EIB - GEX: Khi đôi cánh hoàn thiện?

,

Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho GELEX mua cổ phần tại Eximbank, thông tin này là một bước tiến khá quan trọng dành cho nhà đầu tư quan tâm thương vụ GEX - EIB từ bấy lâu nay. Có thể nói việc GELEX trở thành cổ đông lớn của EIB sẽ là bước ngoặt thay đổi cục diện của cả 2 thế lực này khi giới đầu tư kỳ vọng có thêm một “đôi cánh mới” như cách Masan - Techcombank đã từng làm trước đây. Liệu sự kết hợp này của GEX - EIB có phải là một case đáng mong đợi ?

EIB - Gã khổng lồ thời hoàng kim

Eximbank từng là một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn trước những năm 2012. Trong thời kỳ hoàng kim, EIB từng là cái tên lấn át những ngân hàng TMCP khác như ACB, STB và cả TCB về cả quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng LNST. Thế mạnh của Eximbank đúng với cái tên của nó khi đây là ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam nắm thị phần rất lớn về mảng thanh toán xuất nhập khẩu từ khi thành lập, sau này VCB đã lấn sân sang mảng này khá nhiều tuy nhiên đây vẫn là mảng rất mạnh của ngân hàng này được duy trì cho đến ngày nay.

Có thể nói rằng EIB là ngân hàng có nhiều “Drama” nhất thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt một thập kỷ vừa qua. Trong khi những “đồng nghiệp” cùng ngành phát triển vượt bậc như TCB, ACB thì EIB lại phải trải qua sự rối loạn về mặt thượng tầng sự khi các thế lực đấu đá cạnh tranh và giành giật vị trí chiếc ghế hội đồng quản trị. Sự bất ổn kéo dài trong nhiều năm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi nhiều lần thay đổi ban lãnh đạo và đại hội cổ đông thường xuyên bất thành khiến doanh nghiệp không thể thống nhất được những kế hoạch mục tiêu quan trọng. Kết quả là tình hình kinh doanh của EIB thụt lùi trong nhiều năm và đang tạm ổn lại trong thời gian gần đây khi nội chiến kết thúc.

Những giai đoạn biến động của EIB trong suốt hai thập kỷ qua (Nguồn: Vietstock)

Mặc dù không có kết quả kinh doanh ấn tượng sau nhiều năm, tuy nhiên không thể phủ nhận được Eximbank vẫn là mục tiêu tiềm năng và là miếng mồi hấp dẫn đối với nhiều tổ chức lớn và khối ngoại. Với lịch sử hoạt động lâu đời và sở hữu tổng tài sản trên 211 nghìn tỷ đồng với hơn 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp toàn quốc, đặc biệt EIB là ngân hàng có độ phủ rất lớn tại TP.HCM khi có đến 86 chi nhánh & PGD rải khắp thành phố. Việc liên hợp tác và liên kết với một ngân hàng có quy mô như EIB sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các tập đoàn lớn khi đây đang trở thành xu hướng chung hiện nay, có thể kể đến như Tập đoàn MSN - TCB, Vietjet - HDB,…

GEX - Mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện hệ sinh thái

Đối với anh em nhà đầu tư chứng khoán đã lâu thì cái tên GELEX không còn quá xa lạ, đây vốn là một tập đoàn tiền thân là doanh nghiệp có vốn nhà nước ở mảng thiết bị điện. Sau khi Bộ Công thương thoái vốn từ năm 2015, công ty chuyển mô hình sang tập đoàn và hướng tới phát triển công ty thành tập đoàn kinh tế đa ngành.

Là một trong những Tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, GELEX tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi là sản xuất công nghiệp và hạ tầng. Doanh nghiệp hiện sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng, tạo nên sức mạnh giúp doanh nghiệp vững vàng trước bối cảnh kinh tế chung còn nhiều thách thức. Thông qua các công ty thành viên, GELEX sở hữu các thương hiệu uy tín như: Dây cáp điện CADIVI, Thiết bị đo điện EMIC, Máy biến áp THIBIDI, Động cơ điện HEM, Dây đồng CFT, máy biến áp truyền tải MEE, Vật liệu xây dựng Viglacera, Bất động sản Khu công nghiệp Viglacera, Nước sạch Sông Đà…

Cấu trúc tập đoàn GELEX (Nguồn: Vietcap)

GELEX là một trong những tập đoàn có bước đi khôn ngoan khi sở hữu trong tay những mũi nhọn quan trọng trong giai đoạn mới của nền kinh tế bao gồm: mảng năng lượng, hạ tầng và các ngành công nghiệp bổ trợ. Có thể thấy đây là “chiến kiềng 3 chân” trong giai đoạn đất nước đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đón đầu dòng vốn FDI. GEX đã và đang thoái vốn mảng năng lượng đang có sẵn và sắp đưa công ty con GEE niêm yết cũng sẽ góp phần để tập trung nguồn lực vào việc phát các đại dự án lớn về năng lượng trong giai đoạn tiếp theo trong suốt Quy hoạch điện VIII. Vấn đề về nguồn vốn sẽ luôn là mối quan tâm hàng đầu của một tập đoàn có nhiều dự án lớn như GELEX, mảng ghép mà tập đoàn này còn thiếu đó chính là một tổ chức tài chính như ngân hàng để có một bên hỗ trợ về mặt nguồn vốn, thu xếp các vấn đề về tài chính để các dự án được triển khai một cách thuận lợi hơn. Việc GELEX kết nạp thành công vào hệ sinh thái một ngân hàng như EIB sẽ là cú hích cực kỳ quan trọng để mở ra thời kỳ mới cho cả 2 bên. Sự kết hợp này sẽ giúp 2 bên có thể bù đắp và chia sẻ nguồn lực để cùng nhau phát triển. Đây là bước đi chiến lược quan trọng của GEX và cả EIB để nâng tầm vị thế của mình trong ngành.

