[FIDT] Báo cáo tuần 01.10 - 06.10.2023

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 01/10/2023

  • Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 39.94% (–%) - Ngang so với tuần trước.
  • Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ TĂNG trong tuần này.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này

  • Vĩ mô trong tuần qua thay đổi chủ yếu từ số liệu kinh tế xã hội do tổng cục thống kê công bố, trong đó các số liệu đáng chú ý gồm GDP, CPI, IIP, XNK, FDI đã được FIDT cập nhật và đánh giá trong tuần. Ngoài ra, rumor về việc Big 4 có đề xuất tiếp tục hạ lãi suất huy động là điểm sáng hỗ trợ thị trường.
  • Tỷ giá USD/VND đã tạm hạ nhiệt sau giai đoạn hút thanh khoản của SBV, dự kiến tốc độ hút sẽ giảm dần khi khối lượng đạt 100 - 120k. Ngoài ra DXY hạ nhiệt sau giai đoạn tăng mạnh được kỳ vọng cũng sẽ giảm bớt áp lực lên tỷ giá.
  • Về mặt động lượng thị trường, cuối tuần qua là sự rụt rè thấy rõ của nhà đầu tư sau những phiên giảm mạnh, tích cực tập trung chủ yếu ở nhóm Vin khi cổ phiếu VIC đã ngưng giảm và có dấu hiệu của cầu thị trường sau giai đoạn liên tục bị bán tháo.

Về xu hướng thị trường (Vnndex) trong tuần tới, FIDT quan điểm khả năng thị trường sẽ tiếp tục giằng co đi ngang với thanh khoản thấp, nhờ các yếu tố hỗ trợ về vĩ mô trong nước tương đối tích cực mà thị trường có thể tăng nhẹ trong tuần. Về quan điểm kỹ thuật (TA) Vnindex hiện đang tích lũy với khối lượng thấp tại mốc hỗ trợ tâm lý 1150, dự kiến sẽ phục hồi nhẹ sau khi đã chạm vùng quá bán. Mục tiêu tiếp theo sẽ là mốc hỗ trợ cũ - kháng cự 1170.

Xét về chu kỳ kinh tế thì Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi (Early Recovery) nên FIDT cho rằng xu hướng trung hạn của thị trường là vẫn đi lên. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy khi phục hồi về vùng định giá trung bình, thị trường dễ xảy ra nhiều đợt điều chỉnh mạnh.

FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư hạ các vị thế margin trong tuần tới khi có các nhịp phục hồi và hạn chế trading các vị thế ngắn hạn. Đối với các vị thế trung hạn, giai đoạn hiện tại là giai đoạn tích luỹ cổ phiếu, phương pháp phù hợp nên là mua dần, tích luỹ vị thế ở những phiên thị trường giảm mạnh và tránh mua đuổi. Trước tìn hình nhiều thông tin tốt xấu đan xen FIDT sẽ theo dõi và cập nhật quan điểm trong tuần khi thị trường có biến động bất thường.

QUỐC TẾ

PCE

Mỹ thông báo số liệu PCE Price Index tháng 8 với kết quả như sau:

Đáng chú ý - Headline PCE & Core PCE đều có mức tăng thấp hơn thị trường dự đoán, đặc biệt Core PCE có mức tăng thấp nhất kể từ 2020 – tín hiệu cực kỳ tích cực cho Fed.

Đánh giá kết quả PCE

Headline PCE – Mức tăng 0.4% phần lớn là do giá dầu tăng, tương tự như headline CPI công bố trước đó.

Core PCE - Cả 3 cấu phần chính lạm phát lõi PCE đều hạ nhiệt rõ rệt YoY, trong đó:

• Hàng hóa lõi (+0.5% YoY) - giảm sâu với sự đóng góp chính từ nhu cầu mua xe cộ và nội thất giảm mạnh.

• Dịch vụ nhà ở (+7.4% YoY) - tiếp tục đà giảm so với +7.8% YoY của tháng trước, cho thấy PCE đã bắt đầu phản ánh thị trường BDS, cần thêm thời gian để giúp kéo lạm phát xuống.

• Dịch vụ lõi ngoài nhà ở (Super core, 4.4% YoY) – quay đầu từ giảm mức tăng +4.7% YoY của tháng trước (mức tăng cao nhất kể từ 2/2023).

Thị trường lao động và tiêu dùng

• Chi tiêu tiêu dùng tăng mặc dù chỉ tăng 0.1% MoM, nhưng vẫn cao hơn kỳ vọng thị trường, kết hợp với tăng trưởng lương tăng thoạt nhìn tiếp tục khẳng định độ bền vững của nền kinh tế Mỹ.

