FLC Kiến tạo tương lai - Vươn mình thành Tập Đoàn vốn hoá 4 tỷ đô - TARGET 9x

Hôm nay vợt lại 10k sàn FLC không biết thế nào. Mục tiêu lãi bán.

2 Likes

Mục tiêu lãi bán thì khả thi thôi. Về ngắn hạn thì mình khó nói, nhưng mình nghĩ điều đó là khả thi trong tgian ngắn

Vẫn chưa ăn đc đâu. Bây h ko phải mong giá xanh mà bây h mong đỏ và sàn. Sàn càng nhiều càng tốt. Tiền đang chờ ép FLC về giá mơ ước. Chuẩn bị tiền để chờ sóng tảy màu

1 Likes

Sáng bác mua sàn, chiều đã thấy lãi rôi còn gì, T+3 chắc cung ổn thôi

1 Likes

FLC giá ngon thật mà chả còn tiền mua.

1 Likes

Rẻ như tờ vé số mua về dò dần qua ngày cũng được biết đâu trúng số bất ngờ :joy:

FLC chắc khó xanh khi AQ chư rõ tội danh. Có lẽ hôm nay đỏ do hiệu ứng của TT. Mai TT chỉ up nhẹ thì FLC dễ nằm sàn

Sắp tới bđs vào sóng thì flc cũng sẽ theo đà kéo lên thôi. Nhưng để về đỉnh cũ có lẽ hơi lâu. Lên được vài giá là lại đua nhau bán, đua nhau đạp ko khác gì cái sới. Tội cho các cụ bị kẹt trên đỉnh lỡ dính kiếp nạn này. Âu cũng là bài học xương máu. Ko dè bỉu gì các cụ đâu nhé vì e cũng kẹt con này, nhưng e đánh để trải nghiệm sự khốc liệt của thị trường với tỉ trọng thấp thôi.

Khả năng có tay to vào múc mạnh FLC

1 Likes

z3338812658602_058876943d36fb6a24e26df077d2e5d8
Chỗ này mà chuyển thành bàn thắng thì, mua giá này còn chê thì tôi cũng lạy các bố

2 Likes

Còn ai úp bô các bác đâu mà đầu tư như ăn trộm ăn cắp, FLC có anh Q đá cho clb Juventus rồi sẽ khác đấy. Lành mạnh hơn đấy

1 Likes

Quyết đi tù rồi làm gì có ai úp bô

2 Likes

sáng nay có thanh khoản lại rồi, nhưng lục bán vẫn còn nhiều. Hấp thu hết, tiết cung lại là giá nó phi nhanh thôi. Xuống nhanh thì lên cũng nhanh

Các chuyên gia nhận định rằng VN-Index sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 nhưng cơ hội lựa chọn cổ phiếu không còn dễ dàng và cần bình tĩnh đưa ra quyết định đầu tư trước các diễn biến mới.

Nhiều lực cản

Năm 2021, mặc dù kinh tế Việt Nam tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhưng với lượngnhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường mạnh mẽ cùng chính sách tiền tệ và tài khóa theo hướng nới lỏng, chứng khoán Việt Nam đã liên tục tăng trưởng sau khi tạo đáy vào cuối tháng 3/2020, đặc biệt, tại ngày 25/11/2021, chỉ số chính thức vượt mốc 1.500,81 điểm, đánh dấu cột mốc mới cho thị trường.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, thanh khoản thị trường cũng bứt phá, phiên 19/11/2021 ghi nhận mức thanh khoản lịch sử với gần 56.337 tỷ đồng trên toàn thị trường (xấp xỉ 2,5 tỷ USD). Trong đó, sàn HoSE đạt 44.473 tỷ đồng, HNX đạt 6.470,35 tỷ đồng và UPCoM là 5.065 tỷ đồng.

Với nhiều cung bậc cảm xúc, chứng khoán 2021 đã tạo ấn tượng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp. Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, tính tới cuối tháng 3/2022, tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 triệu tài khoản. Riêng tháng 3/2022, nhà đầu tư trong nước mở mới 270.217 tài khoản chứng khoán. Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay và vượt xa đỉnh cũ đạt được vào tháng 12/2021 (là 226.390 tài khoản).

Tuy nhiên, thị trường gặp khó khăn kể từ đầu năm 2022, tâm lý của nhà đầu tư cũng trở nên tiêu cựchơn với những câu chuyện rất kịch tính như bỏ cọc lô đất trúng đấu giá tại Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh, hay lãnh đạo FLC bán cổ phiếu khi chưa đăng ký, ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu bất động sản và nhóm cổ phiếu đầu cơ.

Sang tháng 2/2022, chứng khoán tiếp tục gặp nhiều lực cản trước xung đột Nga - Ukraine và chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng các ngân hàng trung ương lớn. Trong phiên giao dịch 24/2, thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển khi Nga quyết định mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thị trường trong nước cũng không phải ngoại lệ, chịu áp lực bán mạnh và có lúc giảm đến 40 điểm.

Không dừng lại tại đó, từ cuối tháng 3 cho đến nay, tâm lý nhà đầu tư lại càng trở nên dè dặt hơn khi phải đón nhận khá nhiều các tin tức trong nước về việc bắt giữ lãnh đạo doanh nghiệp lớn cũng như kỷ luật những lãnh đạo của ngành chứng khoán. Điển hình là thông tin ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt tạm giam về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” và ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, diễn biến này đã đẩy áp lực bán dâng cao tại các nhóm ngành, đặc biệt là nhóm bất động sản.

