Đường Đến Đại Hội Cổ Đông 2023 - Nơi hội tụ tất cả những thông tin Hot nhất của mùa ĐHCĐ

ĐHĐCĐ VCSC: Dự lãi 2023 ‘mỏng manh’, bỏ ngỏ kế hoạch bán vốn tại Sữa Quốc tế và Napas
## Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 và cho biết vẫn chưa có kế hoạch thoái vốn khỏi Sữa Quốc tế (IDP) và Napas, vì đây là hai khoản đầu tư chiến lược, kỳ vọng đạt giá cao hơn.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Tô Hải, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đầu tư vào IDP khoảng 3 năm trước, nắm khoảng 15% vốn, tổng giá trị khoản mục đầu tư là 400 tỷ đồng. Gần đây, IDP có hoạt động phát hành thêm và có các cổ đông IDP (chủ yếu cán bộ nhân viên IDP) có đăng ký bán cho quỹ đầu tư trụ sở chính ở Singapore, giá bán 258.000 đồng/cp.

Chia sẻ về việc có tham gia tư vấn thương vụ bán 15% vốn VPB cho đối tác Nhật Bản hay không, ông Hải cho biết, 2 bên làm việc trực tiếp nên VCSC không nhận lợi ích kinh tế từ thương vụ này.

Năm 2023, VCSC đặt kế hoạch doanh thu hoạt động 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Ông Hải đánh giá là cực kỳ tham vọng, vì 3 tháng đầu năm, lợi nhuận chưa tới 100 tỷ đồng, tức 9 tháng còn lại phải đạt trên 900 tỷ đồng.


Chứng khoán Bản Việt cho rằng lãi 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 là rất mong manh.

Ông Hải vẫn nhìn nhận khả năng thực hiện kế hoạch rất mong manh (nếu không bán các khoản đầu tư), chỉ có khoảng 20% khả thi nhưng vẫn đang quyết tâm thúc bộ máy cùng hoàn thành. Nhiều công ty chứng khoán khác lập kế hoạch cũng “thê thảm”. Năm 2023, quy mô, giá trị giao dịch sẽ còn thấp hơn cả năm 2022.

Theo đó, kế hoạch lãi 1.000 tỷ đồng là cực cao. Vốn chủ sở hữu VCSC gần 6.400 tỷ đồng, nếu không bán đầu tư dài hạn thì phải loại 3.500 tỷ đồng không đóng góp vào lợi nhuận. Đồng nghĩa, vốn chủ sở hữu của VCSC còn khoảng 3.000 tỷ đồng để tạo ra lợi nhuận 1.000 tỷ đồng, tương ứng phải đạt tỷ suất lợi nhuận thực tế vào khoảng 33% vốn chủ sở hữu – con số rất cao trong ngành tài chính nói chung.

Năm 2022, VCSC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng - nếu đạt, là một sự kỳ diệu vì đặt kế hoạch theo quy mô thị trường 2021 là cực khó. Thực tế, VCSC chỉ hoàn thành 55,8% kế hoạch, đây là lần thứ 2 trong 12 năm qua VCSC không hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên, chỉ số ROE của VCSC vẫn duy trì cao, nhưng không như các năm trước, ở mức 16,8%. Ông Hải cho rằng, kết quả ROE này đại diện cho tương lai, giai đoạn tới sẽ thách thức, khó khăn hơn.

Trong khi đó, với mảng môi giới chứng khoán, năm 2022 thị trường không thuận lợi, chỉ số VN-Index giảm khoảng 34%. Xét về thị phần môi giới, Top 10 thị phần môi giới trên HOSE vẫn giữ tương đối, khoảng 66,84%. Trong đó, VCSC có thị phần khoảng 4,72%, có khoảng hơn 147.000 tài khoản chứng khoán hoạt động; tăng 96% so với năm 2021. Doanh thu môi giới trong nước khoảng 458 tỷ đồng (giảm mạnh so với năm 2021 là 770 tỷ đồng) do quy mô giao dịch trên thị trường chung giảm.

Năm 2022, VCSC tiếp tục đứng đầu thị phần môi giới nước ngoài với 25%.

Với mảng trái phiếu, thị trường trái phiếu gần như “đóng băng” sau các sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153. Nhiều doanh nghiệp tái cấu trúc dư nợ và mua lại khoảng 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2022, tăng khoảng gấp rưỡi so cùng kỳ.

Trong năm 2022, phòng trái phiếu VCSC đã thực hiện tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp đầu ngành với tổng giá trị trái phiếu phát hành hơn 2.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên cuối tháng 3 cổ phiếu VCI đóng cửa ở mức 32.100 đồng/cp.


ĐHĐCĐ VDS tổ chức chiều nay, ngày 06/04.

