[FIDT] Báo cáo tuần 05.09 - 08.09.2023

Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 04/09/2023

  • Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 37.63%(-0.62%) - Giảm so với tuần trước.
  • Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ TĂNG trong tuần này.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số RMS trong tuần:

  • Vĩ mô quốc tế thay đổi theo chiều hướng tích cực trước nỗ lực tăng cường hỗ trợ thị trường bất động sản từ phía Chính phủ Trung Quốc.
  • Động lượng thị trường đã tốt hơn đáng kể trước kỳ nghỉ lễ, kỳ vọng dòng tiền có thể duy trì được quán tính tốt sau khi thị trường giao dịch trở lại.
  • Rủi ro về tỷ giá vẫn là vấn đề cần chú ý trong giai đoạn hiện tại, FIDT tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng đối với vấn đề này và sẽ cập nhật thường xuyến đến Quý nhà đầu tư tại sản phẩm IDP với các gói đăng ký tương ứng.

Tháng 9 này, FIDT mang đến báo cáo “Đi lên trong bất định” với nhiều cập nhật và đánh giá về tình hình vĩ mô trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, FIDT đưa ra những ngành đáng chú ý trong những tháng còn lại của năm 2023 với hy vọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn cô đọng hơn, sâu sắc hơn về thị trường trong thời gian tới.

Trong hội nghị Jackson Hole diễn ra vào ngày 25/8 vừa qua, Chủ tịch Fed – Jerome Powell đã có các nhận xét:

  • Fed sẽ linh hoạt và đánh giá cẩn thận các chính sách của mình trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.
  • Độ trễ của chu kỳ thắt chặt này được Fed đánh giá là rất rộng so với các chu kỳ trước.
  • Powell công nhận tình hình lạm phát trong 2 tháng quá qua có chuyển biến tích cực (CPI 3.2% YoY, PCE 4.2% YoY), nhưng vẫn còn quá xa với mức 2% kỳ vọng, phần nhiều do nền kinh tế Mỹ thể hiện qua tiêu dùng và thị trường lao động mạnh hơn dự kiến. Vì vậy, Fed sẽ vẫn giữ quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt (có thể nâng thêm và/hoặc duy trì vùng lãi suất cao mức restrictive) đến khi nào tự tin kiểm soát được lạm phát.
  • Fed có thể không tăng lãi suất vào cuộc họp 19/9 sắp tới, tùy theo kết quả các báo cáo CPI & việc làm tháng 8, cũng như xu hướng lạm phát.

Quan điểm của FIDT về chính sách của FED sau hội nghị vừa qua

  • Với việc Fed giữ vững lập trường, quyết tâm thực hiện đúng “mandate” chống lạm phát của mình thì FIDT nhận định lãi suất trong thời gian tới xác suất cao là tăng nhẹ hoặc duy trì ở vùng cao.
  • Fed không đề cập triển vọng hạ lãi suất trong năm 2024, chủ yếu muốn “giết” kỳ vọng vốn có thể làm nóng nền kinh tế và lạm phát trở lại.
  • Đối với rủi ro về mức độ thắt chặt chính sách, chúng tôi xin trích phát biểu của chủ tịch Fed Cleveland “Under-tightening would be a worse mistake than over tightening a little bit because we can course-correct that,” diễn giải ra là nếu đã khó xác định được mức độ thắt chặt chính sách, thì thà thắt chặt thừa và chấp nhận khắc phục ảnh hưởng lên nền kinh tế vẫn sẽ tốt hơn là thắt chặt không đủ.
  • Đối với việc có tăng lãi suất vào cuộc họp 19/9 sắp tới: với kết quả số liệu PCE (chỉ báo yêu thích của Fed) ngày 31/8 vừa qua, FIDT cho rằng xác suất cao Fed sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát dịch vụ lõi vẫn còn dai dẳng và thắt chặt chính sách vẫn chưa đủ.
  • Nhìn chung, rủi ro của thị trường Mỹ vẫn hiện hữu, nhưng không có gì mới so với giai đoạn vừa qua (câu chuyện lạm phát vẫn đang diễn biến theo đúng kỳ vọng thị trường). Tuy nhiên, FIDT cho rằng đã đến lúc NĐT cần quay trở lại quan sát các yếu tố quốc tế thay vì chỉ tập trung vào tình hình trong nước như các khuyến nghị trước đây.

Trong tháng 8, hầu hết các rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam và TTCK đã phản ánh vào thị trường, lạm phát đã giảm dần tại và cho đến nay đã không còn nhiều tác nhân ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế mà chưa được giải quyết, tuy nhiên chúng tôi cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều rủi ro. Dựa vào những dấu hiệu đáng lo ngại đó, tại báo cáo tháng 9 này FIDT nhận điện 3 rủi ro lớn có thể diễn ra và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam:

(1) Suy thoái toàn cầu
(2) Trung Quốc bấp bênh trong việc tăng trưởng
(3) Biến động tỷ giá bất ổn

Nhìn chung, hầu những những rủi ro trên chỉ dừng ở mức đã được nhận diện và đến từ tác nhân bên ngoài, các rủi ro này cũng mang tính hệ thống với đặc trưng thường không thể dự đoán. Do đó, FIDT đánh giá các rủi ro trên chỉ ở mức hiện hữu và chỉ xảy ra với kịch bản xấu.

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường sẽ xuất hiện sự phân hóa mạnh và FIDT đánh giá cơ hội sẽ tìm đến với một số nhóm ngành có tiềm năng lớn được ủng hộ bởi cả tính chu kỳ lẫn có câu chuyện riêng hỗ trợ tăng trưởng gồm: Bất động sản, bán lẻ, xuất nhập khẩu, các ngành hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư công như xây lắp hạ tầng, đá xây dựng, xây dựng hạ tầng dầu khí.

Ở kịch bản xấu, khi một trong những rủi ro lớn đã đề cập ở phần trước xảy ra trong 2023, chúng tôi cho rằng thị trường (Vnindex) có thể tạo đỉnh sớm hơn kỳ vọng và quay lại xu hướng giảm (downtrend) đến khi có những dấu hiệu tích cực trở lại. Với trường hợp kịch bản xấu có thể xảy ra, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trước quyết định sử dụng các đòn bẩy trong đầu tư và chú ý theo dõi những chỉ số quan trọng đối với kinh tế như tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,…

Chi tiết triển vọng của các nhóm ngành cũng như biện pháp phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư xem tại báo cáo:

1 Likes