EVF - P/B thấp hơn 1 có phải điều vô lý?

Quý 3 khả năng nhóm tài chính tiêu dùng trở lại rồi các bác

1 Likes

Thực trạng thị trường tài chính tiêu dùng

Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đã trải qua năm thách thức nhất trong thập kỷ qua do bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, môi trường kinh doanh tín dụng gặp nhiều bất lợi. Cả ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng (FinCos) đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng chậm, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, chất lượng tín dụng của người vay giảm sút, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, khiến các tổ chức tín dụng buộc phải thắt chặt các điều kiện cho vay hơn. Gánh nặng trích lập dự phòng rủi ro rín dụng cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng lợi nhuận của các ngân hàng và công ty tài chính. Các số liệu báo cáo cho thấy, cuối năm 2023 cho thấy tổng dư nợ cho vay của các FinCos đã thu hẹp hơn 9% so với cùng kỳ năm trước.

Các FinCos sẽ phải giải quyết ba vấn đề chính để thích ứng và phát triển trong năm 2024 và những năm tiếp theo, đó là: (1) Khôi phục động lực tăng trưởng, (2) tinh chỉnh danh mục cho vay, (3) khôi phục và xây dựng uy tín, thay đổi góc nhìn của khách hàng về sản phẩm tài chính tiêu dùng.

Do đó, các chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ tập trung vào:

  • Cải thiện các điểm tiếp xúc và thu hút khách hàng.
  • Đa dạng hóa danh mục sản phẩm.
  • Quản lý rủi ro tín dụng với tập trung vào việc làm giàu cơ sở dữ liệu khách hàng và cải thiện khả năng phân tích khách hàng
  • Thay đổi nhận thức của khách hàng về thị trường tài chính tiêu dùng và các FinCos.

Bối cảnh cạnh tranh: Từ một thị trường mang tính tập trung đến một thị trường đa dạng, cạnh tranh sôi nổi

Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam ngày càng trở nên phân mảnh - Các FinCos nhỏ và vừa, với mô hình kinh doanh tinh gọn và động lực tăng trưởng cao có cơ hội tốt để vượt lên trong khi một số người chơi hàng đầu có xu hướng chậm lại trong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức kinh tế hậu COVID-19, một số đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Cơ hội đầu tư

Những thách thức mà các FinCos đang đối mặt mang lại cơ hội cho các đối tác chiến lược và đầu tư. Sau một giai đoạn điều chỉnh, các FinCos cần thêm vốn để vượt qua thách thức và mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những công ty thuộc sở hữu của các ngân hàng nội địa có kế hoạch thoái vốn khỏi tài chính tiêu dùng và tập trung vào các dịch vụ cốt lõi. Những công ty này cũng đang tìm kiếm nguồn lực để tái cấu trúc và chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh. Mở rộng hợp tác chiến lược dự kiến sẽ giúp mở rộng hệ sionh tái, phạm vi tiếp cận khách hàng và cung cấp chuyên môn, công nghệ, và các gói tài chính phù hợp, điều này rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi này.

Triển vọng trong tương lai

Thị trường đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, với một số chỉ số tích cực cho thấy sự phục hồi:

  • Sự phục hồi của thị trường sẽ rõ rệt hơn từ nửa sau của năm 2024. Trong ngắn hạn, con đường phục hồi sẽ được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự hồi phục của các ngành sản xuất và xuất khẩu dự kiến sẽ cải thiện chất lượng tín dụng và nhu cầu tín dụng của công nhân, lao động động phổ thông, những người có thu nhập từ thấp đến trung bình là tập khách hàng chính của các FinCos, và từ việc số hóa hành trình khách hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Để thị trường thực sự hồi sinh và tăng trưởng bền vững, cần rất nhiều sự thay đổi đến từ cải thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định hưởng dẫn trong việc thu hồi nợ, nỗ lực của chính phủ và chính các công ty tài chính tiêu dùng để cải thiện điểm tín dụng, nhận thức của người đi vay bằng việc tiêu dùng có trách nhiệm và trả nợ đúng hạn
  • Sau một loạt các giao dịch M&A, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với xu hướng thoái vốn của một số ngân hàng nội địa khỏi các chi nhánh tài chính tiêu dùng của họ.
  • Về dài hạn, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ tỷ lệ thâm nhập thấp so với các nước cùng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sự thay đổi trong nhận thức của thế hệ người vay mới , chủ yếu là Gen Z, những người sẽ nhìn nhận các sản phẩm tài chính tiêu dùng như một lựa chọn thanh toán thay vì món nợ.

=> Nhìn chung về góc độ ngành thì tiềm năng tăng trưởng vẫn sáng cửa

4 Likes
3 Likes

Đợi thị trường trả giá, rẻ nhưng mà thị trường có thể chưa thấy hấp dẫn với con hàng này

1 Likes

Bác vô chưa :)), tuỳ bác thôi bác tin vào bản thân đi chớ

Sáng nay có tin ETF loại EVF ra nữa , không biết đi về đâu :))

Quỹ cắt lỗ hả


Em thấy giống vậy đó bác, thấy loại EVF ra rồi

4 Likes

Loại ra có khi tốt,đợt trước mua vào giảm sấp mặt lờ.

Hết game : Một cổ phiếu ngân hàng vào MSCI Frontier Market Index | Vietstock

1 Likes

Em vẫn tbg miệt mài chờ ngày bay của evf :grin:

Từ từ thôi bác, chưa có động lực tăng mạnh nên cứ đợi tín hiệu thị trường chung thôi

Về mệnh rồi múc

1 Likes

Trời sáng rồi kia cổ đông EVF :smiley:

1 Likes

Giá nảy mua giữ được chưa bác :rofl:

Con. Này mua dc nhưng phải bán sớm nhiều nhóm kẹp 13-16 lắm theo khảo sát Em là vậy, đoạn này chỉ ăn line thôi

2 Likes

Chắc tạo xong 2 đáy rồi nhỉ các bác

Rẻ thì giảm đến mức nào đó sẽ có người gom thôi, anh em bình tĩnh :rofl:

May quá lên thuyền EVF quanh 11.8

ra khơi thôi nhễ ae