  • VDS dự đoán thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ đi ngang với thanh khoản thấp hơn năm 2022, do lãi suất cao và khó khăn về dòng tiền.
  • VN-Index dự kiến dao động trong khoảng từ 930-1,270 điểm, mức thanh khoản bình quân từ 13,000-15,000 tỷ đồng/phiên.
  • Kế hoạch cổ tức năm 2023 là 5%/mệnh giá, tổng trị giá chi trả ước tính 105 tỷ đồng. Năm 2022, do Công ty lỗ nên không thực hiện chi trả cổ tức.
    Xem thêm: tại đây

Tổng Giám đốc của FPT chia sẻ tập đoàn sẽ M&A tập trung chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ La tinh với ngân sách dự kiến từ 30 - 50 triệu USD mỗi năm.

Toàn cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2022. (Ảnh: FPT).

Chiều ngày 6/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên của CTCP FPT (Mã: FPT).

Tính tới 14h, buổi họp có sự tham gia của 923 cổ đông (trực tiếp và trực tuyến), tương đương hơn 69% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT. (Ảnh: FPT).

Chia sẻ về những định hướng năm nay, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT nhận định 2023 là một năm vô cùng bất định trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

CEO FPT cho biết năm 2023, khối công nghệ phấn đấu chinh phục hợp đồng vài chục tới hàng trăm triệu USD ở thị trường Nhật, Mỹ và châu Âu. Dự kiến, FPT có thể chi từ 30-50 triệu USD cho M&A để mở rộng độ phủ, thiết lập đồng minh trên toàn cầu. M&A sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ La tinh.

Ở mảng viễn thông, FPT sẽ trọng tâm đầu tư vào hệ thống cáp quang biển. Còn mảng giáo dục không chỉ phát triển ở Việt Nam mà FPT còn dự kiến sẽ mở rộng quy mô ra toàn cầu.

Năm 2023, FPT đặt kế hoạch doanh thu 52.289 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.055 tỷ, tăng lần lượt 18,8% và 18,2% so với kết quả năm 2022. Nếu đạt được, đây sẽ là năm thứ 5 liên tiếp cả doanh thu và lợi nhuận của FPT cùng tăng trưởng.

Trong cơ cấu doanh thu năm 2023, FPT kỳ vọng khối công nghệ sẽ đem về doanh thu 31.150 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ và chiếm 59,5% tổng doanh thu. Khối viễn thông dự kiến thu về 16.739 tỷ, tăng 13,6%. Còn mảng giáo dục, đầu tư và khác có thể mang về 4.400 tỷ, tăng 25,1% so với năm 2022.

Về cơ cấu lợi nhuận, mục tiêu lợi nhuận trước thuế khối công nghệ là 4.166 tỷ, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Khối viễn thông dự kiến đạt 3.230 tỷ lãi trước thuế, tăng 14,6% so với năm ngoái. Còn mảng giáo dục, đầu tư và khác có thể ghi nhận 1.659 tỷ lãi trước thuế, tăng 12,2%.

Về phương án chia cổ tức, FPT trình cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 20% tiền mặt (2.000 đồng/cp) và 15% bằng cổ phiếu (cổ đông cứ sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 15 cổ phiếu mới).

Trong đó 10% bằng tiền đã được chi trả trong năm 2022. Cổ tức tiền mặt 10% còn lại sẽ được thanh toán trong quý II/2023, cùng thời gian với đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt.

Năm 2023, FPT dự kiến tiếp tục duy trì cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% tức mỗi cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng/cp. HĐQT sẽ căn cứ kết quả kinh doanh thực tế để quyết định tạm ứng các đợt cổ tức trong năm. Mức chia cổ tức bằng tiền cả năm 2023 sẽ được ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 quyết định.

Ngoài ra, FPT cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phần cho người lao động (ESOP) cho những cán bộ xuất sắc với giá 10.000 đồng/cp. Tổng số lượng phát hành hằng năm không quá 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm phát hành.

Thời điểm phát hành ESOP được chia làm ba đợt là trong năm 2024, 2025 và 2026, diễn ra ngay sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm liền trước. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Về kế hoạch đầu tư, FPT dự kiến dùng 1.800 tỷ đồng để đầu tư cho khối công nghệ, bao gồm việc đầu tư các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM,… cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ.

Với khối viễn thông, FPT sẽ dành ra 2.300 tỷ đồng để đầu tư các trục cáp chính, cáp biển, nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu.

Với khối giáo dục, tập đoàn dự định đầu tư 1.700 tỷ để mở rộng các khuôn viên tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, song song đó là mở rộng thêm 7 điểm trường phổ thông mới tại các tỉnh thành.

Trước thềm đại hội, Dragon Capital bán ra gần 1 triệu cổ phiếu MWG

## Nhóm quỹ liên quan Dragon Capital báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG).

Cụ thể, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 979.600 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu. Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited bán ra 1 triệu cổ phiếu và quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 20.400 cổ phiếu.

Trước thềm đại hội, Dragon Capital bán ra gần 1 triệu cổ phiếu MWG

Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại MWG giảm từ 117,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 8,01%) xuống còn 116,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 7,94%).