Dù vậy, phần lớn các chuyên gia và công ty chứng khoán đều cho rằng về dài hạn đây là thông tin tốt cho thị trường.

Trong đó, VCBS đánh giá các động thái gần đây của các cơ quan quản lý với các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán sẽ góp phần thanh lọc thị trường gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán nói riêng và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập CTCP FIDT cũng nhận định, từ sự việc này, tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và sự nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ và có thể nói nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ hút hàng.

Dư địa vẫn còn

Đánh giá về thị trường năm 2022, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định dư địa tăng trưởng của thị trường vẫn còn. Dù vậy, sau đại dịch, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, dòng tiền sẽ dần dịch chuyển trở lại khu vực sản xuất kinh doanh nên thị trường sẽ bị ảnh hưởng, khó đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như năm 2021. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất tăng sẽ là lực cản với thị trường chứng khoán.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy dư địa tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022, bởi khi Chính phủ mở cửa sẽ có tác động tốt lên những nhóm ngành ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh. Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất chưa có những thay đổi mạnh trong ngắn hạn, dòng tiền vẫn được giữ lại trên thị trường và sự quan tâm của nhà đầu tư tiếp tục duy trì”, bà Tạ Thanh Bình nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS cho rằng năm 2022 sẽ khó đầu tư hơn, nhiều thách thức hơn và đòi hỏi nhà đầu tư kiên nhẫn hơn. Điều này có thể hiểu được bởi thị trường chứng khoán thường sẽ tăng chậm lại sau một quá trình tăng rất mạnh.

“Với thị trường Việt Nam, tôi đánh giá VN-Index đang ở pha điều chỉnh đã kéo dài 2-3 tháng và có thể lên tới 6 tháng. Áp lực điều chỉnh trên thị trường thế giới và Việt Nam có sự đồng pha. Trong ngắn hạn, VN-Index đối mặt kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. Dù vậy, nhà đầu tư không nên bi quan quá, dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng là chúng ta đầu tư cổ phiếu nào, nhóm ngành nào. Bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở một số mã cổ phiếu”, ông Lê Đức Khánh cho biết.

Theo ông Khánh, trong năm nay, không phải vấn đề nhóm ngành nào dẫn dắt, mà cần chú ý các mã khoẻ đầu ngành ở các lĩnh vực tiềm năng như xuất nhập khẩu, cảng biển, bảo hiểm, dầu khí, thủy sản, phân bón hóa chất và thép, cao su tự nhiên.

Còn ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng Phòng Phân tích & Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá rằng định giá doanh nghiệp hầu hết đều đang cao so với lịch sử, tuy nhiên dòng tiền vẫn sẽ ở lại thị trường nên khi dòng tiền đi vào đâu, hãy đầu tư vào đấy. Nhà đầu tư nên hướng đến những doanh nghiệp đầu ngành để tránh hiện tượng bị kẹp hàng khi có những biến động lớn xảy ra. Một số chủ đề đầu tư trong giai đoạn hiện nay là nên bám theo kỳ vọng lạm phát, bởi sẽ có những nhómngành sẽ được hưởng lợi từ kỳ vọng đấy như dầu khí, phân bón. Hai là những nhóm ngành hồi phục sauđại dịch như hàng không, lữ hành, dịch vụ…

Tương tự, Bộ phận nghiên cứu vĩ mô CTCK MBS cũng cho rằng thị trường chứng khoán năm nay vẫn có nhiều cơ hội và tiềm năng tăng trưởng nếu nhìn vào lượng tài khoản mới, thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư.

“Về dài hạn, tăng trưởng thị trường chứng khoán diễn biến theo lợi nhuận doanh nghiệp, nếu thị trường quá thăng hoa thì xung lực tăng trưởng sẽ thấp đi, thị giá cổ phiếu dừng lại một phần là vì chờ lợi nhuận doanh nghiệp. Năm nay triển vọng nền kinh tế vĩ mô sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, dù giá dầu tăng mạnh và căng thẳng Nga – Ukraine leo thang”, báo cáo của MBS cho hay. Theo MBS, chiến lược phù hợp trong năm nay là cần tập trung vào những công ty có khả năng tăng trưởng và định giá hấp dẫn. Nếu nhìn trên phương diện thị trường, cần giải ngân vào những nhịp nhúng khi điều chỉnh, tránh mua cao.

2 Likes

lực bán vẫn còn nhiều nên chưa kéo trần đc. Nhưng thoát sàn thì từ từ rồi cũng đi lên lại thôi. Đang vô mùa du lịch, dự kiến doanh thu sẽ tăng mạnh mẽ trong năm nay. Anh em giữ vững nhé

Sợ anh em nghe mấy tin kiểu này rồi quăng hàng hết

4 Likes

Chuyện phải làm trong điều tra thôi. Vậy số lượng cổ thực tế được giao dịch sẽ giảm xuống, tàu nhẹ hơn

2 Likes

Ai sợ thì thoát thôi đây là cơ hội cho những người có máu liều tin vào FLC

2 Likes

Các bạn kiểm nghiệm hộ thông tin có phải đội quân của A7 đang ngắm FLC

Ngắm thì họ ngắm lâu rồi, chưa tới lúc công khai thôi. Đang gom hàng và đợi tin tốt ra