Ngày 29/4 tổng cục thông kê có đưa ra dữ liệu vĩ mô tháng 4
(1) PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers’ Inde (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, khi đạt 50.3 so với 49.9 điểm của tháng 3.
(2) Chỉ số RSI- đại diện phía cầu, tháng 04 tăng 9% yoy ( trước đó: 9.2% ). Tính chung 04 tháng đầu năm, Rsi tăng 8.5%-vẫn đang thấp hơn mức trung bình trước dịch (12-13% và thấp hơn cả so với mức tăng cùng kỳ năm trước ( cùng kỳ năm 2023, RSI tăng 13.3% yoy)
(3) Chỉ số IIP- đại diện cho phía cung, tháng 04 tăng 6.3% yoy ( trước đó 4.8%yoy). Tính chung cả 04 tháng, tăng 6% yoy - có cải thiện so với cùng kỳ.
(4) Chỉ số CPI tháng 04 tăng 0.07% mom, tăng 4.42% yoy. Tính bình quân 4 tháng, tăng 3.93% yoy. Lạm phát cơ bản tăng 2.81%
CPI yoy có mức tăng nhẹ, đây là điều đã được dự báo trước. Chúng ta sẽ có CPI yoy tăng trong tháng 4,5,6 do nền năm ngoái thấp và sẽ sớm ổn định trở lại vào tháng 8 và những tháng cuối năm. CPI ko gây áp lực đảo ngược chính sách.
Loại bỏ sự biến động từ giá dầu, lạm phát cơ bản tăng 2.81% yoy, trước đó tháng 03 tăng 2.76%. Xu hướng chung của lạm phát cơ bản là đi ngang liên tục 4 tháng vừa qua- cho thấy, mặt bằng giá của nền kinh tế khó giảm thêm được nữa và có xu hướng tăng trở lại dù nền kinh tế chưa thực sự hồi phục.
(5) Xuất khẩu tháng 4 giảm 8.1% mom, tăng 10.6% yoy. Nhập khẩu giảm 2% mom, tăng 19.9% yoy. Ước tính xuất siêu 680 triệu USD. Tính chung 4 tháng, xuất siêu 8.4 tỷ USD ( cùng kỳ xuất siêu 7.66 tỷ USD)
(6) FDI thực hiện tại VN 4 tháng đầu năm đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% yoy
Số liệu về FDI và xuất nhập khẩu giải toả bớt áp lực tỷ giá nhưng tác động này cần thời gian, tuy nhiên không thể nhanh mạnh hơn các vấn đề liên quan đầu cơ, carrytrading