dùng Việt, việc bán hàng đa kênh on trade ( phục vụ tại bàn, hàng quán, bar, nhà hàng…:drm4:drm3:drm) và off trade ( siêu thị, cửa hàng, tạp hóa…) giúp Sabeco & Heineken có doanh số vượt trội do kênh on trade là kênh tiêu thụ bia chủ yếu tại Việt Nam, khác với văn hóa uống bia của phương tây tập trung mạnh doanh số ở kênh off trade ( uống 1 mình, uống tại nhà như nước giải khát…:-").
Các hãng bia nội và hãng bia ngoại lâu đời cũng có mức am hiểu rất sâu về thị hiếu và tâm lý tiêu dùng do đó đầu tư mạnh vào các nội dung quảng cáo, quảng bá hình ảnh, sản phẩm phù hợp kích thích tâm lý tiêu dùng của tập khách hàng chính khiến thị phần các thương hiệu này ngày càng vững chắc hơn và người tiêu dùng không có lý do mạnh mẽ nào để chuyển sang sản phẩm của thương hiệu khác. ​
bia heineken

Dãy sản phẩm của Heineken
Sau 3 năm đầy khó khăn 2020 - 2022 do ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19, ngành bia Việt Nam đã sụt giảm mạnh về tiêu thụ sau khi đạt đỉnh 4,6 - 4,8 tỷ lít vào năm 2019. Đến 2022 lượng tiêu thụ vẫn chưa hồi phục bằng thời điểm 2019 do nhiều nguyên nhân như sự phục hồi chậm của nền kinh tế và ngành du lịch. Tuy nhiên điều này trở thành cơ hội cho các thương hiệu mới như AB-InBev hay Sapporo chen chân vào khi nhu cầu thị trường hồi phục, đặc biệt là từ ngành du lịch - dịch vụ.

Dãy sản phẩm của AB - InBev tại Việt Nam
Với lợi thế sân nhà, hiện tại Sabeco đang có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành với năng lực sản xuất 2,2 tỷ lít bia mỗi năm từ 26 nhà máy trên khắp cả nước. Heineken đứng ngay phía sau với 6 nhà máy có tổng công suất gần 2 tỷ lít mỗi năm. Habeco và Carlsberg có năng lực sản xuất lần lượt là 600 triệu lít và 400 triệu lít /năm. AB- InBev bao gồm cả nhà máy bia SAB Miller có năng lực sản xuất 200 triệu lít/năm tương đương với nhà máy của Sapporo tại Long An.

Dãy sản phẩm của Sapporo Việt Nam
Thị trường bia Việt Nam có giá trị ước tính lên đến 9,2 tỷ $ theo giá trị bán lẻ, Việt Nam là nước tiêu thụ bia thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Đây luôn là miếng bánh màu mỡ khiến các hãng bia không ngừng đổ tiền cho các sự kiện hot để quảng bá hình ảnh như countdown, gameshow hay show âm nhạc hoành tráng. Theo dự báo của Euromonitor , ngành bia Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm từ 2023 với tốc độ 11%/năm nhờ sự hồi phục của du lịch và kinh tế sau covid. Cú " rung lắc" của ngành bia trong và sau dịch covid trở thành cơ hội để các tên tuổi mới chen chân vào chuỗi tiêu dùng của ngành hàng này khi các ông lớn như AB-InBev hay Sapporo bắt đầu chú ý hơn vào thị trường Việt Nam và có những bước đi sâu hơn, thay đổi chuỗi phân phối, lựa chọn nhà phân phối địa phương, xâm nhập các kênh mới và hứa hẹn chia lại miếng bánh của thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam