Đừng dùng P/E để đánh giá cổ phiếu bất động sản nói chung và DIG nói riêng

P/E là một phương pháp đánh giá được cụ Sir John Templeton đưa ra từ thập niên 40 của thế kỷ 19. Có lẽ nó quá lâu đời và phổ biến nên một số người hiểu nhầm là nó có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Thực ra P/E có thể dùng để đánh giá cho khu vực sản xuất sau giai đoạn thành lập. Các nhà thẩm định dự án không dùng P/E để đánh giá giai doạn dự án đang trong giai đoạn thành lập hoặc đang trong giai đoạn phát triển đột biến. P/E không dùng để so sánh giá cổ phiếu của các ngành khác nhau vì Hệ số rủi ro tài sản của các ngành là khác nhau.

Ví dụ ngành than ở nước ta thường có P/E loanh quanh dưới 10 lâu nay mà không ai coi là rẻ. Trong khi VIC thì có P/E loanh quanh 80-100 mà không ai coi là đắt.

Vậy một vài người nói P/E của DIG đang vùng 64 là cao (Tức là giá đắt) thì có đúng không? Hãy xem vài dữ liệu:

VIC với nhiều cổ đông khủng gồm mọi quỹ đầu tư từ Tây đến Ta, đến Tàu…thì hiện tại đang có P/E 88. Nhưng có lẽ nhìn thấy dàn cổ đông hùng hậu như vậy nên không ai dám nói là VIC có P/E quá cao, là giá ảo… vì nếu các quỹ lớn hỏi căn cứ đâu mà dám nói khoản đầu tư của họ là giá P/E cao, là giá ảo? Thì không ông nào trả lời được.

Nếu VIC như con voi, thì DIG có thể ví như tuấn mã. Nếu bạn muốn giải ngân một khoản đầu tư cồng kềnh thì bạn vào VIC, cũng như nếu bạn muốn du lịch cưỡi thú mà cùng ngồi chung với gia đình, thì cả nhà bạn đều nhất trí cùng ngồi trên bành voi. Nhưng nếu bạn muốn phóng nhanh thì bạn chọn voi hay ngựa?

Hơn nữa, nếu cứ thích nói P/E, thì so P/E của DIG đang là 64 với cổ khủng long là VIC với P/E = 88, sẽ thấy DIG có P/E thấp lè tè, giá còn rẻ chán !!

Đấy là chưa so với Tesla nhé. Tesla có P/E tại ngày 14/1/2022 là 399.68. Nếu so theo kiểu đó thì lại càng thấy DIG giá hiện tại sao mà rẻ thế ?!

Bất động sản có Hệ số rủi ro tài sản thấp. Hoa quả trái cây có Hệ số rủi ro tài sản cao. Giai đoạn này ai có đất thì sau vài tháng lại cười toác miệng, còn xem xuất khẩu rau củ quả mà chưa cho thông quan 1 tuần là méo miệng. Vì bất động sản có Hệ số rủi ro tài sản thấp hơn nhiều ngành, nên P/E của nó cao là đương nhiên.

Tóm lại đánh giá tài sản khác nhau thì đùng các phương pháp khác nhau. Đánh giá dự án thì dùng Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, đánh giá của ngân hàng cho vay khi nhận tài sản thế chấp thì đùng Tỷ suất khả năng trả lãi DSCR, đánh giá bản thân ngân hàng thì dùng NIM, P/B… Còn đánh giá cổ bất động sản thì dùng giá trị tiềm năng của bất động sản bằng cách so sánh với thị giá của các khu vực xung quanh.

Hồi bé tôi thấy mọi người mua bán tài tài sản bằng vàng. Nhà này giá bao nhiêu cây/ lượng. Cái xe kia giá bao nhiêu chỉ… Vàng có Earning đâu mà có P/E !! Vậy mà vàng được các quốc gia dùng làm tài sản dự trữ đấy, vì vàng có giá trị thặng dư từ sự tăng giá (Capital gain). Các cụ vẫn gọi “Quý như vàng” mà. Ở thập kỷ bơm tiền sắp tới các cụ sẽ gọi là “Quý như đất”. Còn dân đầu tư rồi sẽ gọi cái gì quý giá là “Quý như cổ đất” cho mà xem.

5 Likes

hay quá

Vì bạn đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp chứ ko phải đầu tư trực tiếp vào bất động sản nên cần quan tâm bao lâu doanh nghiệp hoàn vốn cho mình. Nhiều doanh nghiệp tiền cứ chảy đi đâu thì ko ai biết.
P/E thì cũng chính bằng Vốn hóa/ Lợi nhuận làm ra. Bỏ tiền ra mua hết 1 doanh nghiệp thì bao lâu lấy lại đủ vốn đầu tư.
Bất động sản là đầu tư, còn cổ phiếu thì vừa có thể là đầu tư hoặc cũng chỉ là đầu cơ.