EPS pha loãng

Chỉ số pha loãng

Khi đọc báo cáo tài chính, rất ít người quan tâm đến chỉ số này bởi nhiều khi cũng chẳng biết là thế nào, chỉ cần thấy lợi nhuận tăng gấp chục lần, eps to khủng thì giá cũng đều trở nên rẻ một cách tương đối và hợp lý.

Chỉ số pha loãng là thứ rất quan trọng mà các bạn nên cần cân nhắc. Nó có thể liên quan đến các khoản nợ có thể chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi, các quyền chọn mua cổ phiếu được doanh nghiệp phát hành và đặc biệt việc phát hành thêm cổ phiếu như THD dưới đây khi việc đó tại thời điểm cuối năm chưa hoàn thành.

Với EPS là hơn 16k/cổ phiếu thì mức giá 172k trên sàn tương ứng với PE là 11 thì thực sự vẫn rất “rẻ” đối với nhà đầu tư trên sàn. Nhưng nếu lấy EPS pha loãng chỉ là khoảng 3k/cổ phiếu thì lúc này PE pha loãng đã tăng vọt lên tới 57 lần. Một con số đầy kỳ vọng.

Một cách tính EPS chuẩn mực nữa hay được dùng đó là tính EPS dựa trên số cổ phiếu lưu hành bình quân. Cái này đúng, không sai nhưng sẽ không phù hợp với người mua mới. Bởi cái họ nhận được không phải EPS đó, mà chỉ là lợi nhuận năm trước chia cho số cổ phiếu lưu hành hiện tại mà thôi.

Với nhiều đơn vị thực hiện phát hành cổ phiếu thêm vào thời điểm cuối năm, nếu đó là một lượng lớn thì dường như ít ảnh hưởng tới EPS bình quân nhưng lại thực sự “đầy ý nghĩa” với người mua cổ phiếu tại thời điểm sau phát hành.

Ví dụ như TPB với eps tầm khoảng 4k nhưng có thực sự là 4k không khi cuối năm họ mới chia tách (tháng 12) với tỷ lệ khoảng 10:2-3 gì đó. Nếu tính cả số lượng mới kia thì EPS theo số cổ lưu hành mới thì dường như hụt đi mất kha khá rồi, và dường như mức định giá cho nhà đầu tư mua mới cần phải tính lại.

Không phải ai cũng để ý và quan tâm

#kiemtoanPRO

1 Likes