EU muốn VN là đối tác chiến lược toàn diện

Tình hình thương mại song phương VN-EU:

  • Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU bao gồm: máy móc thiết bị, dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản và thủy sản.

  • Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng từ 35,7 tỷ USD năm 2019 lên 51,7 tỷ USD 2024. ​Nhập khẩu từ EU đạt 16,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

  • Quý I/2025 EU vươn lên là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. (sau Mỹ và vượt qua TQ).

  • Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại hàng đầu của EU trong số các nước ASEAN.

Việc liên minh châu Âu (EU) mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện sau 35 năm thiết lập ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng cả kinh tế lẫn địa chính trị.

  • Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một đối tác ổn định, tiềm năng và có vai trò nhất định trong khu vực.

  • Mở rộng cơ hội đầu tư và tạo sức bật mới cho thương mại song phương, đặc biệt bối cảnh EVFTA gần 5 năm triển khai đang phát huy hiệu quả. Kỳ vọng EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng ( IUU ) sẽ hỗ trợ ngành thủy sản xuất khẩu phục hồi mạnh.

  • Giúp EU đa dạng hóa đối tác chiến lược, không phụ thuộc vào Trung Quốc.

  • Thúc đẩy cải cách nội tại ở Việt Nam hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn về lao động, môi trường, quản trị…

Tóm lại, đây là bước tiến ngoại giao lớn có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển và hội nhập sâu hơn cho Việt Nam trong thời gian tới.

Tư vấn mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%

Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày

Có hàng T0

Điện thoại: