F0 đánh chứng - cần làm gì để tồn tại?

  1. Có nên trả tiền tham gia các khóa học và hội nhóm?
    Không và có. Nếu bạn kỳ vọng tham gia các khóa học và hội nhóm để được phím hàng, theo mình là không. Như mình đã phân tích, về ngắn hạn thì ttck giống như là Zero Sum game, nếu ai cũng thắng hết thì kẻ thua là ai? Nếu 1 ai đó biết chắc chắn 1 mã nào đó sẽ thắng thì họ bán nhà all in chứ cần gì thu phí phím hàng?

Nếu bạn tham gia để học hỏi kiến thức, theo mình nghĩ là không cần. Tài liệu trên mạng rất nhiều, và đa số đều miễn phí cả. Hãy bắt đầu từ đó trước. Một khi đạt đến trình độ nào đó mà cần kiếm sư phụ và thực sự kiếm được sư phụ bạn có thể cân nhắc tham gia các hội nhóm có phí. Theo ý kiến cá nhân của mình thì vẫn là không cần thiết.

Hãy kiếm những người bạn cùng chí hướng để chia sẻ thông tin, trau dồi kiến thức, và nâng cao kỹ năng. Có một người bạn chơi chung sẽ giúp mình rất nhiều về vấn đề tâm lý đặc biệt là khi thị trường vào những giai đoạn khó khăn.

7 Likes

Cảm ơn bạn. Mình có xem qua topic. Mình chưa nghiên cứu sâu về các quỹ ETF nên chắc sẽ phải tìm hiểu sâu thêm sau.

2 Likes

Tản mạn một tí về vấn đề tin tức. Ở thị trường VN hay có những câu như “tin xấu ra là mua”, hay “tin tốt ra là bán”, hay là “tin đã được phản ánh vào giá”. Mình thấy đây là vấn đề mà tất cả F0 cần lưu ý. Như mình đã phân tích, thị trường bị thao túng bởi big boys (thị trường nào cũng vậy, Việt Nam cũng vậy mà Mỹ cũng vậy). Big boys họ có 3 thứ:

  1. Tiền
  2. Quyền
  3. Thông tin

Họ dùng 3 công cụ này một cách nhịp nhàng để thao túng thị trường đi theo hướng mà họ muốn. Dĩ nhiên họ không thể một tay che trời, nhưng họ che cũng gần nửa bầu trời. Các thông tin mà chúng ta tiếp nhận qua bất cứ kênh nào thì họ đã biết trước chúng ta lâu lắm rồi. Thậm chí chính họ là người đưa ra các thông tin hay quyết sách đó. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể “phản ứng” một cách thụ động thôi.

Để tồn tại, chúng ta cần thấu hiểu ý muốn của big boys và thuận theo họ. Ví dụ như họ muốn đè giá thị trường xuống thì chúng ta phải bán (và bán sớm trước những người khác), họ muốn đẩy giá thị trường lên thì chúng ta mua (và mua trước những người khác). Muốn như vậy, chúng ta phải đọc vị được họ thông qua việc phân tích giá, khối lượng, và tiếp nhận thông tin một cách chiến lược. Nói một cách nào đó, mình thấy chơi ck giống như đánh cờ (và mình đánh cờ hơi bị tệ). Chúng ta cần xâu chuỗi các sự kiện và “đọc vị” được đối thủ giấu mặt phía sau bàn cờ để dự tính các nước đi phản đòn.

6 Likes

Bài viết rất hay, cảm ơn bạn vì đã chia sẻ. Ít thấy nhà đầu tư mới nào mà lại tâm huyết và nhiệt tình như vậy.

Cảm ơn bạn. Mình đã gặp được những sư phụ chỉ bảo mình, nên mình trả ơn họ bằng cách truyền lại lửa. Nói 1 cách nào đó là mình đi gieo duyên, và mong các bạn nào vô tình đọc được và thấy có lợi ích thì sẽ lại gieo những duyên này cho những người khác. Bên cạnh đó, viết cũng là một cách để mình lọc lại những suy nghĩ của mình.

Kết ngày hôm nay bằng một chia sẻ về cắt lỗ. Có thể nói là cắt lỗ là bài học đầu tiên mà mình được học, và là bài học cuối cùng (đến giờ phút này) mà mình vẫn phải mãi học. Có thể tâm lý con người chúng ta nói chung là sự tiếc nuối những gì đã mất, và sự kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Chính những suy nghĩ này khiến cho việc cắt lỗ trở nên rất khó. Chúng ta chần chừ, chúng ta không muốn chấp nhận mình sai, chúng ta hy vọng một phép nào đó sẽ giúp mình có thể sửa lại sai lầm của mình. Chúng ta đi tìm những nguồn thông tin để củng cố cho luận điểm sai lầm của mình. Chúng ta không nhìn những cảnh báo đến từ thị trường.

Vì vậy, bài học đầu tiên là phải cắt lỗ. Mua vì cái gì, thì bán vì cái đó. Đa phần chúng ta là Swing trader (trade t+), chúng ta mua cổ phiếu vì hy vọng bán lại và ăn chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Các bạn cần xác định:

  1. Mức độ chịu lỗ (một con số % cụ thể. Theo mình là không quá 10%)
  2. Cách thức quản trị rủi ro (không all-in khi thị trường sideway. Không mua hết trong cùng 1 ngày mà tách ra 1-3 ngày để mua vào).
  3. Hạn chế nắm giữ quá nhiều cổ phiếu

Điều số 3 của mình có vẻ đi ngược lại với rất nhiều lời khuyên của những người khác, mình xin nhận gạch đá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, khi nắm giữ quá nhiều cổ phiếu mình rất khó quan sát tất cả cổ phiếu này cùng 1 lúc. Điều này dẫn đến sai lầm khi quyết định điểm vào 1 cổ phiếu và chậm trễ khi quyết định điểm ra 1 cổ phiếu. Chúng ta có thời gian và trí lực hữu hạn, chúng ta không nên dàn trải trí lực vào quá nhiều cổ phiếu cùng 1 lúc. Hãy tập trung vào 1-2 cổ phiếu cùng 1 lúc thôi, và ưu tiên xử lý lời lỗ cổ phiếu đó trước khi chuyển đổi danh mục. Nó cũng giống như học trường chuyên, lớp chọn vậy. Chúng ta không thể học giỏi tất cả các môn được (trừ một vài thần đồng hiếm gặp ra).

Khi cổ phiếu của bạn bị lỗ, hãy mạnh dạnh cắt ngay khi có thể. Có thể cổ phiếu đó sẽ lên lại ngay khi bạn vừa cắt lỗ, nhưng điều đó chỉ chứng tỏ là quyết định vào ban đầu của bạn đã sai (sai về thời điểm, sai về phân tích lý do cổ phiếu đó sẽ tăng, etc…). Việc kỳ vọng vào một phép màu nào đó có thể giúp sửa đổi sai lầm của chúng ta cũng giống như việc hy vọng trúng số độc đắc vậy. Thay vì đặt tiền bạc của mình vào tay của vận mệnh, hãy nhanh chóng cắt lỗ và tìm kiếm một cơ hội tốt hơn. Khi bạn làm như vậy, bạn có thể đảm bảo mình có toàn quyền quyết định về thời điểm, mã cổ phiếu, và tổng giá trị đầu tư của mình.

6 Likes

Trong các chỉ báo, RSI và Fibonacci là 2 loại mà Việt Nam dùng nhiều nhất và theo mình đánh giá là 2 trong những chỉ báo tồi tệ nhất.

RSI:

  1. Quá nhiều người dùng, và càng nhiều người dùng thì càng có khả năng bị thao túng
  2. Chỉ số này hầu như không thể thông báo thời gian cụ thể (bạn không biết khi nào giá đảo chiều và có thể vào hay ra quá sớm)
    https://youtu.be/xIxRXH_yYG0

Fibonacci:

  1. Hằng số của chúa? Bạn nên đi mua vé số thì tốt hơn.
  2. Tương tự rsi, quá nhiều người dùng nó khiến nó vô tình đúng và rất dễ bị thao túng

2 chỉ báo trên, theo ý kiến cá nhân của mình, nếu bạn có dùng thì chỉ nên dùng nó để phán đoán những người khác sẽ hàng xử như thế nào.

4 Likes

Chứng khoán k có một công thức nào cả. Cuộc đời cũng vậy.

1 Likes

Không dựa vào công thức nhưng có thể áp dụng kinh nghiệm mà bạn.

1 Likes

Lại là mình đây, hôm nay lại ngồi tổng kết lại nhân 1 ngày thị trường khá buồn ngủ. Mình chia sẻ cách đặt các điểm mốc cắt lỗ của mình, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn mới. Nếu các bạn nào có cách nào tốt hơn đừng ngại chia sẻ nhé.

Mình đặt ra rất nhiều mốc chốt lỗ, cứ mốc nào chạm trước thì chốt ngay và luôn:

  1. Chốt lỗ cứng 1: tính theo % của tổng số vốn đầu tư. Mình thấy nước ngoài họ hay để 2%, nhưng ở VN thì mình thấy để chừng 5-10% hợp lý hơn. Nó tùy thuộc vào cổ phiếu mình vào nữa, ví dụ 1 số con penny nó chạy trong ngày rất kinh thì có thể nới biên độ tí nhưng mình nghĩ 10% là mức tối đa. Nếu bạn dùng margin thì nhớ tính thêm margin vào công thức.

  2. Chốt lỗ cứng 2: tính theo mức độ giao động giá trung bình của một ngày (chỉ số ATR). Lấy ví dụ ATR của SSI đang là khoảng 1460 đồng, mình sẽ lấy 1.5x hay 2x tức là khoảng 2190 tối đa (giá hiện tại là 28950 đ). Một cách khác là dùng ATR của 3 ngày (do vấn đề t3), nhưng ATR của 3 ngày của SSI hiện là 2929 đ, hơi cao.

  3. Chốt lỗ động: trong trường hợp mình có lời, mình sẽ di chuyển mức độ cutloss của mình lên theo mức lời. Nếu giá đóng cửa tăng trên 2 ATR (2920 đồng) so với giá mình đã mua ban đầu, mình sẽ di chuyển điểm stoploss số 1 và số 2 của mình lên tương ứng với mức mới (ví dụ như giá mới là 31870 thì stoploss số 2 sẽ là 29680 đồng). Việc chốt lỗ động giúp mình tối ưu hóa lợi nhuận.

  4. Chốt lỗ theo tín hiệu: mình sử dụng một số chỉ báo, và nếu chỉ báo của mình phái tín hiệu thoát thì mình lập tức chốt cho dù đang lỗ hay lời ở mức độ nào. Thông thường 80% trường hợp là chỉ báo của mình sẽ giúp mình thoát trước khi mình phải chốt lỗ theo các mức 1,2,3 như trên. Bạn hãy cố gắng tự nghiên cứu và tìm một chỉ báo nào phù hợp thì bạn sẽ tối giảm mức lỗ.

2 Likes

Theo mình nghĩ Fibonacci cũng có cái diệu dụng của nó đó là kiểm tra breakout có thành công hay không. Đơn cử như đợt breakout ngày hôm qua được xác nhận là fail break vì 3 lý do sau:

Thứ nhất, giá đóng cửa của ngày hôm kia đều cao hơn giá đóng cửa của 2 ngày trước đó.

Thứ hai, giá mở cửa của ngày hôm qua ở dưới mức 0.382 (tính từ 1536.45 đến 1156.54).

Thứ ba, ta lấy giá đóng cửa của ngày hôm kia trừ đi giá thấp nhất của ngày hôm kia. Sau đó đem kết quả tính được cộng với giá đóng cửa của ngày hôm kia thì ta thấy cao hơn mức 0.382 (tính từ 1536.45 đến 1156.54).

Qua ba yếu tố trên, mình đi đến xác nhận là fail break!

Trên đây là quan điểm của mình về fibonacci xin được chia sẻ với bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, vui vẻ nhé.

Mình không nghĩ Fibo là vô giá trị, như mình đã nói 1 chỉ số càng nhiều người dùng thì sẽ càng có giá trị để hiểu/đoán tâm lý đám đông. Tuy nhiên, dùng 1 hằng số hư ảo để làm căn cứ cho việc đầu tư thì mình vẫn cảm thấy không ổn. Dĩ nhiên nếu bạn dùng hằng số đó và kiếm được lợi nhuận từ đó thì điều đó là một điều tốt và bạn vẫn nên dùng thôi :slight_smile:

2 Likes

Bạn chia sẻ thêm khi nào thì break ko fail đc ko. Mà 3 lí do break fail bạn đưa ra có thể áp dụng cho từng cổ phiếu đc ko? Thanks bạn

Đánh theo tin là…rất dễ chết. Lấy ví dụ hôm rồi HSG có tin chủ tịt bán cổ phiếu, kết quả là cổ phiếu tăng nóng vài phiên. Nhiều khi chúng ta đọc cái tin nó như vậy, nghĩ là nó sẽ diễn ra như vậy, kết quả nó lại trái ngược hoàn toàn.

Mình rút ra kinh nghiệm là đừng có xem tin, đánh theo đồ thị kỹ thuật thì cứ theo đồ thị kỹ thuật mà làm việc. Không lẫn lộn giữa 2 thứ này.

Trừ khi có thông tin nội gián (thường là chúng ta không có), chúng ta không nên để thông tin media nhiễu loạn quyết định của chúng ta (mục đích của các tin media này là như vậy). Hãy quan sát diễn biến của thị trường để quyết định.

Bên cạnh đó, khi có những thông tin bất ngờ, hãy tránh hành động vào 30 phút đầu tiên (15p ATO và 15p sau đó) vì đây là thời điểm dễ hoảng loạn. Hãy bình tĩnh quan sát để có hành động cụ thể.

4 Likes

Cảm ơn bạn bài viết tâm huyết. Chúc F0 thành công câu cá câu được cá mà không mất cần. Điều quan trọng nhất ko tham. Nếu bạn mua cp giá 10k kỳ vọng 12k thì nên bán 11k2 đến 11k5 ăn mỏng thôi nha các bác. Tiền là thật cp nay lên mai xuống.

1 Likes

Ở điểm này mình quan niệm hơi khác chút, đó là phải tối ưu hóa lợi nhuận. F0 dễ bị chuyện là cắt lỗ quá trễ và chốt lời quá sớm. Mình cần phải làm ngược lại thì mới có ăn được. Cách cắt lỗ và chốt lời mình đã có chia sẻ ở các bài viết trên rồi. Theo kinh nghiệm của thì một khi xây dựng được cho riêng bản thân bạn một bộ chỉ báo và một hệ thống trade tốt thì bạn sẽ không bao giờ bị tình trạng như mình đã nói (hoặc rất ít khi xảy ra).

1 Likes

Đi dạo 1 vòng F247, thấy toàn các topics vẽ lên bức tranh lợi nhuận x2, x3 trong năm tới và những năm tới nữa, mình cảm thấy bức xúc vô cùng. Bức tranh họ vẽ ra là dành cho các nhà đầu tư dài hạn như Warren Buffet, mà ở VN không có dạng này, kể cả quỹ lớn thì đa phần họ cũng đầu tư tính theo tháng thôi, tính bằng năm là rất ít.