• Tuy nhiên, với việc thu nhập khả dụng chỉ tăng 0.2% MoM, tỷ lệ tiết kiệm về mức 3.9% (mức thấp nhất kể từ đầu năm), và nghiên cứu gần đây của Fed cho thấy chỉ còn 20% hộ gia đình Mỹ có lượng tiền tiết kiệm cao hơn giai đoạn trước Covid thì khả năng cao tiêu dùng sẽ chậm lại hẳn vào các tháng tới.

Điều chỉnh kết quả PCE trước

BEA có điều chỉnh lại kết quả PCE trong thời gian qua, dữ liệu sau khi điều chỉnh cho thấy lạm phát đạt đỉnh vào T2/2022 ở mức 5.6%. Ngoài ra, dữ liệu cũng gợi ý rằng việc thiểu phát (disinflation) có thể diễn ra sớm hơn so với kỳ vọng trước đó.

FIDT Nhận định

• Kết quả báo cáo PCE lần này cho thấy bức tranh về tình hình lạm phát cũng như triển vọng kinh tế Mỹ tích cực hơn cả báo cáo CPI đầu tháng và dự đoán thị trường khi (1) Lạm phát tiếp tục đà giảm mạnh, (2) Kỳ vọng tiêu dùng Mỹ bắt đầu chững lại vào những tháng tới.

• PCE tháng 8 cũng cho thấy dự phóng của Fed về lạm phát giai đoạn cuối năm có phần hơi quá tiêu cực. Nếu PCE các tháng tới tiếp tục xu hướng của báo cáo lần này, xác suất cao lạm phát lõi cuối năm sẽ về mức thấp hơn cả 3.7% - mức dự đoán được công bố trong cuộc họp FOMC vừa qua.

• Fed sẽ vẫn tiếp tục quan sát và thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên xác suất không tăng lãi suất trong tháng 11 – chấm dứt chu kỳ thắt chặt hiện đã cao hơn so với trước khi ra kỳ báo cáo này.

Cập nhật tình hình hàng hóa

Giá Dầu

Giá dầu Brent tăng mạnh trong tháng 9, từ giao dịch trong khoảng 80 – 90 USD/ thùng lên mức 93 USD/ thùng (29/9). Đây là đợt tăng nhanh và mạnh nhất tính từ đầu năm, phần nhiều do:

Nguồn cung thắt chặt

• Nga và Saudi Arabia chính thức kéo dài việc cắt giảm sản lượng tới cuối năm thay vì kết thúc trong tháng 9.

• Nga thực hiện lệnh cấm xuất khẩu tạm thời để bình ổn giá.

• Kho dự trữ chiến lược dầu mỏ của Mỹ về mức thấp kỷ lục trong 20 năm qua, cộng hưởng với việc ngành dầu mỏ ở Mỹ đã bị underinvest trong thời gian dài, khiến khả năng can thiệp của Mỹ trong thời gian tới khó có thể được như năm ngoái.

Nhu cầu dự kiến tăng nhờ

• Nền kinh tế Mỹ bền vững hơn dự kiến (tiêu dùng mạnh, thất nghiệp thấp) bất chấp các đợt tăng lãi suất của Fed.

• Câu chuyện hồi phục kinh tế của Trung Quốc dần tích cực hơn với các số liệu từ các kỳ báo cáo vừa qua (PMI sản xuất đạt 50.2 trong tháng 9).

Dựa vào các phân tích cung cầu trên, FIDT giữ nguyên kỳ vọng giá dầu trong thời gian tới sẽ giao dịch quanh mốc 90 - 95 USD/thùng nhưng vẫn cân nhắc rủi ro có thể vượt mức 100 USD/thùng (xác suất thấp).

Hàng hóa khác – thực phẩm & kim loại.

Giá thực phẩm hiện vẫn đang trong xu hướng giảm, tuy nhiên có một số rủi ro đáng chú ý có thể làm giảm nguồn cung, khiến giá tăng trở lại như:

(1) Diễn biến thời tiết phức tạp.

(2) Nhiều quốc gia tiến hành cấm xuất khẩu.

Giá đa số kim loại nhìn chung hiện đang ở mức thấp so với 2022, phần lớn do chính sách tiền tệ thắt chặt khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, giảm nhu cầu tiêu thụ (đơn cử thị trường BDS Trung Quốc đóng băng kiến nhu cầu thép giảm). Tuy nhiên, nhu cầu xe điện tăng có thể phần nào giúp kim loại giữ giá trong thời gian tới.

FIDT sẽ tiến hành đánh giá rủi ro và ảnh hưởng của tình hình hàng hóa lên kỳ vọng thị trường cũng như lạm phát trong báo cáo tháng 10.

TRONG NƯỚC

Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

CPI tiếp tục có xu hướng tăng trở lại sau khi giá dầu tăng, việc CPI (YoY) tăng là điều được dự báo trước. Cấu phần gây áp lực CPI tháng 9 là Giáo dục - mang yếu tố mùa vụ, thường tăng vào mùa khai giảng tháng 9 hàng năm và sẽ không thay đổi đáng kể trong các tháng khác.

CPI tăng trở lại chưa phải là vấn đề lớn vì mức trung bình 9 tháng hiện nay 3.16% là thấp hơn nhiều mức được QH giao cả năm ở mức 4.5% và dự báo cả năm vẫn dưới nhiều so mức mục tiêu. Do đó, chính sách sẽ không thay đổi vì yếu tố lạm phát trong năm nay và vẫn tập trung hỗ trợ nền kinh tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp – IIP

Chỉ số sản xuất công nghiệp có tháng phục hồi thứ 5 liên tiếp cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trong quý 3, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo có sự phục hồi tương đối vững chắc trong quý 3 ở mức 5.61%.

Tuy nhiên, mức tăng toàn ngành vẫn dưới mức trung bình (đường màu xanh). Xu hướng phục hồi được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong Quý 4.

Tổng sản phẩm trong nước - GDP

GDP Quý 3 ước tăng trưởng 5.33% là mức tiếp tục phục hồi về tăng trưởng nhưng vẫn dưới mức bình quân mức 6% từ 2010 đến nay, cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6.5% là khó khả thi.

Với số liệu này, FIDT kỳ vọng Chính phủ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong quý 4 này để thúc đẩy tăng trưởng và chính sách tiền tệ, tài khóa vẫn phải ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI

Các dữ liệu về FDI đã cho thấy sự tích hơn kể từ thời điểm quý 2 giúp cho nguồn vốn đăng ký lẫn thực hiện luỹ kế năm nay ghi nhận sự tăng trưởng so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.

FIDT vẫn đánh giá khá tích cực khi mà Việt Nam vẫn thu hút tốt nguồn vốn FDI trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm, điều này đi đúng so với dự phóng của FIDT trong BCCL năm 2023. Về dài hạn, FIDT cho rằng Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh trạnh sẽ vẫn là nơi thu hút nguồn vốn FDI. Ngoài ra, việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ cũng sẽ hỗ trợ xu hướng này, đặc biệt là trong xu thế dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc như hiện nay.

Nhận định tổng thể

Với các thông số trên cho thấy kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục, tuy nhiên mức độ hồi phục quý 3 chưa mạnh như kỳ vọng. Do đó, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đo đoạn Phục hồi (Early Recovery) và ở đó các chính sách tài khóa, tiền tệ vẫn sẽ tập trung vào hỗ trợ nền kinh tế.

Do đó, việc NHNN đang hút ròng T-Bill để điều tiết, không phải là dấu hiệu của đảo chiều chính sách.

Thị trường chứng khoán sau giai đoạn tăng mạnh và số liệu phục hồi thấp hơn kỳ vọng là một phần hợp lý về yếu tố FA cho đợt chỉnh vừa qua (chưa kể các yếu tố khác). Tuy nhiên, với chính sách vẫn hỗ trợ tăng trưởng, FIDT RS nhận định xu hướng trung hạn của thị trường vẫn là xu hướng đi lên.

DANH MỤC ĐẦU TƯ

Trong tháng 9 (tính từ 01/09), danh mục theo Báo cáo của FIDT là -0.1% và cao hơn mức -5.7% của Vnindex cùng kỳ.

Tuần này, FIDT cũng gửi đến Quý nhà đầu tư báo cáo tháng 10 - “Lối đi giữa sương mờ” với nhiều câu chuyện đáng chú ý về tình hình vĩ mô trong nước cũng như quốc tế.

Trong tháng 10, với ưu tiên kiểm soát rủi ro hiện hữu ngắn hạn nhưng vẫn lạc quan với vĩ mô Việt Nam trong trung, dài hạn. FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư có thể thực hiện mua thăm dò, tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn thị trường đã giảm về vùng tương đối hấp dẫn. Chúng tôi cho rằng xu hướng thị trường trong tháng 10 sẽ đi ngang và phân hóa sẽ rõ ràng đối với những ngành có câu chuyện như Bất động sản Khu công nghiệp và Xuất nhập khẩu.

Chi tiết về Báo cáo tháng 10 và danh mục đầu tư, Quý NDDT có thể tham khảo tại đây: