- Sau khi dừng tăng lãi suất vào tháng 6, FED dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong cuộc họp 2 ngày 25 - 26/7 sắp tới (giờ địa phương). Đây được coi là đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 22 năm của FED, bất chấp những dấu hiệu lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây.
=> Vậy, thông tin FED tăng lãi suất có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn hay không? Và việc FED liên tục tăng lãi suất trái ngược với chính sách của chính phủ Việt Nam có làm thay đổi chính sách của Việt Nam hay không?..
I. FED DỰ ĐOÁN TĂNG LÃI SUẤT 0.25%
-
Theo CMEGROUP, hiện tại có đến 98.9% các chuyên gia kinh tế dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0.25%. Vì vậy, đợt công bố này khả năng cao FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất như dự kiến.
-
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc cũng như quan ngại về việc FED tiếp tục tăng lãi suất mặc dù lạm phát Mỹ hiện tại đã giảm rất nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm.
-
Thời điểm Tháng 6/2022, CPI Mỹ công bố tăng 9.1% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua.
-
Tuy nhiên đến hiện tại, lạm phát Mỹ liên tục giảm mạnh hơn dự báo. Theo báo cáo do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố vào ngày 12/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đạt 3% so với một năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021
-
Mặc dù lạm phát tại Mỹ đã giảm về mức 3% nhưng FED vẫn có hành động tăng lãi suất là bởi vì FED theo đuổi mục tiêu đưa lạm phát về ngưỡng 2%.
=> Chính vì vậy, SimpleInvest đánh giá đây có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng của FED. Đợt tăng lãi suất trong tháng 7 này sẽ giúp Fed đạt được mục tiêu đưa lạm phát về 2% và bắt đầu ngừng tăng lãi suất.
II. TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM
- Trong quá khứ, chính sách tại Mỹ và Việt có sự trái ngược. Trong khi FED liên tục tăng lãi suất thì Việt Nam đã có 4 lần hạ lãi suất liên tiếp kể từ tháng 3/2023.
=> Vậy việc FED tăng lãi suất liệu có gây áp lực đến chính sách Việt Nam không? Liệu Việt Nam có còn lo ngại gì hay không?
Theo SimpleInvest, Việt Nam đang điều hành chính sách dựa trên nội tại của Việt Nam chứ không dựa trên nội tại của Mỹ. Mục tiêu của Chính Phủ năm nay tập trung chính vào 3 yếu tố nhằm tăng trưởng kinh tế đó là: Lạm phát, Ổn định tỷ giá và Tăng trưởng GDP
Nhà đầu tư hãy cùng SimpleInvest phân tích về 3 yếu tố này để trả lời được Việt Nam có áp lực gì trong việc Fed tăng lãi suất hay không nhé!
- Kiểm soát lạm phát
Kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng của Chính Phủ Việt Nam.
-
Theo tổng cục thống kê, chỉ số CPI (chỉ số đo lường lạm phát) tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nguyên nhân là có một số nhóm hàng tăng giá như nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, Giáo dục, Hàng ăn và dịch vụ…
-
Mặc dù so với cùng kỳ thì CPI tăng 2% trong tháng 6, nhưng xét cả xu hướng thì CPI đang giảm dần và CPI tháng 6 thấp kỷ lục từ đầu năm đến nay. Cho thấy các yếu tố về lạm phát không quá lo ngại và Chính phủ có thể kiểm soát tốt lạm phát trong ngưỡng cho phép
- Ổn định tỷ giá
a. Thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục góp phần ổn định tỷ giá
-
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức Thặng dư thương mại cao kỷ lục là 12.8 tỷ USD, cao hơn mức Thặng dư của cả năm 2022**.**
-
SimpleInvest đánh giá Thặng dư thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và tăng lên. Với việc Thặng dư thương mại nhiều sẽ giúp Việt Nam tích trữ Dolar nhiều, từ đó giảm sức ép về tỷ giá trong trường hợp Mỹ tiếp tục tăng lãi suất
-
SimpleInvest cũng đã có bài viết phân tích rất chi tiết về Thặng dư thương mại, nhà đầu tư có thể tham khảo lại để hiểu rõ hơn nhé.
Nhà đầu tư tham khảo lại bài viết tại đây: Thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục. Thị trường chứng khoán tiềm năng lớn. Mua cổ phiếu nào?
b. Nhà nước dự trữ USD nhiều sẽ góp phần ổn định Tỷ giá
-
Bên cạnh đó, NHNN ước tính đã mua ròng 6.3 tỷ USD, nâng dữ trự ngoại hối lên khoảng 91 tỷ USD, tương đương 3.5 tháng nhập khẩu
-
Dữ trữ nhiều USD sẽ giúp Việt Nam giảm áp lực Tỷ giá
c. Các thương vụ bán vốn trong nước góp phần ổn định tỷ giá -
Các thương vụ bán vốn của các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp Việt Nam tăng thêm tiền USD góp phần ổn định tỷ giá ví dụ như:
- Thương Vụ ngân hàng VPB bán 15% cổ phần cho ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking thu về 1.5 tỷ USD
=> Các thương vụ bán vốn của các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp Việt Nam thu về lượng tiền USD lớn, từ đó sẽ làm giảm áp lực về Tỷ giá.
- Mục tiêu tăng trưởng GDP 2023 đạt 6.5%
-
Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6.5%, với nền tăng trưởng cao của năm 2022 thì rõ ràng đây là một thách thức lớn trong năm nay.
-
Tuy nhiên, ở Quý 1/2023, GDP tăng trưởng rất thấp, ở Quý 2 có sự tăng trưởng tốt hơn nhưng so với mục tiêu đặt ra thì vẫn còn cách xa
-
Để tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6.5% như mục tiêu đã đề ra thì buộc nhà nước phải tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển
KẾT LUẬN: Chính sách điều hành của Chính phủ rất linh hoạt và tập trung vào mục tiêu trọng tâm là tăng trưởng kinh tế. Vậy nên việc đảo chiều chính sách tiền tệ và mối lo về việc FED tăng lãi suất là không có. Nên nhà đầu tư không nên quá lo lắng vấn đề về việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng tới chính sách của Việt Nam.
SimpleInvest nhận định giai đoạn tới Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ và các chính sách về tài khóa để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra.
III. SỰ BIẾN ĐỘNG NGẮN HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG VNINDEX
- SimpleInvest thống kê các phiên giao dịch mà FED công bố tăng lãi suất trong quá khứ để nhà đầu tư có dữ liệu đáng tin cậy, từ đó có thêm góc nhìn và đưa ra được chiến lược hành động phù hợp.
- Như vậy, theo dữ liệu quá khứ, các phiên công bố FED tăng lãi suất theo thống kê sẽ không biến động mạnh, sau đó sẽ diễn biến theo câu chuyện của Vnindex thời điểm đó.
=> Vậy nên nhà đầu tư không nên quá lo lắng về việc FED sẽ tăng lãi suất ảnh hưởng đến thị trường phiên giao dịch thứ 5 sắp tới(ngày 27/5). Hãy tập trung vào danh mục hiện tại để có chiến lược hành động tối ưu nhất.