Trong bối cảnh thị trường chứng khoán 9 tháng đầu năm 2024 biến động mạnh do tình hình vĩ mô không thuận lợi, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm VN30 và Midcap vẫn chưa thể phục hồi. Nguyên nhân chính đến từ việc khối ngoại liên tục rút ròng, tác động lớn đến các cổ phiếu, đặc biệt là nhóm ngành tài chính.
EVF cũng không phải ngoại lệ khi đây là một trong số những cổ phiếu gây thất vọng cho nhà đầu tư trong thời gian qua khi có đà giảm kéo dài kể từ nửa đầu tháng 05.2024 và vẫn chưa có tín hiệu phục hồi mặc dù thị trường chung vẫn có những đoạn phục hồi ngắn xen kẽ.
Vậy đâu là lý do khiến đà giảm của cổ phiếu EVF kéo dài ?
- Đầu tiên, các mảng kinh doanh của nhóm ngành tài chính, đặc biệt là hoạt động cho vay, đang bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình vĩ mô bất ổn. Nhu cầu tín dụng trong nửa đầu năm 2024 yếu hơn so với kỳ vọng, với tăng trưởng tín dụng diễn ra ảm đạm trong những tháng đầu năm. Tăng trưởng chỉ tăng nhẹ trong vài tuần cuối tháng 6, nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong tháng 7. Cùng với đó, nợ xấu trong hệ thống tài chính gia tăng nhanh chóng, làm trầm trọng thêm tình hình. Đối với EVF (EVNFinance), một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cho vay, mô hình kinh doanh tương tự như các ngân hàng, những yếu tố bất lợi này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu kéo dài kể từ giữa tháng 05/2024, tương tự như tình hình của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng khác.
- Dòng tiền rút ra liên tục từ thị trường chứng khoán là bất lợi lớn cho các cổ phiếu có lượng free float lớn như EVF. Khối ngoại và quỹ ETF bán ròng, kết hợp với nhà đầu tư nhỏ lẻ bán cắt lỗ, đã đẩy giá EVF giảm sâu. Cổ phiếu EVF chiết khấu thêm các rủi ro về nợ xấu và tình hình kinh doanh thiếu chuyển biến, khiến P/B của cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, dù doanh nghiệp vẫn duy trì kết quả kinh doanh ổn định so với thị trường.
Thống kê định giá P/B EVF qua các thời kỳ (Nguồn: Wichart)
- Câu chuyện Quỹ cơ cấu bán ra số lượng lớn cổ phiếu EVF sau khi cổ phiếu này được thêm vào MSCI Frontier Market Index từ đầu tháng 06.2024 khiến kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ phiếu này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đằng sau những rủi ro kể trên - EVF còn điều gì để nhà đầu tư kỳ vọng ?
-
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm dự kiến đạt gần 90% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2024 là 580) —> vượt kế hoạch lợi nhuận trong tầm tay.
-
BCTC 6 tháng, tỷ lệ CIR (Cost to Revenue) đạt ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Nếu báo chí nói tăng trưởng nóng thì hãy nhìn tỷ lệ nợ xấu của EVF trong nhiều năm qua luôn dưới 2% (theo quy định 3)
-
Nợ xấu là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong hoạt động cho vay, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng như EVF khi mức độ rủi ro cho vay tín chấp sẽ cao hơn nhiều so với vay thế chấp của ngân hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt của EVF đó là danh mục cho vay hiện tại đang chiếm tỷ trọng lớn là khách hàng nhóm doanh nghiệp nhà nước (chiếm 8,9%) & khách hàng DN, tổ chức khác (86,1%). Đây vốn dĩ là nhóm khách hàng có ít rủi ro hơn so với mô hình cho vay tiêu dùng cá nhân truyền thống như các công ty tài chính FE Credit, HomeCredit đang làm. Đồng nghĩa với việc tình hình nợ xấu của EVF sẽ cải thiện hơn trong các quý tiếp theo khi nền kinh tế phục hồi sẽ tạo điều kiện để khách hàng doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong việc trả nợ.
-
Theo Moody’s - công ty xếp hạng rủi ro tín dụng uy tín hàng đầu trên thế giới, hiện tại EVNFinance là công ty tài chính tổng hợp duy nhất trên thị trường tài chính tại Việt Nam. Điều này cho phép EVNFinance tiếp cận với không chỉ khách hàng cá nhân mà còn nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, định chế tài chính trên nhiều hoạt động khác nhau. Đây là một lợi thế cạnh tranh tương đối lớn so với các công ty tài chính khác tại Việt Nam. So sánh với các bank
-
Theo FiinGroup, dự báo đoạn quý 03.2024 sẽ là giai đoạn chất lượng tài sản cho vay tạo đáy và phục hồi trở lại theo đà phục hồi chung của nền kinh tế. đây sẽ là bước tiến quan trọng để hoạt động cho vay được đẩy mạnh khi yếu tố lãi suất thấp nhờ xu hướng nới lỏng của NHNN, sự phục hồi mảng bất động sản và đẩy mạnh vốn đầu tư công sẽ là những chất xúc tác quan trọng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng & công ty tài chính phục hồi. EVF với thế mạnh về mảng cho vay doanh nghiệp cùng với mối quan hệ tốt với các khách hàng thuộc hệ sinh thái EVN sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi đây là nhóm khách hàng có quy mô hoạt động lớn và dễ dàng tiếp cận cho vay khi lãi suất giảm xuống.
Khách hàng doanh nghiệp chiếm 95% danh mục cho vay của EVF (Nguồn: Wichart)
-
Chỉ số tiêu dùng phục ghi nhận có quý thứ 2 phục hồi liên tục đồng pha với đà phục hồi của nền kinh tế. Mặc dù tốc độ phục hồi vẫn chưa đáp ứng được với kỳ vọng của giới chuyên gia, tuy nhiên các chính sách gia hạn thuế VAT, tăng lương cơ sở và tiếp tục hạ lãi suất để tạo môi trường lãi suất rẻ sẽ là tiền đề quan trọng để kích thích nhu cầu tiêu dùng đến cuối năm tiếp tục phục hồi mạnh và gián tiếp khiến các mảng cho vay tiêu dùng trở nên tích cực hơn. Trong giai đoạn phục hồi, tín dụng doanh nghiệp vẫn là điểm tựa quan trọng cho một công ty tài chính có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao như EVF, đặc biệt là tận dụng các mối quan hệ KH của EVN… Các mảng khác như cho vay công ty chứng khoán Rồng Việt khi TTCK phục hồi kéo theo nhu cầu cho vay margin tăng mạnh…
-
Mảng kinh doanh EVF vẫn được sự “bảo hộ” rất tốt bởi chính phủ khi chỉ có 16 công ty tài chính hoạt động khi quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng. Với vị thế là một trong những công ty có quy mô top đầu mảng tài chính tiêu dùng, hứa hẹn EVF vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Trong đó phải kể đến kỳ vọng có thêm một đối tác ngoại xứng tầm để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của EVF trong ngành.
Ngành tài chính tiêu dùng vẫn là miếng bánh màu mỡ trong nhiều năm tới
-
Với một nền kinh tế mới nổi năng động như Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và được dự báo tiệm cận 5,000 USD/người/năm vào năm 2025-2026 sẽ mở ra cơ hội mới cho mảng tài chính tiêu dùng phát triển khi mức độ thâm nhập tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam chỉ quanh mức 10% cơ cấu GDP trong khi con số này đối với các quốc gia phát triển như Singapore hay Hàn Quốc lên đến 50-60% cơ cấu GDP.
-
Chính vì dư địa tăng trưởng rất lớn này khiến cho thị trường Việt Nam luôn là điểm đến hàng đầu của các nước có mảng tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Người Thái đẩy mạnh tài chính tiêu dùng có nhiều ý nghĩa riêng, trong bối cảnh đặc trưng hoạt động M&A từ trước đến nay được biết đến dưới các thương vụ liên quan đến bán lẻ, hoặc sản xuất hàng vật liệu xây dựng, công nghiệp. Nổi tiếng trong số này là Central Group với nhiều thương hiệu như Nguyễn Kim, Big C, cạnh tranh trực tiếp với các đơn vị bán lẻ khác của Nhật Bản. Xu hướng này đang dần kích hoạt làn sóng vốn ngoại đổ vào thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ngày càng lớn và chắc chắn họ không bỏ qua miếng bánh ngành tài chính tiêu dùng.
-
Xét về yếu tố vĩ mô, người Việt đang ngày càng sẵn lòng “nợ tiêu dùng” nhiều hơn. Theo số liệu nghiên cứu của HSBC thông qua phân tích báo cáo tài chính của bốn ngân hàng lớn, trong giai đoạn 2013-2022, tỷ lệ nợ của hộ gia đình tăng mạnh từ mức 28% lên 50% trên GDP. Động lực quan trọng vẫn đến từ thu nhập bình quân tiếp tục tăng. Thực tế cho thấy người dân bắt đầu chi nhiều hơn cho những hàng hóa dịch vụ không thiết yếu, điển hình như mua sắm ô tô trong thời gian qua.
-
Dù vậy, thị trường tín dụng tiêu dùng của Việt Nam vẫn được đánh giá là chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển. Tại đây có gần 80% dân số vẫn chưa hoặc tiếp cận dịch vụ ngân hàng chưa đầy đủ, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Chính vì vậy, dư địa tăng trưởng phía trước còn lớn.
=> Tổng kết lại, sau giai đoạn giá cổ phiếu đã chiết khấu sâu như thời điểm hiện tại, EVF vẫn là một cổ phiếu tiềm năng trong giai đoạn tăng trưởng sắp tới của kinh tế Việt Nam. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong tiến trình nâng hạng & dòng vốn đầu tư ngoại đang tái phân bổ trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp nhóm tài chính hưởng lợi khi tiếp cận dòng vốn với chi phí rẻ hơn và các cơ hội hợp tác với các tổ chức lớn.