[FIDT] Báo cáo tuần 21.08 - 25.08.2023

Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 20/08/2023

  • Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 37.63%(+0.5%) - Tăng so với tuần trước
  • Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này

  • Định giá P/E thị trường giảm mạnh sau phiên giảm sốc của thị trường.
  • Bối cảnh vĩ mô tiếp tục được hỗ trợ, trong đó Chính phủ vẫn tập trung gỡ khó thị trường Bất động sản và khơi thông dòng vốn qua thúc đẩy đầu tư công, tuy nhiên vùng trũng thông tin mới trong tháng 8 khiến thị trường ít có động lực từ vĩ mô. Dù tỷ giá đã hạ nhiệt, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định về lãi suất của SBV trong thời gian tới.
  • Động lượng thị trường bị ảnh hưởng ít nhiều bởi việc siết marin phía VPS.
  • Về quan điểm TA, mức độ dao động tương đối sốc vào phiên thứ 6, nên mốc hỗ trợ được dời xuống vùng 1130-1148. Với kịch bản tích cực, số sẽ đi ngang quanh vùng này và tạo 1 nền mới cân bằng, tái tích lũy, sau đó bắt đầu phân hóa với những nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng lẻ. Nhịp chỉnh này của Vnindex là 1 nhịp điều chỉnh bình thường và cần thiết, xét trong 1 bức tranh lớn hơn từ giờ tới cuối năm chỉ số sẽ dao động trong biên 1130-1330.

Thị trường có thể tiếp tục xu hướng giảm trong những phiên đầu tuần do quán tích giảm và động lượng lớn từ phiên thứ 6 (18/08), tuy nhiên áp lực về cuối tuần có thể bớt dần và bắt đầu xu hướng hồi phục hoặc đi ngang. Riêng những cổ phiếu có động lực tăng trước đó nhưng bị ảnh hưởng bởi thị trường chung sẽ tìm cách cân bằng trở lại và nổi bật ở những phiên có sự phân hoá.

FIDT đánh giá, khi thị trường có những nhịp giảm sốc và tìm được điểm cân bằng là cơ hội tốt để mua vào những cổ phiếu có câu chuyện riêng, động lực tăng trưởng tốt. Đối với Nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao trước đó nên tránh tâm lý bán hoảng loạn và đợi những nhịp hồi của thị trường để cân bằng danh mục một cách hiệu quả.

FIDT sẽ đưa ra nhận định và đánh giá về xu hướng thị trường ngay trong tuần khi có những tín hiệu cụ thể.

NHẬN ĐỊNH VỀ PHIÊN GIẢM ĐIỂM 4.5% NGÀY 18/08

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một phiên biến động mạnh nhất kể từ đầu năm, chỉ số VN-Index giảm 4.5%, mất 55.5 điểm xuống dưới ngưỡng 1,180 điểm. Đây là một phiên giảm điểm hiếm có trong cả năm qua, trong bối cảnh thị trường đón nhiều tin xấu.

Sàn HOSE áp dụng biên độ giao động ±7% từ ngày 15/01/2013 đến nay, kể từ đó đã ghi nhận tổng cộng 2,644 phiên giao dịch và số phiên giảm mạnh từ 4.5% trở lên xuất hiện 16 lần, quy ra xác suất xảy ra trong giai đoạn này là 0.61% - một tỷ lệ rất nhỏ. Vậy nên những phiên biến động như vừa qua khi xảy ra sẽ gây nên tâm lý trái chiều cho các nhóm nhà đầu tư, trong đó tâm lý hoảng loạn thường xảy đến với nhóm nhà đầu tư cá nhân.

Tuy nhiên, xét trong lịch sử, những diễn biến xảy ra sau phiên giảm điểm >4.0% không hoàn toàn mang đến kết quả tiêu cực.

image

Đánh giá Về hiệu suất:

  • Tính hiệu suất trung bình trong tất cả các trường hợp, sau các phiên giảm điểm sâu >4%, hiệu suất trung bình của toàn thị trường T+5 tăng 0.38%, T+15 tăng 1.89%, tăng T+20 tăng 3.82%. Dài hạn hơn, 3 tháng sau thời điểm T+0, hiệu suất đạt con số khá ấn tượng với 7.43%.
  • Tính về xác suất tăng/giảm, sau phiên T+0, theo thời gian xác suất tăng ngày càng cao, tỷ lệ này đạt gần 70% sau 3 tháng.

Đánh giá Xu hướng thị trường: Vui lòng xem chi tiết ở đường link cuối bài.

Về những phiên giao dịch tương tự ngày 18/08

  • Với bối cảnh lãi suất thị trường giảm và định giá P/E, P/B ở mức trung bình, trong quá khứ có nhiều trường hợp tương tự, trong đó rõ nhất là 2 ngày 08/05/2014 và 12/05/2014 (được khoanh tím), thị trường phản ánh tốt trong giai đoạn sau đó.
  • Với phiên giảm điểm >4% trong ngày thứ 6, trong quá khứ đã có phiên giao dịch ngày 13/05/2022 (được khoanh đỏ), thị trường ngay sau đó ghi nhận hồi phục tốt khi nhà đầu tư phần nào bình tĩnh hơn sau thời điểm hoảng loạn.

Đánh giá dưới góc nhìn của FIDT: Vui lòng xem chi tiết ở đường link cuối bài.

Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam: Vui lòng xem chi tiết ở đường link cuối bài.

Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, tuần qua chứng kiến sự phân hóa mạnh của các nhóm. Nhóm nhà đầu cá nhân vẫn có nhịp mua ròng trong 4 phiên đầu tiên của tuần, duy trì đà mua tốt từ những tuần trước. Tuy nhiên phiên thứ 6 diễn ra với tâm lý có phần hoảng loạn đã dẫn đến hiện tượng bán tháo hàng loạt của nhóm nhà đầu tư cá nhân, nhịp mua ròng của nhóm này vì vậy mà cũng bị đứt đoạn. Trong khi đó, nhóm tự doanh và khối ngoại có diễn biến đồng pha với nhau. 2 nhóm này liên tục bán ròng trong những phiên đầu tuần, tuy nhiên quay đầu mua rất mạnh trong phiên hôm thứ 6, khi hàng loạt cổ phiếu giảm điểm sâu. Diễn biến mua bán này thể hiện đúng tâm lý của các nhóm nhà đầu tư.

Về dòng tiền theo nhóm ngành, tuần qua chứng kiến sự tập trung dòng tiền mạnh vào nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính, bên cạnh nhóm công nghệ thông tin cũng ghi nhận tăng trưởng dòng tiền rất mạnh. Chiều ngược lại, nhóm ngân hàng, thực phẩm đồ uống, hàng & dịch vụ công nghiệp kém thu hút dòng tiền hơn so với tuần trước đó với tỷ lệ % giảm sâu.

Về biến động giá, trong 1 tuần thị trường lao dốc, hầu hết nhóm ngành đều ghi nhận giảm điểm, trong đó bất động sản, dầu khí, bản lẻ cùng với truyền thông là những ngành giảm mạnh nhất. Thậm chí nhiều cổ phiếu trong các nhóm này đã nằm sàn trong phiên thứ 6 biến động “kinh hoàng”. Ngược hướng toàn bộ thị trường, công nghệ thông tin với sự dẫn dắt của cổ phiếu FPT là ngành duy nhất tăng điểm ấn tượng trong tuần qua. Chúng tôi đánh giá hiện tại thị trường mang rất nhiều rủi ro, những phiên điều chỉnh vẫn có khả năng tiếp diễn trong tuần sau tuy nhiên sẽ không còn quá tiêu cực như trong tuần vừa qua.

Danh mục đầu tư FIDT

  • Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 49.6%
  • Hiện nay danh mục đầu tư có 7 mã cổ phiếu.

Chi tiết danh mục đầu tư & báo cáo phân tích: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

1 Likes