EU khát dầu, Phí chở clean tanker chọc trời tăng 500 lần, VOS sẽ có giá 100.000 đồng/cp?

Các hãng vận chuyển ăn nên làm ra trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu: Từ mức phí 98 USD/ngày hiện tăng lên gần 50.000 USD

https://cafef.vn/cac-hang-van-chuyen-an-nen-lam-ra-trong-cuoc-khung-hoang-nhien-lieu-tu-muc-phi-98-usd-ngay-hien-tang-len-gan-50000-usd-20220623163906211.chn
Cước vận chuyển các sản phẩm hóa dầu (clean tanker) chưa từng ở mức cao như hiện tại kể từ đầu năm 2020.

image
Tàu clean tanker chính là tàu dầu sản phẩm
Cước clean tanker BAIT chỉ tăng gấp đôi, nhưng vận tải biển có thêm hàng chục loại phí và phụ phí, đã đẩy phí vận tải clean tanker tăng gấp 500 lần từ 98$ lên 50.000$/ngày
Có thời điểm đột biến tăng phí gấp 918 lần từ 61$ lên 56.000$/ngày


https://vimc-shipping.com/doi-tau-dau
Khác với tàu chở dầu thô, tàu dầu sản phẩm vì chở thành phẩm, nên đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe hơn nhiều, và tàu dầu sản phẩm chạy quốc tế phải có tải trọng lớn
VIMC là công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam, với đội tàu dầu sản phẩm gồm hai chiếc Đại An và Đại Phú, đã bàn giao lại toàn bộ cho VOSCO
VOS đã chính thức thay thế VIMC vận chuyển dầu sản phẩm quốc tế, giúp lợi nhuận quý 2 của VOS cao nhất dòng vận tải biển, đây là đặc quyền VIMC dành riêng cho VOS trong lúc BAIT tăng dựng đứng dự kiến kéo dài nhiều năm.

VIMC nắm giữ lượng lớn cổ phần VOS và game thoái vốn tương lai, thì không ai khác, chính VIMC mong muốn nhất sự bùng nổ giá cổ phiếu VOS.

VOS vừa có uy tín thương hiệu lâu đời, vừa có bệ đỡ lớn từ VIMC, vừa gặp thiên thời giá cước, phía trước là bầu trời để cổ phiếu bay cao.

Từ trước đến nay, chỉ cần nghe giá dịch vụ tăng gấp vài lần, là cổ phiếu có thể bật tăng gấp 5-7 lần
Hiện tại giá dịch vụ của VOS tăng kỷ lục gấp 500 lần, liệu VOS sẽ có giá 100.000 đồng/cp?

Xin mời bà con bình luận và ném đá nhẹ tay với ước mơ xinh đẹp của em, một cổ đông trung thành của VOS :star_struck: :heart_eyes: :star_struck: :heart_eyes: :star_struck:

1 Likes

Thông thường thì việc đàm phán giá cước và phụ phí vận tải sẽ có độ trễ, nên quý 2 VOS lãi cao nhất dòng vận tải biển nhưng chỉ là khởi đầu, các quý sau VOS sẽ lãi cao hơn nữa vì sẽ còn đàm phán lại giá cho các hợp đồng mới, VOS sẽ vào uptrend bền vững bất chấp VNindex, lãi đều đặn 1.000 tỷ/năm VOS sẽ lên 100.000 đồng/cp

Châu Phi sẵn sàng thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu?

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chau-phi-san-sang-thay-the-nga-cung-cap-dau-khi-cho-chau-au-post299343.html


“Đúng là châu Phi đang có cơ hội cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng sẽ không dễ thực hiện được trong vòng 5 năm tới . Để có thể thực sự trở thành nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu, tôi cho rằng châu Phi sẽ phải mất đến 20 năm - đây là điều chưa được các bên cân nhắc trong ngắn hạn” , Corti Paul Lakuma đánh giá.

Ở một kế hoạch khác trong giải pháp tìm nguồn cung cho cơn khát dầu EU, xây đường ống xuyên Sahara dài tới 4.400km nhưng chỉ cung cấp được 30 tỷ m3/quá thấp so với nhu cầu 110 tỷ m3
https://vnexpress.net/ba-nuoc-chau-phi-ban-phuong-an-cap-khi-dot-cho-chau-au-4493399.html

Với tình hình này, khủng hoảng vận tải dầu khí sẽ còn kéo dài nhiều năm, tàu dầu chính thức đã trở thành con gà đẻ trứng vàng cho VOS.
Phí dịch vụ tăng gấp 500 lần, buôn gì cho lại VOS?
Phí dịch vụ tăng gấp 500 lần, giá cổ phiếu sẽ tăng gấp bao nhiêu lần? VOS con đường lên 100.000 đồng/cp có phải giấc mơ hay sẽ là sự thật!

Mọi người chú ý là chỉ có VOS hưởng lợi từ BAIT nhờ tiếp nhận tàu dầu sản phẩm lớn từ VIMC
Các công ty tàu dầu khác gồm VIP VTO chỉ chạy nội địa. PVT có 6 tàu siêu lớn cỡ 100k dwt nhưng chức năng chỉ làm kho chứa nổi và phân phối dầu thô nội địa cho hai nhà máy Dung Quốc và Nghi Sơn, 29 tàu dầu sản phẩm thì tải trọng nhỏ từ 10k-20k dwt chỉ chạy tuyến Trung Quốc và cung cấp dầu cho thị trường trong nước. GSP và các con khác toàn tàu dưới 5k dwt chỉ cung ứng dầu cho nội địa.
Tóm lại trên sàn chỉ có VOS hưởng lợi từ BAIT, xem kết quả kinh doanh quý 2 sẽ thấy rõ.

