FLASHNOTE KQKD HDB Q3.2024: Củng cố Vị thế Ngân hàng tăng trưởng hàng đầu với Chiến lược Kinh doanh “Thiên thời”

FIDT gửi đến Nhà đầu tư Báo cáo tóm tắt KQKD Quý 3.2024 của HDB, 1 trong những ngân hàng sở hữu chỉ số tài chính thuộc top đẹp nhất trong ngành Ngân hàng.

HDB tiếp tục ghi nhận KQKD rất ấn tượng trong Q3.2024, với Lợi nhuận trước thuế đạt 4,490 tỷ đồng (+ 42.7% YOY ), tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 40% trong 4 quý liên tục. Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của HDB thuộc nhóm cao và bền vững nhất thị trường (Xem thêm chart NPAT Growth – CAGR 2020 – 2024 giữa HDB và các nhóm ngân hàng khác).

HDB tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng rất hứa hẹn trong các quý gần đây. Cụ thể, dư nợ cho vay của HDB đến 30/09/2024 đạt đến 399 nghìn tỷ (+ 3.2% QoQ, + 16.1% YTD). Nhìn bức tranh rộng hơn, tốc độ tăng trưởng tín dụng 12M TTM liên tục tiệm cận mức tăng trưởng trên 30% kể từ 2023 (Tăng trưởng tín dụng HDB 12M TTM + 36.7% YoY Q3.2024). FIDT đánh giá HDB là 1 trong những ngân hàng có tăng trưởng trung hạn tốt nhất từ trước đến nay, nhờ vào khả năng mở rộng hoạt động cho vay hiệu quả và ổn định.

NIM của HDB không ngừng cải thiện qua từng quý, là ngân hàng hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng NIM trong Q3.2024, trong bối cảnh xu hướng lãi suất chung tăng dần. Cụ thể, NIM HDB trong Q3.2024 đạt 5.78% (+0.33% QoQ, +0.39% YoY). Theo FIDT, việc HDB đã chuẩn bị Bộ đệm vốn rất mạnh trong 2023 đã giúp ngân hàng tối ưu hóa Chi phí vốn. Thứ 2, chiến lược cho vay của HDB hướng đến nhóm Sản xuất kinh doanh cốt lõi của nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cho vay rất tối ưu (và ổn định). Thứ 3, nhờ vào sự hiệu quả trong mảng cho vay tiêu dùng từ HD Saison cũng đóng góp đáng kể vào con số NIM ấn tượng. Chính nhờ 3 yếu tố này, HDB là 1 trong những ngân hàng sở hữu NIM cao nhất hệ thống.

Thu nhập ngoài lãi (NOII) của HDB trong Q3.2024 đạt 762 tỷ đồng (+32.9% QoQ, -34.9% YoY), cao nhất trong 3 quý trở lại đây. Tích lũy 9M2024, thu nhập ngoài lãi đạt 1,927 tỷ đồng (- 44.1 YoY).

Chất lượng tài sản của HDB rất ổn định xuyên suốt các Quý gần đây. Đầu tiên, Tỷ lệ NPL (nợ xấu) và SML (Nợ nhóm 2 + Nợ xấu) được quản lý rất tốt trong Quý 3. Cụ thể, NPL trong quý 3 chạm 1.90% (-0.20% QoQ, -0.37% YoY ), ổn định và giảm dần trong 3 quý gần đây, trong khi tỷ lệ SML cũng giảm mạnh, đạt 3.75% (-0.75% QoQ, -1.30% YoY). Đặc biệt, tỷ lệ nợ SML (nợ nhóm 2) giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2023.

Đi sâu vào chất lượng tài sản và phân loại nợ, Nợ xấu mới hình thành (NPL formation) trong Quý 3 chạm mức rất thấp, chỉ ghi nhận 337 tỷ, nhờ vào HDB duy trì chiến lược tăng trưởng cho vay “rất nhanh và cũng rất an toàn”. Trong Q3, HDB chủ động trích lập dự phòng 1,093 tỷ, cao hơn Nợ xấu mới hình thành, giúp cải thiện Tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLCR lên 65.9%, tiệm cận mức ổn định trung hạn của ngành là 70%. Dựa vào 2 yếu tố trên cùng với khả năng Quản lý chất lượng tài sản rất tốt qua thời gian của HDB, áp lực trích lập dự phòng của HDB trong các quý tới là không cao.

Cơ cấu nguồn vốn của HDB ổn định để duy trì chiến lược cho vay tăng trưởng cao. Để duy trì chiến lược cho vay tăng trưởng rất tiềm năng như vậy, HDB đã chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn ổn định đến 2025. Trong Quý 3, HDB tăng cường Tiền gửi khách hàng có kỳ hạn (+13,101 tỷ đồng, +3.8 %QoQ, +14.0 %YoY ), cùng với phát hành giấy tờ có giá (+22,775 tỷ đồng, +51.1 % QoQ, + 29.2 %YoY). FIDT cho rằng chiến lược chuẩn bị nguồn
vốn sẵn sàng trong bối cảnh nền lãi suất thấp giúp cho HDB duy trì CoF ổn định thấp trong 2024 và tương lai. Dù HDB có tỷ lệ CASA khá khiêm tốn (8.94%, chiến lược quản lý nguồn vốn tốt giúp HDB kiểm soát Cost of Fund không bị ảnh hưởng đáng kể, kể cả khi nền lãi suất thị trường nhích tăng với tỷ lệ COF Q3/2024 đạt 4,91% (-0.14% QoQ , -2.41% YoY). *HDB là ngân hàng duy nhất có chi phí lãi cải thiện trong Quý 3.

Báo cáo chi tiết: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

4 Likes

Tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ có thể gây ra nguy cơ nợ xấu tăng lên, đặc biệt khi thị trường bắt đầu chững lại. HDB báo cáo tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 1,2%, tuy nhiên, trong bối cảnh rủi ro kinh tế vĩ mô, khả năng kiểm soát tỷ lệ này trong tương lai vẫn cần được xem xét. Hơn nữa, nếu tín dụng tăng trưởng quá nhanh mà không có quy trình đánh giá rủi ro chặt chẽ, ngân hàng có thể phải đối mặt với chi phí dự phòng cao hơn trong tương lai.