Trên thị trường, chốt phiên 3/4, giá cổ phiếu MWG dừng tại mức 39.000 đồng/cp, giảm 10% so với đầu năm 2023. Tạm tính theo mức giá này, số tiền mà Dragon Capital có thể thu về hơn 38 tỷ đồng.

Được biết, ngày 8/4, Thế giới Di động sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Như vậy, nhóm quỹ ngoại đã bán ra trước thềm Đại hội.

Mới đây, MWG đã bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 8/4 tại TP. HCM. Cụ thể, Thế giới Di động bổ sung tờ trình chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng và thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.

Được biết, trong năm 2021, Thế giới Di động trả cổ tức tỷ lệ 110%. Trong đó, 10% bằng tiền mặt và 100% bằng cổ phiếu; và năm 2020, Thế giới Di động đã trả cổ tức 55%. Trong đó, 5% bằng tiền và 50% bằng cổ phiếu. Như vậy, cổ tức bằng tiền năm 2022 giảm một nửa và không trả cổ tức bằng cổ phiếu so với năm 2021.

Một điểm đáng chú ý nữa trong nội dung các tờ trình cổ đông là HĐQT báo cáo việc không phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) cho năm 2022. Lý do được đưa ra là do kết quả kinh doanh năm 2022 không đạt được mức tối thiểu tăng trưởng 10% lợi nhuận so với năm trước.

Trước đó, Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2022 thông qua việc MWG phát hành 2,5% cổ phiếu ESOP trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành. Tuy nhiên trong năm 2022, Công ty chưa thực hiện kế hoạch này.

MWG là doanh nghiệp có truyền thống phát hành cổ phiếu ESOP với một tỷ lệ nhất định kể từ khi lên sàn (tính từ năm 2014). Trong nhiều năm, tại các kỳ họp ĐHCĐ thường niên, Ban lãnh đạo Công ty đều bị cổ đông chất vấn về việc phát hành cổ phiếu ESOP. Với cổ đông, việc phát hành này đem lại quá nhiều ưu ái về quyền lợi cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT đã từng giải thích việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm khích lệ ban điều hành và cán bộ chủ chốt trong việc đưa MWG liên tục phát triển, giữ chân nhân tài. Thậm chí, ông Tài cũng khẳng định nếu chính sách ESOP không còn tồn tại là dấu hiệu phản ánh thành tích của Tập đoàn sẽ không thể duy trì. Vì chính sách ESOP gắn liền với cam kết về tăng trưởng lợi nhuận của Công ty.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Thế giới Di động đặt kế hoạch lợi nhuận tăng nhẹ lên 4.200 tỷ đồng. Trong năm 2023, Thế giới Di động đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.200 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện trong năm 2022 (giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực từ quý III/2023).

SSI Research cho rằng, tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023. Như vậy, kết quả kinh doanh của công ty dự báo sẽ còn nhiều biến động, theo đó cổ phiếu MWG cũng khó có thể đảo chiều một cách nhanh chóng, bởi xu thế hồi phục kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức chậm. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là nếu muốn “lướt sóng” khi cổ phiếu này đang ở giai đoạn đáy.

kinhtechungkhoan

Từ đầu năm đến nay, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ròng khoảng 32 triệu cổ phiếu MWG, hạ tỷ lệ sở hữu từ 10,12% xuống còn 7,94%.

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ CTCP TẬP ĐOÀN SAO TA (FMC)

  • Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Sao Ta với doanh thu thuần 5.702 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 321 tỷ đồng.

  • Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 309 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ 2021.

  • Sao Ta đã kết thúc hoạt động năm 2022 với bước đi “chậm rãi” ở quý IV do thị trường tiêu thụ trầm lắng và sản lượng tôm sụt giảm đáng kể.

  • Sao Ta tập trung vào thị trường Nhật Bản vì tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế.

  • Thị phần tôm Việt ở thị trường Hoa Kỳ giảm do tôm giá rẻ Ecuador tấn công mạnh.

  • Trung Quốc không phù hợp với chiến lược của Sao Ta vì có hơn 1.000 nhà máy chế biến và mua chủ yếu tôm sú.

  • Kế hoạch xuất khẩu năm nay của Sao Ta tập trung vào Nhật Bản, Tây Âu và giữ ổn định ở Mỹ.

  • Tình hình kinh doanh của công ty được nhận định chậm rãi, do năm nay vụ nuôi tôm mùa nghịch bị dịch bệnh tấn công.

  • Kết quả doanh thu cao nhất trong vòng 26 năm hoạt động của Sao Ta.

  • Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Sao Ta đã được thông qua với doanh thu tiêu thụ hợp nhất 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng.

  • Ban lãnh đạo quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 20% (2.000 đồng/cổ phiếu).

