Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành tài chính, bất kể là ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm hay công ty tài chính thì việc xác định giá trị của doanh nghiệp này sẽ thường được dựa vào chỉ số P/B. Đặc biệt, điều này càng phổ biến khi nhà đầu tư định giá hoặc so sánh các cổ phiếu ngân hàng với nhau.
EVF là một trường hợp rất đặc biệt khi đây là đại diện hiếm hoi của ngành tài chính tiêu dùng niêm yết trên sàn HOSE. Mảng kinh doanh của một công ty tài chính như EVF cũng giống tương tự với một ngân hàng và chủ yếu cung cấp sản phẩm cho vay, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Chính vì vậy, P/B cũng sẽ là chỉ số phù hợp dùng để đánh giá doanh nghiệp như EVF.
Vị thế EVF đang ở đâu khi so sánh với P/B nhóm ngân hàng?
Diễn biến P/B nhóm ngân hàng đến 07/2024 (nguồn: Wichart)
-
Sở dĩ ngân hàng là một chủ thể kinh doanh tương đối đặc biệt về mặt tài sản khi mà tài sản luôn được định giá theo thị trường, nên thật dễ hiểu khi chỉ số P/B luôn được ưa chuộng khi định giá ngành này bởi nó biểu thị được giá trị thị trường so với giá trị sổ sách của một cổ phiếu ngân hàng sẽ như thế nào.
-
Mặc dù các mảng kinh doanh gần giống với ngân hàng, tuy nhiên EVF lại là doanh nghiệp này có P/B thấp hơn nhiều khi so sánh với cổ phiếu ngân hàng. P/B của EVF hiện tại đang ở quanh mức 0.99 lần và thấp hơn nhiều so với mức P/B trung bình nhóm ngân hàng là 1,5 lần và chỉ cao hơn SHB (bank này vốn có P/B thấp từ trước tới giờ). Điều này cho thấy mức giá thị trường so với sổ sách của một doanh nghiệp như EVF còn quá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng phía trước còn rất lớn. Tài chính tiêu dùng sẽ là ngành có mối liên kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành tiêu dùng trong thập kỷ tăng trưởng tới.
-
Điều quan trọng tiếp theo đó là một công ty tài chính như EVF đó là khả năng linh hoạt hơn trong triển khai cho vay với thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn với hạn mức vay đa dạng so với các ngân hàng truyền thống. Doanh nghiệp này cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với Momo & ViettelMoney thông qua việc tích hợp trong ứng dụng quy trình đăng ký khoản vay. Điều này cho phép những người vay đủ điều kiện (dựa trên điểm của đối tác) nhận được tiền chỉ trong vòng 3 phút kể từ khi đăng ký. Ngoài quy trình đăng ký nhanh hơn, khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng hoặc điền đơn đăng ký bằng giấy, từ đó giảm thời gian và chi phí cho cả người cho vay và người đi vay.
Vậy nếu so sánh EVF với các doanh nghiệp nhóm ngành chứng khoán thì sao?
Diễn biến P/B các công ty chứng khoán đến 07/2024 (nguồn: Wichart)
Nhóm ngành chứng khoán là đa phần đều đang ở mức P/B cao và vượt quá giá trị với mức P/B trung bình ngành khoảng 1,9 lần. Đặc điểm của ngành chứng khoán là triển vọng tăng trưởng cao tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro và lợi nhuận có phần thiếu ổn định hơn so với nhóm ngân hàng và công ty tài chính. Chính vì vậy EVF vẫn là cổ phiếu tiềm năng và hấp dẫn cho nhà đầu tư hơn khi mức P/B còn rẻ và mảng kinh doanh tăng trưởng khá ổn định hơn so với nhóm ngành chứng khoán hiện tại.
=> Có thể thấy EVF hiện đang là một trong những số ít cổ phiếu trong nhóm ngành tài chính vẫn đang ở còn mức định giá quá rẻ. Điều này cho thấy sự bất hợp lý khi một doanh nghiệp tiềm năng như bank, có đầy đủ sự hậu thuẫn và hưởng lợi từ hệ sinh thái của EVN lại dần bị bỏ quên trong khi các nhóm ngành tài chính khác như chứng khoán đang định quá quá ảo nhưng vẫn được quan tâm nhiều.
Tiềm năng ẩn dấu đằng sau việc định giá thấp
EVF là doanh nghiệp có P/B các thấp nhất trong nhóm công ty tài chính tiêu dùng (nguồn: FiinPro) - Đây là mức định giá quá khứ, hiện tại P/B chỉ đang quanh 1 lần.