Khi đầu tư, ta phải tính đến dòng tiền và mục tiêu của ta. Ví dụ như ta muốn kiếm 1 khoản nhỏ khi về hưu, mỗi tháng đi làm ta trích 5% mua cổ phiếu một công ty rất tốt như HPG, trong 10-20 năm chắc chắn ta sẽ tích lũy được khối tài sản vô cùng lớn. Đầu tư dạng ấy thì giá vốn của ta là trung bình giá, cứ rẻ ta mua hay có tiền ta mua, doanh nghiệp tăng trưởng đều đặn thì cổ tức bao gồm tiền mặt và phát hành thêm sẽ là món lợi của ta.

Ngoài trường hợp đó, một số quỹ có khoản tiền quá lớn, họ mua vào bán ra sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu, và họ phải quản trị rủi ro, thì họ sẽ đi theo hướng lâu dài và tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, triển vọng cao trong vòng 5-10 năm.

Đa số chúng ta là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chúng ta chạy gạo hàng tháng, chúng ta quan tâm đến cái xu hướng 2 - 3 năm để làm gì? Có ai biết sẽ xảy ra covid? Có ai biết liệu còn dịch bệnh nào không? Chiến tranh khi nào kết thúc? Mỹ Trung có đánh nhau không? ABCXYZ đó là những chuyện mà chẳng ai dự tính được. Trong khi đó chúng ta phải chốt lời, lỗ hàng tuần, hàng quý để đóng tiền nhà, tiền học, tiền ăn. Chúng ta tin vào cái bánh vẽ 10 năm 20 năm để làm gì? Những ai tin vào cái bánh vẽ đó là những người hold to die HPG, DIG để rồi ngậm ngùi nhìn tk của mình mất đi 50-70% giá trị. Những ai vướng margin còn bị force sell không thương tiếc.

Đừng yêu một cổ phiếu nào cả. Dĩ nhiên có 1 số cổ phiếu đánh quen tay, hiểu rõ cách nó đi, thì chúng ta dễ dàng thắng hơn, nhưng không yêu một cổ phiếu nào cả. Cứ chạm điểm cut loss là thẳng tay cắt ngay (xem bài viết trên mình có đề cập cách cut loss).

Mình lấy ví dụ 1 con mình hay theo là HUT, từ lúc thị trường sụp đến giờ chúng ta nếu:

  1. Ôm HUT từ vùng giá 5x thì giờ đúng là cắt đôi tài khoản
  2. Thẳng tay bán ra và ăn những cú hồi thì có thể lời từ 50-100% tài khoản
  3. Thẳng tay bán ra và không vào lại thì cũng chỉ lỗ 15-20% tài khoản

Nếu là bạn, bạn chọn option nào? Trước đây mình ngây thơ tin vào câu “Chưa bán là chưa lỗ”, thị trường nó vả mình vài lần mình mới tỉnh người ra. Tiền nằm trong túi của bạn mới là tiền của bạn nhé. Nó còn nằm trên cổ phiếu thì giá trị của nó được quyết định bởi thị trường.

Một điểm nữa mình muốn chốt, là nếu bạn có thời gian trade hàng ngày, thì ĐỪNG đứng ngoài thị trường ở những cú sụp thế này. Chí ít là hãy liên tục quan sát. Tốt hơn nữa là bạn hãy xuống tiền, 5% NAV cũng được. Nếu có mất bạn cũng không mất quá nhiều, và bạn còn đến 95% cash để có thể TBG. Thị trường sụp là cơ hội rất rất lớn để thu hoạch cả tiền và kiến thức. Đừng đứng ngoài thị trường.

2 Likes

Nhân dịp có bạn hỏi về cách quan sát dòng tiền, trong giới hạn hiểu biết và kinh nghiệm của mình xin trả lời bạn như sau:

  1. Thị trường → Ngành → Cổ phiếu: khi quan sát thị trường, cần nhìn nhận thị trường chung, sau đó là nhóm ngành cụ thể, và đến mã cổ phiếu cụ thể. Dòng tiền hiện nay bị thắt chặt, nhà đầu tư mua cổ phiếu này thì thường không có tiền mua cổ phiếu kia và ngược lại, nên khi chọn mua cổ phiếu cần tập trung vào cổ phiếu mạnh, trong ngành dẫn dắt, và tránh mua khi thị trường đang có xu hướng không tốt. Khi thị trường đi xuống sâu thì chắc chắn cổ phiếu nào cũng đi xuống không ít thì nhiều. Khi thị trường hồi phục mạnh thì chắc chắc đa số các cổ phiếu đều có sự phục hồi nhất định. Chúng ta không thể đi ngược thị trường.

  2. Nỗ lực và thành quả: như đã giới thiệu qua về VSA, mình xin tóm tắt lại như sau: sự dao động về giá (biên độ) cần có sự dao động tương quan về khối lượng giao dịch. Nếu 2 dao động này tỷ lệ nghịch với nhau thì đây là điều bất thường. Ví dụ như: giá tăng cao mà volume giảm hay tăng không tương xứng, giá giảm sâu nhưng volume lại không cao. Khi có sự bất thường, thì thường sẽ có sự điều chỉnh lại sau đó 1 vài phiên (hay ngay trong phiên), đó là điều chúng ta cần lưu ý.

  3. Chiều hướng vận động (và sức mạnh) của dòng tiền: thị trường chung, hay cổ phiếu nào đó, trong phiên đều có sự tăng hay giảm điểm. Nếu khối lượng (với index chúng ta có thể tính bằng tổng số lượng giao dịch hoặc đơn vị tiền) tăng khi giá hướng về 1 chiều nào đó thì khả năng cao là giá sẽ tiếp tục đi theo chiều hướng đó (và ngược lại)

Với index, 1 cách dễ tính là ngồi nhẩm xem trong vòng 10s/30s/5p etc thì tổng lượng giao dịch đang đi lên đồng pha với chiều hướng đi của điểm số hay ngược lại.

  1. Khối lượng chủ động mua và chủ động bán có thể quan trọng, có thể không, vì lái rất dễ đánh lừa chúng ta (tiền trao từ tay này sang tay kia). Khối lượng mua bán của nước ngoài cũng là một chỉ số không nên quá quan tâm vì cũng rất dễ bị lừa. Tuy nhiên các chỉ số này cũng có giá trị sử dụng nhất định (thường phản ánh ý chí của đội lái, nên khi đã quen với cách đánh của đội lái của 1 mã nhất định thì có thể quan sát thêm các yếu tố này)

  2. Lưu ý các lệnh chặn trên và dưới của các mã cổ phiếu, thông thường các lệnh này nếu xuất hiện sẽ phản ánh việc đội lái đang có (hay sắp có) hành động. Hành động này cụ thể là gì thì theo kinh nghiệm của mình là có sự khác nhau của từng đội lái, chúng ta cần làm quen với cách đi lệnh của từng đội lái của từng mã cổ phiếu mình hay mua/bán

Khi quan sát bảng điện, nên lưu ý những lệnh đặt mua/bán với khối lượng đột biến, đây thường là những mốc giá quan trọng cần lưu ý. Hãy nhớ rằng mục tiêu của dòng tiền thông minh là mua thấp bán cao, và họ sẽ làm mọi thủ thuật để đạt được mục tiêu này.

  1. Cần chăm chỉ quan sát: nếu bạn trade T+, bạn cần chăm chỉ quan sát bảng điện vì chỉ nhìn chart sẽ rất dễ bị đánh lừa. Một ví dụ là cổ phiếu mã PVS, mã này lái thường xuyên tạo ra các cây nến giảm sàn đầu phiên (chỉ giao dịch vài trăm cổ phiếu) khiến cho nến ngày có biên độ dao động khủng, tuy nhiên trên thực tế thì đa phần các cổ phiếu đều giao dịch quanh mức dao động hẹp. Nếu không có thời gian quan sát, bạn có thể dùng 1 số trang có tổng hợp khối lượng ở từng mức giá để làm căn cứ tham khảo.

