Ebroker Nhận Định Thị Trường Hàng ngày


Bắt đầu từ những phiên giảm sâu đầu tuần rơi ra ngoài dải Bollingerband thì đã có những phiên phục hồi sau đó. VNINDEX kết thúc tuần vẫn duy trì được trên mốc 1000, là một điểm tích cực của thị trường trong ngắn hạn.

Như báo cáo trước đã đề cập về khả năng nhiều cổ phiếu sẽ test lại đáy trước khi VNI tạo đáy 2, và nhóm cổ phiếu này là động lực chính để kéo điểm số cho thị trường. Có thể dễ dàng kể đến các cổ phiếu nhóm ngân hàng, nhóm F&B, bán lẻ…

Kết cấu thị trường cũng có cải thiện, khi chỉ báo ngắn hạn thoát khỏi vùng quá bán, và chờ đợi sự cải thiện từ các chỉ báo dài hạn hơn.

Phiên thứ 6 thì VNI chạm cản MA20, đồng thời bản thân nhiều cổ phiếu tăng điểm cũng gặp ngưỡng cản tâm lý fibo 50 của mình, dẫn đến sự xuất hiện của áp lực bán chốt lời. Điều này cũng không quá bất ngờ, khi thị trường vẫn còn nhiều nghi ngờ và giao dịch trading ngắn hạn vẫn là ưu tiên số một của phần đông nhà đầu tư.

Nhóm cổ phiếu chịu áp lực giảm giá mạnh do nhiều thông tin bất lợi như chứng bất động sản, chứng khoán được kéo mạnh từ hôm thứ 4 thứ 5 cũng là dấu hiệu tiếp sức chuẩn bị cho nhịp điều chỉnh của các cổ phiếu tăng trước đó.

Qua quan sát các nhóm cổ phiếu thì thị trường vẫn chưa đạt được trạng thái đồng thuận tối ưu. Nhóm cổ phiếu tăng mạnh cần tạo đáy sau cao hơn như các cổ phiếu bank nhà nước (CTG, BID), nhóm cổ phiếu rơi mạnh cần thời gian để test lại đáy (bất động sản)…
Tuy vậy, nhóm cổ phiếu họ VIC với thông tin hỗ trợ lại có thể tăng điểm để hỗ trợ về điểm số cũng như thời gian cho các nhóm cổ phiếu còn lại. Kỳ vọng rằng tuần sau sẽ tiếp tục là tuần giao dịch sideway giằng co quanh khoảng 1008-1040

Trong nhóm VN30 thì tích cực nhất tuần vừa rồi đến từ nhóm có lượng tiền mặt hay dòng tiền tốt như MSN, VNM, GAS, sự phục hồi của nhóm bank có yếu tố nhà nước, hay có chính sách tín dụng thận trọng lâu nay như ACB.
Nhóm tiêu cực vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản hay có dính dáng nhiều đến trái phiếu, tâm điểm quan tâm của thị trường; nhóm có kết quả kinh doanh quý 3 tiêu cực như HPG, POW.

Trạng thái nhóm ngành.


Xét theo phân ngành lớn thì nhóm tích cực nhất là nhóm bảo hiểm (I2-INSUR) , nhóm bank (I2-BANK), nhóm dịch vụ hạ tầng (I2-INFRA),nhóm F&B (I2-FOOD) nhóm bán lẻ (I2-RTL). Trong đó nhóm Ngân hàng là nhóm có sự đồng thuận cả về biên độ tăng giá cũng như sự cải thiện về khối lượng


Bảng ngành Ngân Hàng
Danh sách mã cổ phiếu có trend tăng mạnh nhất trong tuần rồi.



3110

Nhận Định Thị Trường Tuần 12-16/12
image
Thị trường có 3 phiên giao dịch sideway với thân nến nhỏ và thanh khoản thấp sau phiên bán mạnh giảm 44 điểm vào đầu tuần.

Thanh khoản thấp sau một phiên bán mạnh cũng không phải là điều quá tiêu cực, thậm chí còn có thể hiểu một cách tích cực là một lượng hàng tương đối của bên cầm hàng vẫn tiếp tục duy trì kỳ vọng và không bị bán tháo tiếp diễn.

Tuy nhiên, tình trạng này khó thể kéo dài vì nhà đầu tư sẽ mất dần tính kiên nhẫn khi thị trường không được như kỳ vọng của họ. Quan sát các thời điểm tăng trở lại của VNIndex thì lực cầu giá cao vẫn còn yếu, dễ dàng bị lượng cung phía trên áp đảo và có vẻ như đang dần suy yếu. Trạng thái của rất nhiều cổ phiếu cũng sẽ tương tự như trạng thái VNI, đang test lại đỉnh tạo tại ngày 5/12.

Thị trường đang dần xuất hiện sự lệch pha không đồng thuận của các nhóm ngành cũng như bên trong các nhóm ngành. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho thị trường sideway với thân nến nhỏ. Ví dụ có ngày giao dịch nhóm V (VIC, VHM, VRE, VNM…) tăng điểm thì nhóm Bank lại giảm điểm hay ngược lại, hoặc nhóm bank nhà nước tăng xanh thì nhóm bank tư nhân lại giảm điểm. Các nhóm midcap cũng có sự luân phiên tăng giảm, thường kèm theo tin tức hỗ trợ nhưng lại không kéo dài, hôm thì thủy sản xuất khẩu theo tin hỗ trợ từ việc Trung Quốc dần mở cửa, hôm thì đầu tư công với tin tức từ sân bay Long Thành… Điều kiện thị trường như vậy phù hợp nhất cho các giao dịch trading ngắn, nhanh chóng chốt lời và chuyển dòng.
image
Biến động của cổ phiếu VN30 cũng thể hiện sự tiêu cực hơn khi số lượng cổ phiếu giảm điểm trong tuần nhiều hơn và biên độ giảm cũng cao hơn. Thêm vào đó là giao dịch tiêu cực của NVL.

Về kết cấu thị trường thì các chỉ báo kết cấu đã tiệm cận vùng cản và bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Chỉ báo này rất có thể điều chỉnh để tìm lại sự đồng thuận. Tức là độ rộng của thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm xuống và tình trạng phân hóa sẽ là giai đoạn tiếp theo sau của thị trường. Lúc này phải tập trung vào cổ phiếu nhiều hơn, chứ không phải giai đoạn tăng đồng loạt như giai đoạn trước. Thị trường sẽ biến động rất khó dự báo để tìm kiếm sự đồng thuận trở lại, có thể ở vùng đáy sâu khi việc rũ hàng trao tay được thực hiện mạnh mẽ, hoặc giãn thời gian chờ các tin tức vĩ mô hỗ trợ để tiếp tục hưng phấn tạo lực cầu mạnh vùng giá cao. Tuần tới còn có nhiều sự kiện tác động đến thị trường như đáo hạn phái sinh, công bố số liệu và chính sách về lãi suất của FED. Thời điểm tốt nhất có lẽ là ở tuần sau nữa.
Trạng thái nhóm ngành.
image