Không phải ngẫu nhiên mà các công ty tài chính tiêu dùng ở Việt Nam luôn là mục tiêu hàng đầu hấp dẫn những nhà đầu tư ngoại. Rất nhiều thương vụ M&A ngành tài chính tiêu dùng đã diễn ra như FE Credit, HomeCredit,… với mức định giá cực kỳ cao, khối ngoại sẵn sàng trả cái giá hấp dẫn để có cơ hội thâm nhập vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng Việt Nam vốn dĩ rất tiềm năng khi được ví như miếng bánh ngày càng phình to khi số lượng người ăn không thay đổi.
Chỉ có 16 công ty tài chính được cấp phép hoạt động theo quy định của NHNN và đa phần trong số đó đều đã có sự tham gia của đối tác khối ngoại. EVF là công ty tài chính hiếm hoi sở hữu những catalyst quan trọng để bùng nổ sắp tới tuy nhiên chưa có đối tác nước ngoài:
-
Thứ nhất, EVF là công ty tài chính có thế mạnh nhờ kế thừa hệ sinh thái từ mối quan hệ của EVN, điện năng lượng tái tạo,…đây cũng là nguồn khách hàng doanh nghiệp chính mà EVF đang khai thác và có xu hướng ngày càng mở rộng. Đây cũng là tiền đề để EVF lấn sân sang mảng trái phiếu xanh dành cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo.
-
Thứ hai, cấu trúc cho vay vốn của EVF có sự khác biệt rõ rệch khi cho vay phân bổ phần lớn ở các khoảng vay doanh nghiệp (84%), kế tiếp là cho vay các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) chiếm 10% và cuối cùng là vay tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm 6%. Sự phân bổ này giúp EVF quản trị tốt rủi ro cho vay hơn với những đối thủ khác trong ngành khi các công ty tài chính còn lại phải giải quyết vấn đề nợ xấu trong thời kỳ tăng trưởng nóng vừa qua.
-
Thứ ba, EVF đang còn dư địa rất lớn để tăng trưởng thị phần về cho vay cá nhân. Xu hướng đẩy mạnh công nghệ Fintech và đầu tư của các tổ chức lớn sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành này.
-
Thứ tư, EVF có nguồn thu nhập ổn định nhờ giải ngân các khoản vay được chính phủ bảo lãnh nhờ việc đóng vai trò là đại lý cho các quỹ ủy thác nhận vốn từ họ rồi trực tiếp cho khách hàng vay mà không chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào.
Khoảng vay được bảo lãnh bởi chính phủ (Nguồn: VietCap, Research)
Ngoài ra, EVF còn hợp tác với công ty chứng khoán Rồng Việt (VDS) và cung cấp các khoản vay trực tiếp (cho vay margin) cho các nhà đầu tư bán lẻ để mua cổ phiếu trên các sàn giao dịch đại chúng. Các khoản vay này có rủi ro thấp vì số tiền này sẽ được thế chấp hoàn toàn bằng tiền gửi của các nhà đầu tư.
Nguồn: Báo cáo VietCap
=> Với đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, những công ty tài chính tiêu dùng như EVF sẽ hưởng lợi rất lớn khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại. NIM dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2024 và dần dần cải thiện nhờ tối ưu hóa nguồn vốn tốt hơn và lợi suất cho vay doanh nghiệp và bán lẻ bắt đầu tăng trưởng mạnh.
NIM dự kiến của EVF trong giai đoạn 2024-2028 (Nguồn: Báo cáo VietCap)
Mảnh ghép còn thiếu duy nhất của EVF đó là cần thêm một đối tác chiến lược khối ngoại xứng tầm để vực dậy tiềm năng tăng trưởng lớn mạnh của doanh nghiệp này. Đây cũng là xu hướng chung của các công ty tài chính tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng lớn như VPB, TCB,…Sự tham gia của một đối tác xứng tầm hứa hẹn là bước ngoặc để biến EVF thành một thế lực mới nổi trong lĩnh vực tài chính. Với mức định giá P/B còn khá là rẻ ,EVF thực sự là điểm đến hấp dẫn và không thể bỏ qua của khối ngoại khi xu hướng dòng tiền đầu tư vào các thương vụ M&A ngày càng gia tăng về số lẫn về lượng.
Trong đầu tư, giá cổ phiếu trong ngắn hạn không nói lên vấn đề mà đòi hỏi nhà đầu tư như chúng ta phải có được tầm nhìn ra trông rộng. EVF là một trường hợp rất đáng để nhà đầu tư mong đợi và kỳ vọng nhờ vào việc sở hữu đầy đủ những tiềm năng để bức phá trong tương lai trong khi định giá lại đang rẻ. Nếu mảnh ghép cuối cùng khối ngoại dần lộ diện, khả năng rất cao P/B của doanh nghiệp này sẽ không còn ở mức quanh 0.99 lần như hiện tại, đây quả thật là một mức định giá vô lý.