Kỳ vọng gì từ câu chuyện “Bình cũ rượu mới” ?

Trong lịch sử ngành ngân hàng ở Việt Nam nói riêng, giai đoạn nợ xấu 2012-2013 đã khiến nhiều ngân hàng lớn phải trải qua giai đoạn khủng hoảng và gồng mình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, giai đoạn một ngân hàng tái cơ cấu để chuyển mình trong hoạt động kinh doanh sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho nhà đầu tư. Tiêu biểu có thể kể đến ngân hàng ACB phục hồi mạnh mẽ khi tái cấu trúc từ sau vụ án Bầu Kiên để vươn lên nằm trong top 4 ngân hàng TMCP tốt nhất thời điểm hiện tại.

ACB vượt qua khủng hoảng thành công trong ngành ngân hàng nhờ tái cơ cấu thành công.

  • Để so sánh, hai ngân hàng ở phía Nam Sacombank và Eximbank cũng từng là những ngân hàng tư nhân hàng đầu thị trường vào đầu thập niên 2010, cũng trải qua những cuộc khủng hoảng với các vấn đề riêng tương tự ACB và đến nay vẫn chưa thể lấy lại vị thế một thời của mình. Đối với Sacombank, đây cũng là một trường hợp thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư gần đây khi kỳ vọng rằng ngân hàng này cũng đang dần hoàn thiện đề án tái cơ cấu và sẵn sàng cho sự trở lại vào năm sau.

  • Eximbank sẽ ngân hàng cuối cùng trong bộ 3 ngân hàng tư nhân hàng đầu trong thập niên nước bước vào một chu kỳ đổi mới với làn gió mới mang tên GELEX. Cùng với sự ổn định về tình hình kinh doanh trong những năm gần đây, sự hiện diện cổ một đối tác khổng lồ như GELEX hứa hẹn sẽ mở ra giai đoạn tăng trưởng bùng nổ của ngân hàng này khi tệp khách hàng được mở rộng. Đây cũng là cơ hội EIB mở rộng hoạt động kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc - nơi thống trị của hệ sinh thái của GEX.

  • Suy cho cùng, đây sẽ là một thương vụ đáng chờ đợi và theo dõi cho anh em nhà đầu tư. Hy vọng đôi cánh GEX - EIB sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho một tập đoàn đầy tham vọng như GELEX và giúp EIB có thể tìm lại đỉnh hoàng kim của mình giống như đế chế MSN và Techcombank đã và đang thực hiện. Chúc anh em đầu tư thành công !!

17 Likes

nghe cũng lâu rồi mà mua không biết khi nào có ăn :))

2 Likes

T+ thì khó lắm bác

1 Likes

Không có target bao nhiêu à bác

Này em chưa nghiên cứu sâu

Canh mua GEX đoạn này ổn chưa bác

GEX năm ngoái cũng đồn thông tin này, không biết lần này chắc chắn chưa

1 Likes

từ từ sẽ phản ánh vào giá thôi các bác yên tâm

1 Likes

Đoạn này chưa ra tin nhiều nên vẫn còn lưỡng lự quanh vùng giá lắm, chắc đợi vài phiên nữa thị trường phục hồi xem sao

hèn gì bữa em vào mã mà mãi chả tăng, đã vậy tt sặp ăn thêm cây đỏ ngất ngây

1 Likes

Từ từ thôi bác, cứ full cash đi từ từ mà giải ngân, nhảy vào lúc rung lắc này khó biết trước lắm, dù tin tốt gì thì cũng khó vượt nổi thị trường :rofl: :rofl:

Dạ vâng bác, em cảm ơn bác nhiều nhé

1 Likes

GEE 14 lên sàn bổ xung sức mạnh GEx hôm đó ai bán đều có ăn nếu có hàng

3 Likes

làm tí vix đi bro

Với Kinh nghiệm đã ăn thì đoạn này em ko vào nó vào phải đợi khá lâu đó đợi hàng về rồi lúc đó múc bác ah

3 Likes

VIX chia xong mua ổn ko bác

1 Likes

Đợi hàng về kết hợp với thị trường lúc đó dòng chứng mới lên dc

Em cũng đang đợi VIX chia rồi vô thử đây bác

Các mảng của GEX toàn mảng thiết yếu nên tăng trưởng bền vững, có EIB về chung giúp sức nữa thì hứa hẹn rất tiềm năng. Thank AD

2 Likes
2 Likes