FMC bắt tay với "siêu cá mập" C.P., tiềm năng của FMC như thế nào?

🌟 #FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta 🌟

🌟 BẮT TAY VỚI “SIÊU CÁ MẬP” C.P., TIỀM NĂNG CỦA FMC NHƯ THẾ NÀO? 🌟

1. Tổng quan công ty

🌟 FMC là công ty xuất khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam (chiếm 4.3% tổng lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam).

🌟 FMC hiện sở hữu 320ha diện tích nuôi, cung cấp 30% nguyên liệu tôm đầu vào cho sản xuất.

🌟 Công suất chế biến của FMC đạt 25,000 tấn/năm. FMC đã bắt đầu xây dựng 2 nhà máy chế biến mới với tổng công suất thiết kế là 20,000 tấn/năm (nhà máy Tâm An 5000 tấn/năm và nhà máy Sao Ta 15,000 tấn/năm). Các nhà máy mới dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong Q1/22 và Q3/22 => Tổng công suất chế biến của FMC lên 45,000 tấn/năm vào cuối năm (+100% công suất).

2. Kết quả kinh doanh

2.1. Kết quả kinh doanh năm 2021

🌟 Lũy kế năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 5.2 nghìn tỷ đồng (+17,8% so với cùng kỳ) và 287 tỷ đồng (+27% so với cùng kỳ), vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 12% và 16%.
FMC
🌟 Doanh thu tôm của FMC (chiếm 97% tổng doanh thu) tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó giá bán bình quân và sản lượng tiêu thụ lần lượt cải thiện 12.3% và 11% so với cùng kỳ, do nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn đều phục hồi, đặc biệt là Mỹ (chiếm 32% tổng doanh thu).

2.2. Kế hoạch kinh doanh năm 2022

🌟 Trong 2T2022, FMC ghi nhận 40.2 triệu USD doanh thu (+63% so với cùng kỳ) với sản lượng sản xuất tăng 40%.

🌟 FMC đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.290 tỷ đồng (tăng 1.6%). Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 320 tỷ đồng, tăng 10.7% so với cùng kỳ năm 2021 - mức lãi trước thuế cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp

🌟 Với kế hoạch trên, FMC dự kiến chi cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương đương 2,000 đồng/cổ phiếu.
FMC1

3. Triển vọng tương lai

3.1. Nhu cầu tăng mạnh kể từ đầu năm

🌟 Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh. Xuất khẩu tôm cả năm dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái.

🌟 Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt gần 560 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, … trừ thị trường Nga do bị gián đoạn trước tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

+ Thị trường Mỹ: Cụ thể, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Mỹ mở cửa trở lại hậu COVID-19, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong đó có tôm tiếp tục tăng cao.

Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia. Thị trường Trung Quốc đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm nay với kim ngạch xuất khẩu đạt 39.7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu ở Mỹ vẫn tăng, FMC gần đây đã ký hợp đồng mới với siêu thị Costcowhorors. Do thị trường Mỹ ưa chuộng tôm thẻ chân trắng nguyên liệu nên biên lợi nhuận gộp ở đây có thể thấp hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc.

+ Thị trường Nhật Bản: Từ 1/10/2021 Tokyo mở cửa, hứa hẹn lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng sẽ tăng nhu cầu. Đây là cơ hội để FMC sẽ tăng cung ở thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính của FMC (28% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021), do cạnh tranh ít gay gắt hơn, giá bán bình quân cao hơn với sự ưa thích của Nhật Bản đối với các sản phẩm giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển thấp hơn.

=> Nhu cầu tôm tăng mạnh là cơ hội để FMC bứt phá trong năm 2022. Theo FMC, giá bán bình quân của tôm trong 2T2022 cải thiện lên 12.1 USD/kg so với mức trung bình năm 2021 là 11.2 USD/kg. Theo VASEP, giá tôm nguyên liệu đã tăng 4% so với cùng kỳ.

3.2. Chi phí sản xuất của FMC

Do tính thời vụ, giá tôm nguyên liệu thường thấp hơn trong quý 2 và quý 3 và cao hơn trong quý 1 và quý 4. Với việc C.P. Việt Nam kiểm soát 25% cổ phần của FMC, FMC được giảm một mức giá nhất định khi mua thức ăn thủy sản và tôm nguyên liệu từ C.P. Việc Nam. Áp lực lạm phát hàng hóa tiếp tục sẽ là một lợi thế về chi phí sản xuất của FMC.

3.3. Mở rộng diện tích nuôi tôm, tăng tỷ lệ tự chủ lên đến 50% vào năm 2025

Tính đến cuối năm 2020, FMC sở hữu vùng nuôi với diện tích khoảng 270 ha, với khoảng 320 ao, sản lượng tôm từ vùng nuôi có thể cung cấp khoảng 20% nhu cầu tôm nguyên liệu đầu vào của công ty. Trong giai đoạn 2021-2022, FMC phấn đấu sẽ nâng diện tích nuôi tôm thêm khoảng 100ha và hướng đến mục tiêu đạt diện tích lên 450-500 ha vào năm 2025, tương ứng đạt tỷ lệ tự chủ khoảng 50%. Nếu chiến lược đầu tư vùng nuôi của FMC thành công sẽ góp phần giúp công ty chủ động kiểm soát giá thành sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài và sẽ là động lực mạnh mẽ để FMC gia tăng biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh gay gắt nguồn tôm nguyên liệu trên thị trường giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

4. Rủi ro

Diễn biến bất định của tình hình thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng đáng kể đến kết quả vụ nuôi.

=> Kết luận: NẮM GIỮ, giá mục tiêu 67-68
(Khuyến nghị 16/03/2022: Mua 62)