Xem thêm chi tiết tại đây

LỊCH ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG NGÀY 10-17/04/2023

T2 - 10/04/2023

  • Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (PVP – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa (SKV – UPCoM)

  • Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (CTR – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Thép VICASA - VNSTEEL (VCA – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA – HOSE)

T3 - 11/04/2023

  • Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam (BSL – UPCoM)

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (POB – UPCoM)

  • Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện (THI – HOSE)

  • Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV – HOSE)

  • Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HTL – HOSE)

T4 - 12/04/2023

  • Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Vinaconex (VHD – UPCoM)

  • Công ty Cổ phần RedstarCera (TRT – UPCoM)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn CNT (CNT – UPCoM)

  • Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP (VIF – HNX)

  • Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc (VDB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa (VCF – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Cầu đường CII (LGC – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị Bình Thuận (BST – HNX)

  • Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC – HOSE)

  • Công ty cổ phần VICOSTONE (VCS – HNX)

  • Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex (VCM – HNX)

  • Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vinaconex (VCT – UPCoM)

T5 - 13/04/2023

  • Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình (SZB – HNX)

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB – HOSE)

T6 - 14/04/2023

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam (SED – HNX)

  • Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần TRAPHACO (TRA – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu (COM – HOSE)

  • Công ty cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB – HOSE)

  • Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL – HOSE)

  • Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex (VCG – HOSE)

  • Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển (VAF – HOSE)

  • Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS – HOSE)

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB – HOSE)

  • Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSI – HOSE)

  • Công ty cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex (PIA – HNX)

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (ORS – HOSE)

  • Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT – HOSE)

T7 - 15/04/2023

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (IDI – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT – HOSE)

  • Công ty cổ phần Chứng khoán VIX (VIX – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA – HOSE)

  • Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (TVB – HOSE)

  • Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC – HOSE)

  • Công ty cổ phần Damsan (ADS – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (APG – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Lilama 18 (LM8 – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (VDP – HOSE)

CN - 16/04/2023

  • Công ty Cổ phần Quản lý Đường sông số 3 (DS3 – HNX)

  • Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (HLS – UPCoM)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản (DAT – HOSE)

ĐHCĐ PVT: Trong năm 2023, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí dự kiến lợi nhuận hợp nhất giảm 53% so với năm 2022 và sẽ đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng cho các dự án tàu

Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đặt mục tiêu giảm doanh thu hợp nhất xuống còn 6.800 tỷ đồng và giảm lãi sau thuế hợp nhất xuống mức 538 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 29% và 53% so với năm 2022. Kế hoạch này được xây dựng thận trọng do khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Triển vọng thị trường vận tải quốc tế vẫn tích cực trong lĩnh vực vận chuyển hàng lỏng, hóa chất và LPG, nhưng có rủi ro do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo và giá cước vận tải dự kiến sẽ hạ nhiệt sau khi tăng trong năm trước.
Xem thêm chi tiết tại đây

1 Likes

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)

  • Về thương vụ bán SHB Finance, trong đó ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nguyên tắc chuyển nhượng, giá trị bán chưa được công bố, tuy nhiên được cho là cao nhất trong số các thương vụ tài chính mà Việt Nam thoái vốn ra nước ngoài.

  • Thông tin về việc chia cổ tức năm 2022 và 2023 của SHB, trong đó SHB sẽ “chốt” chia cổ tức 5% bằng tiền mặt vào cuối quý II năm 2022. Nhiều cổ đông bày tỏ mong muốn ban lãnh đạo ngân hàng nên xem xét chia cổ tức bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu nhằm bù đắp phần trượt giá. Ban lãnh đạo SHB nhấn mạnh rằng, chia cổ tức bằng cổ phiếu đồng nghĩa với việc tăng vốn, mở rộng quy mô và sẽ xem xét chia cổ tức bằng tiền mặt vào thời điểm phù hợp.

  • Kế hoạch chia cổ tức năm 2023 của SHB, trong đó dự kiến cổ tức giảm so với năm 2022, tuy nhiên nếu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn, SHB sẽ chia cổ tức bằng cao hơn. SHB cam kết sẽ cố gắng duy trì mức chia cổ tức bằng hoặc hơn năm nay.

  • Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển không chia sẻ lợi thế cạnh tranh của ngân hàng tại ĐHĐCĐ và cho rằng cổ đông nên quan tâm đến sức khỏe tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, Tổng giám đốc SHB Ngô Thu Hà thông báo rằng, đến hết quý I/2023, tín dụng SHB tăng trưởng hơn 6% và lợi nhuận ước đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng, đồng thời bổ sung 4 thành viên HĐQT mới.