Liên minh châu Âu nhất trí cấm nhập khẩu hơn 2/3 lượng dầu mỏ từ Nga

https://www.vietnamplus.vn/lien-minh-chau-au-nhat-tri-cam-nhap-khau-hon-23-luong-dau-mo-tu-nga/793243.vnp

EU cuối tháng 5 mới bắt đầu cấm nhập 2/3 lượng dầu Nga, vậy quý 2 tàu dầu VOS chỉ hưởng lợi một tháng 6 thôi, qua quý 3 tàu dầu ăn trọn 3 tháng sẽ lãi cao hơn


Em nghĩ nay VOS sẽ bung mạnh, lái gôm hàng ròng rã kể từ khi ra tin EU cấm nhập dầu Nga, VOS chạm cận trên của sideway up 3 tháng, break 19 ngắn hạn lên 3x, VOS vào uptrend cho dù VNindex tăng hay chỉnh.

Các loại phí và phụ phí vận tải biển:
7 loại phí đối với hàng nhập khẩu
Với hàng hoá nhập khẩu, tuỳ theo sản phẩm khai báo, vận chuyển mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả một hoặc nhiều hơn một các loại phí, phụ phí sau:

O/F (Ocean Freight): Đây là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.

THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Handling (Handling fee): Là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài. Phí này với mục đích để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

D/O (Delivery Order fee): Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu/ Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/ làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.

Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.

CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”: là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập.

Hiểu một cách đơn giản, đây là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Phụ phí cước biển này được các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

CCF( Cleaning Container Fee): là phí vệ sinh container. Đây là phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các depot.

9 loại phí đối với hàng xuất khẩu
Cũng như quá trình nhập khẩu, việc xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển cũng sẽ có những khoản phí phát sinh nhất định. Cụ thể những khoản phí này đó là:

O/F (Ocean Freight): chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.

THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Đây là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

B/L ( Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee). Phí này tương tự như phí D/O. Tuy nhiên, mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading.

CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge.

ENS ( Entry Summary Declaration): là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sợ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.

AMS (Automatic Manifest System): Là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.

AFR (Advance Filing Rules): Là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.

10 loại phí, phụ phí khác khi vận chuyển hàng hoá đường biển
Ngoài 7 loại phí, phụ phí khi nhập khẩu hàng hoá và 9 loại phí, phụ phí khi xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển cần nắm thêm thông tin về các loại phí, phụ phí khác dưới đây.

PCS (Port Congestion Surcharge): Là phụ phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

PSS (Peak Season Surcharge): Là phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

SCS (Suez Canal Surcharge): Là phụ phí qua kênh đào Suez. Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

BAF (Bunker Adjustment Factor): Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF( Fuel Adjustment Factor).

CAF (Currency Adjustment Factor): Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

COD (Change of Destination): Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge): Đây là phụ phí nhằm bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

ISF (Import Security Kiling): Là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

GRI (General Rate Increase): Phụ phí của cước vận chuyển (chỉ diễn ra vào mùa hàng cao điểm).

Phí LSS (Low Sulfur Surcharge): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu các tuyến vận tải đường biển.

Phụ phí nhiều thế này chỉ cần nhỉnh chút là có thêm lãi, trong tình hình vận tải biển đặc biệt vận tải dầu sản phẩm ở thế thượng phong, VN có được hai tàu dầu sản phẩm chạy tuyến châu Âu thì VIMC đã bàn giao hết, buôn gì cho lại VOS

Cổ đông VOS ít nhỉ, không thấy ai vào comment, chắc lái nắm hết hàng rồi :thinking:

Ông hô cho sướng mồm rồi vứt đó thì ai mà nghe . Xem lại KLF kìa . :thinking:
:dragon::dragon::dragon::dragon::dragon::dragon::dragon::dragon::dragon:

CỔ PHIẾU VOS VÀ CÁI NÊM TĂNG

  • Cổ phiếu Vos thời gian trước đã có 1 chu kỳ tăng nhanh và mạnh từ mức chỉ trà đá vỉa hè 2-3000đ/cp giờ đã có lúc lên hơn 20.000đ/cp
  • Đây được lý giải cho việc hưởng lợi từ giá cước vận tải tăng cũng như thời gian qua đứt gãy chuỗi cung ứng, một số thông tin về việc tăng trưởng đội tàu từ DN.
    Tuy nhiên giai đoạn đó đã qua khi TQ đã mở cửa và tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Giá cước vận tải đã bắt đầu đi xuống.
  • Ngoài ra về PTKT đã xuất hiện mẫu hình Nêm tăng trước đó lại là đợt giảm giá. Đây được cho là dấu hiệu sẽ tiếp diễn xu hướng giảm trong thời gian tới.

Đây là nhân định cá nhân của mình, có thể đúng sai nhưng sẽ cung cấp thêm góc nhìn cho mọi người.

1 Likes

VOS có 3 tàu chở dầu chạy giá spot, nợ vay giảm mạnh, hết quý 3 chỉ còn 64 tỷ đồng. Giá tàu chở sản phẩm (Clean Tanker) cùng với giá tàu dầu thô (Dirty Tanker) đạt đỉnh trong tháng 10,11 vừa qua. Dự kiến lãi quý 4 khủng, vận tải biển gặp thiên thời thiếu hụt tàu chở dầu trong vòng 30 năm vừa qua. NGoài ra, vụ tắc cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ càng gia tăng sự khan hiếm của tàu chở dầu. VOS đang giá 1x, cả nhà tự đánh giá nhé ^^