Đường Đến Đại Hội Cổ Đông 2023 - Nơi hội tụ tất cả những thông tin Hot nhất của mùa ĐHCĐ

Chiềng làng chiềng chạ thượng hạ tây đông

Kính thưa toàn thể dân làng “Chứng", mùa Đại Hội Cổ Đông đang đến gần.
Với mong muốn giúp các nhà đầu tư cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất trong mùa Đại Hội Cổ Đông, F247 chính thức “khởi động” chiến dịch Đường Đến Đại Hội Cổ Đông 2023. Tại đây, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hấp dẫn và quan trọng nhất đến với các chứng sỹ. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho các thành viên chia sẻ những trải nghiệm, câu chuyện hay và hình ảnh về ĐHCĐ của chính mình với cộng đồng.

:love_letter: Hy vọng rằng, sự kiện này sẽ đem lại giá trị và ý nghĩa thiết thực cho các nhà đầu tư. Cuối cùng, BQT F247 xin cám ơn và chúc mọi người đầu tư may mắn và thành công!

2 Likes

Họp ĐHCĐ, Sếp Thế Giới Di Động mất khoản thưởng hàng nghìn tỷ đồng từ ESOP

Kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến nên MWG sẽ không chia cổ phiếu thưởng ESOP như mọi năm, cấp quản lý bị mất nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng.

Trong tài liệu họp cổ đông thường niên mới công bố, Công ty Đầu tư Thế giới Di động (MWG) thông báo không phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) do kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng.

Năm ngoái, ông lớn ngành bán lẻ ghi nhận doanh thu hơn 133.400 tỷ, giảm 8% so với năm 2021 và chỉ thực hiện 95% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.102 tỷ, giảm 16% và chỉ bằng 65% kế hoạch cả năm.

Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện phát hành ESOP được đưa ra khi tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt từ 10% trở lên. Đây là lần đầu đội ngũ quản lý mất đi khoản thưởng lớn sau gần một thập kỷ tăng trưởng cao của doanh nghiệp.

Thưởng ESOP là nguồn thu đáng kể cho lãnh đạo Thế Giới Di Động trong những năm gần đây. Chẳng hạn, năm ngoái công ty phát hành 19,2 triệu cổ phiếu thưởng cho 567 nhân sự quản lý chủ chốt với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tức mỗi người nhận khoảng gần 34.000 cổ phiếu thưởng.

Với giá cổ phiếu thời điểm đó ở mức 3 chữ số (tức khoảng 100.000-150.000 đồng/cổ phiếu) thì lượng cổ phiếu ESOP này có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

CHỈ TIÊU KINH DOANH CỦA MWG

Nhãn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 KH 2023
Doanh thu Tỷ đồng 25253 44613 66340 86516 102174 108546 122958 133405 135000
Lãi sau thuế Tỷ đồng 1076 1578 2207 2880 3836 3920 4901 4102 4200

ESOP từng là câu chuyện nóng trong mỗi kỳ họp cổ đông của MWG khi nhiều nhà đầu tư cho rằng khối lượng phát hành quá nhiều là không công bằng với cổ đông bên ngoài, làm tăng vấn đề pha loãng cổ phần và giảm giá trị đầu tư.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài từng nhấn mạnh ESOP có ý nghĩa sẽ giúp cả tập thể có động lực phấn đấu và nỗ lực vì tập đoàn. Ông khẳng định vẫn sẽ ủng hộ chính sách này bởi với vị trí là người lãnh đạo và là cổ đông lớn nhất tại đây, ông hiểu chính sách này đang đem lại điều gì cho tập thể và đem lại gì cho MWG.

Đương nhiên cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 4 năm là một phương pháp giữ chân nhân tài. Sau mỗi năm, người lao động được nhận ESOP mới được quyền chuyển nhượng 25% tổng số cổ phiếu đã được thưởng, nếu nghỉ việc sẽ phải bán lại phần cổ phiếu ESOP với giá chỉ đúng 10.000 đồng.

Vị này từng thẳng thắn nói rằng nếu một ngày nào đó chính sách ESOP không được thông qua thì hiệu quả kinh doanh của công ty có vấn đề.

Vấn đề kinh doanh của MWG không chỉ suy giảm trong năm 2022 mà còn gặp nhiều thách thức trong năm 2023, do đó lãnh đạo tập đoàn này cũng đang lên kế hoạch tài chính khá thận trọng.

MWG đặt ra mục tiêu doanh thu thuần 135.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.200 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ ở mức 1% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2022. Kế hoạch lập ra dựa trên giả định sức mua sẽ có sự hồi phục tích cực từ quý III.

Thế Giới Di Động cho biết kết quả sơ bộ về sức mua điện thoại, điện máy đang giảm mạnh hơn so với dự báo của doanh nghiệp trong các tháng đầu năm.

Tâm lý thận trọng trong quyết định chi tiêu đối với các sản phẩm giá trị cao đang diễn ra ngay cả với nhóm khách hàng trung - cao cấp do suy giảm niềm tin tiêu dùng trước những thách thức của nền kinh tế. Trong khi đó, nhóm khách hàng thu nhập thấp cũng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vay tiêu dùng qua hình thức trả góp.

Mục tiêu của chuỗi Điện Máy Xanh và Thế giới Di động theo đó là duy trì doanh thu, tối ưu danh mục hàng hoá. MWG cũng nhấn mạnh, biên lợi nhuận hai chuỗi này sẽ thấp hơn do sức mua yếu và Công ty tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi.

Phân khúc hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm cũng xảy ra xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu thông qua việc lựa sản phẩm cùng công dụng với mức giá thấp hơn. Bách Hoá Xanh đã hoàn thành công cuộc tái cấu trúc, năm 2023 sẽ tiến hành thay đổi cách thức vận hành kho, tăng giá trị giỏ hàng…

Zing news

ĐHCĐ 1 ngân hàng: Cổ đông sẽ được chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023

Sáng 15/03, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương án chia cổ tức với tỷ lệ 35% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng, và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.200 tỷ năm 2023 đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
800×534 68.7 KB

Đại hội đồng cổ đông thường niên VIB năm 2023 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 15/3. Lợi nhuận tăng 15 lần sau 6 năm chuyển đổi, đạt mức tăng bình quân 57%/năm, VIB khẳng định vị thế top đầu ngành về hiệu quả kinh doanh.
Lợi nhuận tăng trưởng bình quân 57%/năm

Theo báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
800×402 27.2 KB

Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, 2017-2022 (Nguồn: BCTC, 2016-2022).
Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57%/năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp, vượt trội so với trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết.

Kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với tỷ lệ gần 90% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng…

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
800×385 20 KB

Tăng trưởng số lượng giao dịch ngân hàng số, 2017-2022 (Nguồn: Báo cáo quản trị của VIB).
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
900×461 35.9 KB

Một số chỉ số rủi ro chọn lọc (Nguồn: Báo cáo quản trị của VIB).
Trong năm 2022, VIB đã phát triển các dòng thẻ tín dụng dẫn đầu xu thế thị trường với các tính năng sản phẩm vượt trội và lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam. Chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng khoảng 9 lần, từ gần 9.000 tỷ đồng năm 2018 lên đến mức 75.000 tỷ đồng năm 2022, đồng thời đứng đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
900×488 25.7 KB

Tỷ lệ chi trả cổ tức của VIB qua các năm (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017-2022).
Các gói tài khoản Sapphire cùng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 là những sản phẩm, dịch vụ nổi bật góp phần quan trọng đưa cơ sở khách hàng của VIB tăng 1 triệu khách hàng mới, chạm mốc 4 triệu sớm hơn dự kiến và nâng tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số đạt hơn 130 triệu lượt, tăng 73% so với năm 2021, tăng 26 lần sau 5 năm và chiếm đến 93% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
800×410 26.3 KB

Các định hướng chiến lược của VIB.
Quản trị rủi ro vững mạnh, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao

Theo báo cáo của HĐQT, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với 90%, đồng thời là một trong những nhà băng có tỷ trọng trái phiếu trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chỉ chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số Ngân hàng Nhà nước đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.

Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
Đại hội cổ động VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 35%, lợi nhuận 12.200 tỷ đồng trong năm 2023
900×452 27.4 KB

Kế hoạch kinh doanh 2023.
Theo Báo cáo phân tích, đánh giá độc lập của Moody’s và Credit Suisse phát hành đầu năm 2023, VIB là ngân hàng có bảng cân đối tài sản an toàn và vững mạnh. Trong đó, tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho vay đầu tư bất động sản trên Vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất trong Top 20 ngân hàng Việt Nam.

Thông qua kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức và tăng vốn điều lệ

ĐHĐCĐ VIB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36%. ĐHĐCĐ cũng đồng thuận với kế hoạch chi 35% cổ tức cho cổ đông, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng. Tỷ lệ chia cổ tức cao đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho Ngân hàng.

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20% - 30% cho giai đoạn 2022-2026, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, HĐQT VIB xác định các định hướng chiến lược như sau:

ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 do HĐQT đề xuất, bao gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước,

Thông qua danh sách thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ IX

Tại hội nghị, cổ đông đã bỏ phiếu bầu cử HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2027). Với tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ đã thông qua 5 thành viên HĐQT, trong đó có 1 thành viên độc lập và 2 thành viên Ban kiểm soát.

baoxaydung

Hơn 16 vạn cổ đông sắp họp ĐHCĐ thường niên tại khách sạn 5 sao, “ngang ngửa” dân số cả một quận ở Hà Nội

Hòa Phát sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/2 và tổ chức họp vào ngày 30/3.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vừa ra nghị quyết về việc thông qua thời gian họp và địa điểm tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Theo đó, Đại hội năm nay sẽ được tổ chức vào sáng ngày 30/3 tại Khách sạn Melia Hanoi.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 27/2/2023.

Còn nhớ, tại Đại hội cổ đông năm 2022 , ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát cho biết, số lượng cổ đông của Hòa Phát khi đó là 161.000, cao nhất trong số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Con số này tương đương với dân số của một số quận trung tâm của Hà Nội như Hoàn Kiếm hay Tây Hồ.

Cũng tại Đại hội năm ngoái, ông Long đã dùng từ “thê thảm” để nói về triển vọng của ngành thép năm 2022. Quả thật, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép sau đó đều thua lỗ nặng nề, đặc biệt trong quý 3 và qúy 4.

Riêng tại Hòa Phát, doanh thu công ty đã giảm 4 quý liên tiếp, xuống 25.800 tỷ đồng quý 4/2022. Lỗ sau thuế là gần 2.000 tỷ đồng, khiến kết quả cả năm của Hòa Phát chỉ còn lãi 8.400 tỷ đồng, giảm 75% so với năm trước.

Có nhiều nguyên nhân khiến ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng thua lỗ lớn năm ngoái. Đầu tiên phải kể đến thị trường bất động sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo chiều vào giữa quý 2 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn, gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá bán thép xây dựng.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu chính leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực.

Thứ ba, giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm.

Và thứ tư, lãi suất tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm trong bối cảnh Fed có liên tiếp 7 lần nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát tại Mỹ.

Sang năm 2023, Hòa Phát cho rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi và dự báo tình hình sẽ sớm được cải thiện. Xuất khẩu thép của công ty những tháng đầu năm đã đón tín hiệu tích cực với nhiều đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Úc như: Mỹ, Canada, Mexico, Puerto Rico, Úc, Malaysia, Hồng Kong, Campuchia… Một số thông tin cho rằng công ty đã khởi động lại lò cao ở Hải Dương, tín hiệu cho thấy thị trường đã cải thiện.

1 Likes

https://s.cafef.vn/HPG-542947/HPG-Ông-Trần-Đình-Long-tâm-sự-về-"cơn-lốc-xoáy"-thua-lỗ-2-quý,-Hòa-Phát-tiết-lộ-sẽ-có-10-khu-công-nghiệp-trong-10-năm-tới,-tập-trung-phát-triển-các-đại-đô-thị-300-500ha.chn

chủ tịch căng quá, trung bình mỗi năm 1 khu

Hòa Phát (HPG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 giảm 5%, trong 10 năm tới sẽ phát triển 10 khu công nghiệp

1 Likes

Quay xe sang tháng 6 họp rồi nhé các bác, gấp quá đỡ k nổi

Chủ tịch said “Tao cũng còn lỗ huống chi là m :))))”


May năm nay còn lãi, cổ đông cũng mừng…

1 Likes


Check-in ĐHCĐ Hoà Phát các bác ơi

1, 9h31 Bác Long phát biểu: Đáy của ngành thép đã qua
2, Từ bây giờ đến 2024: Hòa Phát không trả cổ tức tiền mặt
3, Hòa Phát sẽ không tiếp tục mở rộng dự án tại nước ngoài để tập trung vào Dung Quất
4, Tháng 1,2 Hòa Phát ghi nhận lỗ
5, Hết T4 Hoà Phát sẽ hoàn thiện nhà máy container cuối cùng. 3 ngày nữa sẽ mở loà nữa ở Dung Quất
6, 30/5 mở lại toàn bộ ->Mở lò không phải vấn đề lớn mà là vấn đề đầu ra
7, Tỷ giá: vì sao công ty ko hedging?
Cty có hedging tuy nhiên hedging là con dao 2 lưỡi mình sử dụng ở mức độ vừa phải kphai toàn bộ, k thể chống hết đc lỗ tỷ giá
8, Ông Trần Đình Long trả lời cổ đông: “Bạn đừng quên tôi là cổ đông lớn nhất, khất vọng của bạn thế nào thì tôi còn hơn như vậy”
9, Từ nay trở đi HP tập trung rất mạnh cho sản xuất thép chất lượng cao và tăng cường xuất khẩu mặt hàng này, nhiều sân chơi thép cơ bản (thép xây dựng) → HP đầu tư chiều sâu thép chế tạo, đóng tàu, ô tô, ốc vít.
10, HPG nhận phản hồi tiêu cực và xử lý ra sao?
HPG có đi trực tiếp tới khách hàng, đi tới tận nhà máy để tiếp thu thông tin để có thể xác thực, thực tế thông tin.
11, HPG về kế hoạch sản xuất thép ko rỉ: VN k có lợi thế về tài nguyên vì vậy HPG sẽ dừng lại nghiên cứu sản phẩm thép ko rỉ
12, Định hướng của Hoà Phát là TẬP TRUNG CAO ĐỘ VÀO THÉP, trong vài năm tới sẽ không tập trung mảng nào khác.

Một số nội dung chính trong buổi họp ĐHCĐ của STK:

  • STK dự kiến sẽ bắt đầu phục hồi kinh doanh trong quý 3 năm 2023 và sẽ đi vào bình thường trong quý 4.
  • Quý 4 sẽ có tồn kho khá cao do hoãn lại các đơn hàng cho mùa thu đông 2023, nhưng sẽ chuẩn bị đơn đặt hàng cho mùa thu đông 2024.
  • Công ty tiếp tục duy trì chiến lược sản phẩm xanh và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng trong kế hoạch ngắn hạn.
  • Trong dài hạn, Công ty tiến hành một số dự án nâng cao năng suất, đầu tư công nghệ cho sản xuất sợi tái chế và tăng cường khai thác hợp tác với thương hiệu khác để đưa chuỗi cung ứng của Công ty không phụ thuộc vào riêng biệt từng thương hiệu.
  • Năm 2023, STK dự kiến ​​lợi nhuận sau thuế sẽ tăng 5% so với năm trước.
  • Công ty sẽ phát hành gần 12,3 triệu cổ phiếu trả cổ tức.
  • STK cũng cho biết về dự án Unitex với công suất 60.000 tấn sợi/năm dự kiến hoạt động vào đầu năm 2024.

Xem thêm thông tin tại đây

1 Likes

Nay mọi người đang hóng chờ tin của HPG - CP quốc dân ad ơi

cũng đang hóng lắm. Dù ko còn là cổ đông HPG nữa. Nhưng HPG mình vẫn rất quan tâm :sweat_smile:

1 Likes

HPG cập nhật từng phút ở ngay trên đó bác ơi

Khét đấy :smile:

1 Likes

Tây Lông múc 3,1 triệu HPG mà giá không nhúc nhích line nào nhỉ?

Tổng Giám đốc Chứng khoán FPT: “Chắc chắn kết quả kinh doanh quý 1 không tốt, FPTS sẽ không tham gia vào cuộc đua zero-fee”

Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) chưa có kết quả cụ thể về kết quả kinh doanh, tuy nhiên, doanh số của hai tháng đầu năm cho thấy kết quả kinh doanh đang phụ thuộc vào tình hình thị trường. Tại họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, cổ đông FPTS đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu dự kiến 770 tỷ đồng, giảm 27% so với năm trước, và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 420 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ.

image

Cổ đông thông qua phương án tăng vốn FPTS bằng cách phát hành 19,5 triệu cổ phiếu thưởng từ vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ tăng vốn FPTS lên hơn 2.100 tỷ đồng nếu thành công. Ngoài ra, FPTS sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 5% cho cổ đông năm 2022. HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 bao gồm Nguyễn Điệp Tùng, Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Sơn Giang, Taro Ueno và Trần Thanh Tùng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 1/2023 dự kiến sẽ không tốt do mức thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh. Về việc cạnh tranh thị phần bằng cuộc đua zero-fee, FPTS sẽ không tham gia cuộc đua này mà sẽ cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ mới để giữ vững thị phần của mình.

1 Likes

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ CTCP TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT ĐỨC GIANG (DGC)

  • Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2023 là 10.875 tỷ đồng, giảm tới 24,7% so với kế hoạch năm 2022, và mục tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ ở mức 3.000 tỷ đồng, giảm tới hơn một nửa so với năm 2022.

  • Lượng tiền mặt dự trữ tại công ty đạt 9.000 tỷ đồng và sẽ được sử dụng để đầu tư cho các dự án Nghi Sơn và NPK Đắk Nông. Công ty dự kiến đầu tư 500 tỷ đồng để khởi công tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn

  • Hóa chất Đức Giang dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2022 là 40%

  • Công ty dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản 50 tỷ đồng cho nhà máy NPK Đắk Nông và lên phương án tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai.

  • Công ty DGC đã mua lại 51% cổ phần của CTCP Ắc quy Tia Sáng với tổng giá trị giao dịch khoảng 135 tỷ đồng. Thương vụ này được coi là cơ hội để TSB tăng trưởng doanh thu và có kế hoạch sản xuất sản phẩm đầu tiên là những viên pin lithium-ion của Việt Nam vào quý II năm nay.

  • Tổng Giám đốc DGC cho biết nhu cầu tiêu thụ acid phosphoric thực phẩm trên thế giới rất tốt và DGC đang mở rộng ra các thị trường lớn như Mỹ, được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. DGC đăng ký để cung cấp cho Coca-Cola, nếu thành công, DGC sẽ là ứng viên hàng đầu để cung ứng cho Coca-Cola toàn cầu với “sản lượng sẽ là vô cùng lớn”.

  • Dự án Alumin sẽ giúp nuôi Đức Giang đến 100 tuổi theo Chủ tịch Đào Hữu Huyền. DGC đang chờ phê duyệt quy hoạch khai thác khoáng sản quốc gia cho dự án và kỳ vọng sẽ được phê duyệt vào tháng 4.
    *Tổng hợp thông tin từ báo chí

Xem thêm thông tin tại đây

1 Likes

:pushpin:Những thông tin chính trong ĐHCĐ REE

Công ty Cơ điện lạnh (REE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 31/3 với tất cả các tờ trình được thông qua. Trước đó, REE đã đặt ra mục tiêu tăng doanh thu lên 10.962 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 2.700 đồng trong năm 2023, tăng lần lượt 17% và 0,3% so với kết quả năm 2022.
image
image

Chia cổ tức tổng tỷ lệ 25%

REE dự kiến chi 355 tỷ đồng cho cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 25%, trong đó 10% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2023, mức cổ tức sẽ được quyết định phù hợp để đầu tư vào các dự án mới. REE sẽ dùng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ để bán giá ưu đãi cho nhân viên quản lý và giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cp. REE sở hữu 1 triệu cổ phiếu quỹ với giá trung bình 47.248 đồng/cp tính tới 31/12/2022. Cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.

Bầu HĐQT nhiệm kỳ mới gồm 7 thành viên

Đại hội đã thông qua việc bầu HĐQT nhiệm kỳ mới với 7 người, gồm ông Alain Xavier Cany, bà Hsu Hai Yeh, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, ông Huỳnh Thanh Hải, ông Mark Andrew Hutchinson và ông Đỗ Lê Hùng.

:star: Phần thảo luận : Xem thêm Tại đây

3 điểm chính trong DHCD Hòa Phát:

  1. Tập trung cho Dự án Dung Quất 2, Hòa Phát sẽ không chia cổ tức và tạm ngưng mở rộng dự án tại nước ngoài. Tổng vốn đầu tư Dung Quất 2 trên 3 tỷ đô, bằng 1000 dự án vừa và nhỏ, 100 dự án lớn khác nhưng Tập đoàn vẫn muốn “tự lực”. Dự kiến doanh thu sẽ tăng thêm từ 80k - 100k tỷ đồng so với mức 150.000 tỷ đồng như năm vừa qua.

  2. Hòa Phát sẽ chuyển mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao và đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo.

  3. Tham vọng phát triển 10 khu công nghiệm trong 10 năm , cùng các đại đô thị diện tích 300 - 500 héc ta. Đại gia Ngành thép đặt mục tiêu thành top 3 ông lớn BĐS lớn nhất Việt Nam.

Tuy ngành thép đang trải qua giai đoạn khó khăn nhưng nội lực của Hòa Phát và các doanh nghiệp trong ngành vẫn tốt, tương lai triển vọng phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.