Xem thêm chi tiết tại đây


Năm 2023, tổng doanh thu hợp nhất tại IJC là 1.634 tỷ đồng, giảm 18% so với năm
2022. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là 624 tỷ đồng và 500 tỷ đồng giảm 3% và
2% so với năm 2022
Kế hoạch hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động năm 2023, cụ thể:

  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản là 800 tỷ đồng giảm 31% so
    với thực hiện năm 2022, Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 267 tỷ đồng giảm 7% so với
    năm 2022. Các dự án dự kiến triển khai đưa vào kinh doanh trong năm chủ yếu là
    các dự án tại các khu vực phường Hòa Phú, thành phố mới Bình Dương.
  • Doanh thu từ hoạt động thu phí là 312 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2022. Lợi
    nhuận sau thuế dự kiến là 173 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2022.
  • Doanh thu kinh doanh khác (cho thuê nhà, hoạt động xây dựng, hoạt động
    BĐS sau đầu tư, tài chính…) là 522 tỷ đồng tương đương năm 2022.

ĐHCĐ ACB

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)

  • Sáng ngày 13/4, Ngân hàng ACB đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 với sự tham dự của 68,69% cổ đông.

  • Lãnh đạo ngân hàng đã chia sẻ về tình hình kinh doanh quý 1/2023 và đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa trên nhận định về khó khăn của ngành tài chính ngân hàng trong năm 2023.

  • Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của ACB khả quan với lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 5.120 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ và đạt 26% kế hoạch cả năm.

  • Các chỉ số an toàn ở mức cao, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm ngoái.

  • ACB không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu ACB đầu tư có tới 85% là trái phiếu Chính phủ và phần còn lại là trái phiếu của các tổ chức tín dụng lớn. Trong năm 2023 ACB cũng không đầu tư vào trái phiếu các doanh nghiệp, trừ trái phiếu của các tổ chức tín dụng.

Xem thêm chi tiết tại link nàylink này

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ CTCP LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN (BSR)

  • Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất là 95.645 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.628,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 43% và 89% so với kết quả kiểm toán năm 2022.

  • BSR đưa ra kế hoạch mới đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2023, trong đó 40% vốn từ chủ sở hữu và 60% từ khoản vay tương đương 720 triệu USD.

  • Lý do thấp kế hoạch lợi nhuận được giải thích bởi nhiều thách thức như thuế nhập khẩu xăng giảm, lạm phát tăng, cạnh tranh với các đối thủ nhập khẩu và sản xuất xăng dầu.

  • BSR cũng đưa ra kế hoạch nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư hơn 1,81 tỷ USD.

  • Nhu cầu vốn năm 2023 ước tính là hơn 1,622 tỷ đồng, trong đó gần 955 tỷ đồng cho dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, còn lại dành cho các dự án khác và mua sắm trang thiết bị. BSR cũng đề xuất nâng cao chu kỳ bảo dưỡng nhà máy lọc dầu từ 3 năm/lần lên 4-5 năm/lần.

Xem thêm chi tiết và các phần trả lời câu hỏi của các cổ đông tại đây

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EIB)

  • Ngày 14/04/2023, Ngân hàng Eximbank tổ chức đại hội cổ đông thường niên để thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, phương án xử lý cổ phiếu quỹ, miễn nhiệm thành viên HĐQT và bầu bổ sung thành viên BKS nhiệm kỳ VII.

  • Đại hội được tiến hành khi có 173 cổ đông tham dự, tương ứng tỷ lệ 73,59%.

  • Eximbank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 tăng 35%.

  • Cổ phiếu quỹ Eximbank sẽ được bán hết.

  • Eximbank dự kiến phát hành 265,6 triệu cp để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 18%. Vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng từ 14.814 tỷ đồng lên 17.470 tỷ đồng.

  • Lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi chia cổ tức hơn 125 tỷ đồng, được giữ lại để củng cố và nâng cao năng lực tài chính Ngân hàng.

  • Miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và bầu bổ 1 thành viên BKS nhiệm kỳ VI (2020-2025)
    (Đang cập nhật tiếp)

Xem thêm chi tiết tại đây

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ CTCP BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT (FRT)

  • Đại hội đã thông qua kế hoạch doanh thu ở mức 34.000 tỷ đồng - tăng 13% so với thực hiện năm 2022; lãi trước thuế phấn đấu đạt 240 tỷ - giảm 51% so với cùng kỳ

  • FRT sẽ cải thiện lãi gộp bằng cách mở bán các mặt hàng gia dụng trong chuỗi - nâng từ 300 cửa hàng FPTShop có bán đồ gia dụng hiện tại lên 600 cửa hàng đến cuối 2023

  • Chuỗi Nhà thuốc Long Châu, FRT đặt mục tiêu mở thêm ít nhất 400 nhà thuốc trong năm 2023 nâng tổng số nhà thuốc thời điểm cuối năm lên ngưỡng 1.400 - 1.500 nhà thuốc

  • Năm 2022, công ty ghi nhận 30.277 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế gần 400 tỷ; biên lãi ròng đạt 1,32%. Đến ngày 31/12, lợi nhuận sau thuế của FRT tăng lên mức 824 tỷ đồng.

  • Phương án trả cổ tức 2022: bằng tiền mặt tỷ lệ 5%, và bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%

  • Phương án trả cổ tức 2023: dự kiến tối đa là 10% bằng tiền mặt. Tuy vậy, mức chi trả thực tế sẽ do ĐHCĐ thường niên 2024 quyết định

Xem thêm chi tiết tại đây

- Chủ tịch Đào Hữu Huyền - tại ĐHCĐ 2023 (3)

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ VCG:

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex cho biết trong quý I, Tổng công ty ghi nhận gần 8.000 tỷ đồng doanh thu từ mảng đầu tư công.

Đầu tư công là một trong những trụ cột của Vinaconex, đóng góp phần lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.

Nội dung chính:

  • Hết quý I, Vinaconex đã ký nhiều hợp đồng triển khai dự án và đạt doanh thu 8.000 tỷ đồng trong riêng mảng này.
  • Chủ tịch Vinaconex đánh giá lợi nhuận từ đầu tư công không cao nhưng doanh nghiệp vẫn làm để duy trì hệ thống.
  • Trong năm 2023, Vinaconex sẽ mua lại trước hạn các lô trái phiếu đang lưu hành trên thị trường, tổng giá trị gần 3.800 tỷ đồng.

Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 diễn ra sáng 14/4, chủ tịch Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) Đào Ngọc Thanh chia sẻ nhiều quan điểm, thông tin về mảng đầu tư công.

Doanh thu từ đầu tư công đạt 8.000 tỷ đồng trong quý I

Theo Chủ tịch Vinaconex, đầu tư công vẫn là một trong những trụ cột của tổng công ty, đóng góp phần lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.

Năm nay, Vinaconex lên kế hoạch doanh thu 16.430 tỷ đồng. Tính riêng quý I, theo Chủ tịch Đào Ngọc Thanh, Vinaconex đã ký nhiều hợp đồng triển khai dự án với tổng giá trị khoảng 8.000 tỷ đồng. Chủ tịch Vinaconex đặt kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thêm nhiều dự án khác từ nay đến cuối năm.

Ông Đào Ngọc Thanh (giữa) tại ĐHĐCĐ sáng 14/4.

Là mảng cốt lõi của Vinaconex nhưng ông Đào Ngọc Thanh thừa nhận đầu tư công không mang lại nhiều lợi nhuận. Sự biến động về giá nguyên vật liệu, tăng giá nhân công, thời gian quyết toán, thanh toán kéo dài… khiến biên lợi nhuận mảng đầu tư công không cao.

“Tất nhiên chúng ta không làm để lấy lỗ, đầu tư công vẫn có lãi nhưng thấp. Dù vậy chúng ta vẫn phải làm vì đây là mảng thể hiện trách nhiệm của Vinaconex với đất nước, cũng là mảng trụ cột của Vinaconex, chúng ta làm để nuôi hệ thống, nuôi hàng ngàn cán bộ nhân viên”, ông Thanh nói tại ĐHĐCĐ.

“Hiện tại Vinaconex đang triển khai nhiều dự án đầu tư công như Dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, các gói thầu thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sân bay Phú Bài… Một số gói thầu xây dựng giá trị lớn khác là dự án thủy điện Yaly mở rộng, Cung thiếu nhi Hà Nội, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, Bệnh viện K…”

Ngoài mảng đầu tư công, năm 2023, Vinaconex dự kiến tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ mảng bất động sản (dự án chung cư cao cấp Green Diamond Láng Hạ, từ hoạt động kinh doanh dự án bất động sản tại Quảng Ninh, các dự án khu công nghiệp) và mảng đầu tư tài chính. Nguồn từ kinh doanh bất động sản, tài chính cùng 8.000 tỷ đồng doanh thu từ mảng đầu tư công trong quý I, ông Đào Ngọc Thanh cho biết Vinaconex tự tin với kế hoạch doanh thu hơn 16.000 tỷ đồng trong năm nay.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Vinaconex (tỷ đồng)

Mong muốn được làm nhà thương mại giá thấp

Chủ tịch Vinaconex cũng so sánh lợi nhuận của mảng đầu tư công với lợi nhuận khi triển khai các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Ông cho biết so với mức lợi nhuận 10% khi triển khai các dự án nhà ở thương mại giá thấp, lợi nhuận từ mảng đầu tư công thấp hơn. Chủ tịch Vinaconex cũng tiết lộ đang làm việc với TP.Hà Nội để xin đất triển khai các dự án nhà ở giá thấp.

“Rất mong muốn làm các dự án nhà ở giá thấp nhưng kiếm được đất để làm khó hơn lên trời. Vinaconex vẫn đang cố gắng để lên trời, chúng tôi đang làm việc với Hà Nội để xin đất làm dự án” ông Đào Ngọc Thanh chia sẻ.