  2. Lưu ý 1 số cổ phiếu vốn hóa lớn, dẫn dắt: 1 số cổ phiếu (đặc biệt là nhóm VN30) thường được dòng tiền thông minh dùng để điều chỉnh thị trường. Việc quan sát các cổ phiếu này có thể giúp bạn dự đoán được xu hướng giá trong vài chục giây hay vài phút tới. Với T+ thì việc này cũng rất có ý nghĩa vì nó có thể là chênh lệch vài % giá mua, giá bán.

Cổ phiếu về bản chất là cuộc chơi của dòng tiền thông minh (lái), họ gom cổ phiếu vùng giá thấp, đánh lên vùng giá cao, sau đó bán lại hết cho nhà đầu tư khác và kéo giá cổ phiếu xuống lại tiếp tục làm một vòng mới. Về căn bản chúng ta khi mua bán T+ là phải xác định được những “vòng” này, và tham gia vào chung với dòng tiền thông minh để kiếm lợi nhuận.

Dòng tiền thông minh họ nắm trước thông tin và chi phối thông tin, từ báo đài đến forum, nhóm chat. Một điểm cần lưu ý, nói đi nói lại, là đừng quá để thông tin bên ngoài ảnh hưởng. Các thông tin bên ngoài thường là có chủ đích cố tình để chúng ta đưa ra các quyết định sai lầm. Khi giao dịch nên hạn chế đọc thông tin, hoặc đọc nhưng không đưa ra bất cứ kết luận nào cả. Hãy để các con số trên thị trường giúp chúng ta đưa ra các quyết định cụ thể và chính xác.

Đừng tin ai cả (kể cả tôi). Hãy nâng cao kiến thức để tự đưa ra quyết định của mình, và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình để ngày càng tiến bộ. Đừng mua bán dựa vào một bài viết vu vơ trên mạng, một video clip vừa xem, hay một bản tin VTV. Tất cả thông tin từ tất cả các tin đều có mục đích mang lại lợi ích cho người/nhóm người đưa thông tin đó.

Lưu ý: phong cách giao dịch của tôi là T+ (swing trading), tất cả những kiến thức, kinh nghiệm của tôi chia sẻ thiên về T+ và không phù hợp với việc đầu tư cổ phiếu lâu dài theo hướng phân tích cơ bản nội tại doanh nghiệp.

5 Likes

Bạn viết bài hướng dẫn hay như sách luôn :+1:

Mình thắc mắc là nếu bạn có thể xác định dc 1 vòng (cycle) mà lại đánh theo T? Phân tích dài hạn mà đánh ngắn hạn phí quá

nhờ bác chủ nhận định giúp TGG, game đổi chủ

Chứng khoán trong vòng to có vòng nhỏ, trong vòng nhỏ có vòng nhỏ hơn. Mình đánh ngắn hạn vì các lý do sau:

  1. Kỹ năng: mình thiên về phân tích kỹ thuật, phân tích kỹ thuật xác suất đúng giảm dần khi nhìn dài hạn (do phụ thuộc quá nhiều yếu tố không kiểm soát được như chiến tranh, dịch bệnh, etc). Phân tích dài hạn của mình không bằng những chuyên gia kinh tế có cái nhìn vĩ mô.
  2. Dòng tiền: dòng tiền mình đánh không phải dạng dòng tiền nhàn rỗi mà cần luân chuyển liên tục, cơm áo gạo tiền
  3. Lãi kép: giữa việc nắm giữ một cổ phiếu với mức lãi 50% trong 1 năm so với việc xoay vòng liên tục với mức lãi 10-20% / tháng cộng lãi kép thì đánh ngắn hạn rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận (hay thiệt hại) cũng sẽ cao hơn.
2 Likes