Sẽ mua lại toàn bộ gần 3.800 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong năm 2023

Chủ tịch Vinaconex cho biết trong năm 2022, Vinaconex đã mua lại 900 tỷ đồng trái phiếu, dư nợ trái phiếu hiện tại là 3.788 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Tổng công ty sẽ mua lại trước hạn toàn bộ các lô trái phiếu này trong năm nay.

Bên lề Đại hội, ông Đào Ngọc Thanh cho hay chưa xác định chính xác thời điểm mua lại vì phụ thuộc vào dòng tiền của Tổng công ty. Tuy nhiên chủ tịch Vinaconex tiết lộ nhiều khả năng Tổng công ty sẽ bắt đầu mua lại từ giữa năm nay.

Cuối năm 2022, số dư tiền mặt và các khoản tiền gửi ngắn hạn của Vinaconex đạt hơn 3.300 tỷ đồng.

Năm 2022, Vinaconex đạt doanh thu 9.597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 931 tỷ đồng, lần lượt đạt 63% và 66% kế hoạch đề ra trước đó.

Trong năm 2022, tính riêng lĩnh vực xây lắp, tổng giá trị trúng thầu của Vinaconex đạt hơn 11.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp sạch tỉnh Hưng Yên; hạ tầng và kiến trúc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; một số gói thầu thuộc dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam (giai đoạn 2) như gói thầu 11 – XL dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi, gói thầu Xl – 02 dự án thành phần Vân Phong – Nha Trang…

Các dự án được triển khai trong năm 2022 gồm Dự án chung cư cao cấp Green Diamond 93 Láng Hạ; dự án Khu du lich nghỉ dưỡng Cát Bà – Amatina, Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn (Vũng Tàu), dự án Cheng Long (Bình Dương), dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội); Dự án Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Dự án Bệnh viện K TW, Cung thiếu nhi Hà Nội, nhà ga T2 cảng hàng không Phú Bài (Huế)….

Trong mảng bất động sản, Vinaconex triển khai và hoàn thiện chung cư cao cấp Green Diamond 93 Láng Hạ, Khu đô thị nghỉ dưỡng Cát Bà – Amatina (Cát Bà, Hải Phòng) 172 ha; dự án Trung tâm thương mại Chợ Mơ; Khu dân cư km3, km4 phường Hải Yên (TP Móng Cái) 44ha; Khu đô thị đại lộ Hòa Bình - Móng Cái (Quảng Ninh) 49 ha…

1 Likes

LỊCH ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG NGÀY 17-23/04/2023

T2 - 17/04/2023

  • Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam (QNU – UPCoM)

  • Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ (NNC – HOSE)

  • Quỹ ETF VFMVN DIAMOND (FUEVFVND – HOSE)

T3 - 18/04/2023

  • Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC – HOSE)

  • CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL – HOSE)

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà (SHE – HNX)

  • Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF – HOSE)

  • Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (PTS – HNX)

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn COTANA (CSC – HNX)

T4 - 19/04/2023

  • CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi (CCI – HOSE)

  • Tổng Công ty Gas Petrolimex-CTCP (PGC – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà (HSL – HOSE)

  • CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh - Vnsteel (HMC – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG – HOSE)

  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHP – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (PVP – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex (PIT – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha (ASP – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW – HOSE)

T5 - 20/04/2023

  • Công ty Cổ phần Logistics Vicem (HTV – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (PDN – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông (VID – HOSE)

  • Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HU1 – HOSE)

  • Công ty Cổ phần CIC39 (C32 – HOSE)

  • Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR – HNX)

  • Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam (PVG – HNX)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HU1 – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO (VTO – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Logistics Vicem (HTV – HOSE)

  • Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – HOSE)

  • CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (NSC – HOSE)

  • Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIG – HOSE)

  • Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC – HNX)

  • Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (PDN – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Hóa An (DHA – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG – HOSE)

T6 - 21/04/2023

  • Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG – HOSE)

  • Quỹ ETF VINACAPITAL VN100 (FUEVN100 – HOSE)

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS – HNX)

  • Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (NHH – HOSE)

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Bibica (BBC – HOSE)

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (L18 – HOSE)

Quý I lãi trên 11 tỷ đồng, kế hoạch lãi 676 tỷ đồng

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2023, ông Trương Ngọc Lân, Tổng Giám đốc Chứng khoán VIX cho biết công ty đạt lợi nhuận trên 11 tỷ đồng.

Phương án phát hành thêm hơn 87 triệu cổ phiếu

Trong năm 2023, Chứng khoán VIX dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 10%. Nguồn vốn để trả cổ tức từ lợi nhuận giữ lại còn nguồn phát hành cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính. Theo phương án trên, tổng số lượng dự kiến phát hành là hơn 87,3 triệu cp. Sau phát hành, vốn điều lệ của công ty dự kiến tăng lên 6.694 tỷ đồng.

Liên quan đến phương án phát hành trên, một số cổ đông có ý kiến về việc pha loãng cổ phiếu khi thị giá đang xuống thấp dưới 10.000 đồng/cp. Ban lãnh đạo của Chứng khoán VIX cho biết ưu tiên lựa chọn phát hành cổ phiếu để dành nguồn lực kinh doanh, cho vay margin, tăng cường năng lực tài chính đặc biệt trong bối cảnh thị trường như hiện nay. Bởi vậy công ty không chia cổ tức bằng tiền mặt như năm trước khi điều kiện thị trường đang tốt.

Hai nhóm cổ đông cá nhân đề cử người vào hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đông năm nay của Chứng khoán VIX chứng kiến sự thay đổi về bộ máy quản trị. Đại hội thông qua tờ trình miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị với bà Nguyễn Thị Tuyết, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát với bà Ngô Thị Hồng Duyên,

Hai thành viên được bầu bổ sung hội đồng quản trị là ông Trương Ngọc Lân và ông Thái Hoàng Long. Ông Trương Ngọc Lân (sinh năm 1978), hiện là Tổng Giám đốc của công ty. Trước đó, ông Lân là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hasco (5/2022 – 9/2022), Tổng Giám đốc Chứng khoán An Bình (tháng 9/2017 – 1/2022), Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ An Bình (tháng 11/2016 – 9/2017).

Ông Thái Hoàng Long (sinh năm 1970), hiện là Phó TGĐ Chứng khoán VIX từng là Phó Tổng Giám đốc của Chứng khoán VietinBank (VietinBank Securities) (tháng 9/2016 – 7/2022), Tổng Giám đốc CTCP Nova Finance (tháng 7/2022 – 10/2022), Tổng Giám đốc Chứng khoán Nhất Việt (tháng 4/2008 – tháng 12/2015).

1 Likes

Tham dự trực tiếp hay từ xa với phần mềm biểu quyết điện tử: Cổ đông vẫn có cách đặt câu hỏi “hóc búa" cho doanh nghiệp
Tháng 4, tháng 5 hàng năm là “mùa cao điểm” của các Đại hội Cổ đông, nơi có các câu hỏi thẳng thắn của nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp là thời điểm duy nhất trong năm lãnh đạo sẽ có sự xuất hiện trước truyền thông và trả lời trực tiếp câu hỏi “sôi sục” của cổ đông từ giá cổ phiếu, tình hình kinh doanh, kế hoạch mua bán & sáp nhập, v…v…
Đáng chú ý hơn cả, không chỉ những cổ đông đến tham dự trực tiếp, mà những cổ đông tham dự từ xa cũng có thể gửi câu hỏi tới ban lãnh đạo thông qua phần mềm họp & biểu quyết trực tuyến.
586d49a61d25c17b9834
Trong Đại hội Đồng Cổ đông vừa qua của FPT, ban lãnh đạo và chủ tịch Trương Gia Bình cũng có một pha “hú hồn” khi cổ đông không tham dự trực tiếp nhưng vẫn bất ngờ xuất hiện trên màn hình để chất vấn, thông qua phần mềm Biểu quyết UVote.
#UVote #akaBot #ĐHCĐ #Phanmembieuquyet

NỘI DUNG CHÍNH ĐHCĐ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPB)

  • VPBank vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 với mục tiêu lợi nhuận đầy tham vọng.

  • Tại đại hội, HĐQT VPBank đã trình cổ đông phương án bán 1,19 tỷ cổ phiếu cho SMBC với giá 30.159 đồng/cổ phiếu, thu về 35.904 tỷ đồng.

  • Số tiền này được dùng để bổ sung nguồn vốn, đầu tư góp vốn mua cổ phần công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, phát triển hạ tầng và công nghệ thông tin.

  • VPBank cũng dự kiến bán 30,22 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 302,2 tỷ đồng.

  • Năm 2023, VPBank đặt kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt 24.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2022, vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 80.000 tỷ đồng.

  • VPBank lên phương án chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt tỷ lệ 10%.

Xem thêm chi tiết tại đây

(Đang cập nhật tiếp)

(Tiếp tục cập nhật)

  • Tại Đại hội VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh nói về tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến khách hàng đại chúng và cho biết ngân hàng mẹ VPBank có lợi nhuận 21.000 tỷ đồng sau khi trừ FE Credit.

  • Tuy nhiên, VPBank luôn ưu tiên đảm bảo thanh khoản và room tín dụng từ cơ quan quản lý và đã thông qua kế hoạch chiến lược 5 năm (2022-2026) để mở rộng hoạt động.

  • VPBank muốn xây dựng một tập đoàn tài chính đa năng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược đến từ Nhật Bản, tập trung vào kinh tế số và phát triển hệ sinh thái quản trị dữ liệu từ các ngân hàng lớn trên thế giới.

  • VPBank hy vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 30-35% trong vòng 3-5 năm tới.

  • Đặc biệt, theo Chủ tịch Ngô Chí Dũng: Vốn hiện tại đủ để VPBank chia cổ tức tiền mặt 5 năm liền

Xem thêm chi tiết tại đây