FOX - Mục tiêu 152 - Tăng trưởng mạnh - Cổ tức khủng - Định giá thấp

, , ,

Xin chào cả nhà,

Hôm nay Tuấn xin mang đến cho cả nhà một cổ phiếu tiềm năng. Một doanh nghiệp đang có lợi nhuận tăng trưởng liên tục nhưng đang bị định giá thấp và sắp chia cổ tức khủng, đó chính là Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT (mã FOX). Nếu đây là lần đầu tiên anh (chị) đọc khuyến nghị mua cổ phiếu của Tuấn thì anh (chị) có thể tham khảo các cổ phiếu mà em đã từng khuyến nghị mua ạ:

POM (đã tăng từ giá 5.4 lên 8) trong vòng 1 tháng: Khuyến nghị mua POM - Lợi nhuận 270% - 20230602.pdf - Google Drive
SAV (đã tăng từ giá 8 lên 50) trong vòng 2 năm: SAV_20190316_Tuan's Group.pdf - Google Drive
SKG: (tăng từ giá 8 lên 21) trong 2 năm: SKG_20200909_TuanHoldings.pdf - Google Drive
TVD (tăng từ 5.6 lên 21) trong 1 năm: TVD_20201210_TuanHoldings.pdf - Google Drive
CMT (tăng từ 16.2 lên 41) trong 1 năm: 20210416 - Khuyến nghị mua CMT.pdf - Google Drive

Cổ phiếu mà Tuấn khuyến nghị thì đều tăng tốt trong dài hạn, bên cạnh đó, trong tất cả các năm mà nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thì đều được hưởng cổ tức xấp xỉ hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng. Tuấn xin thống kê lại các lý do chọn mua FOX ạ:

  1. Ngành dịch vụ trọng yếu, được chính phủ tập trung phát triển
  2. Xu hướng chuyển đổi số của ngành viễn thông trong thời gian tới
  3. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đi đúng xu hướng phát triển của ngành viễn thông
  4. Đang bị định giá rất thấp so với thị trường
  5. Lợi nhuận tăng trưởng cho phép FOX chia cổ tức khủng

Giai đoạn hiện tại, lãi suất đồng USD đang đạt đỉnh và sẽ bắt đầu giảm từ quý I/2024. Cùng với đó là lãi suất Việt Nam Đồng đã giảm dần đều nhờ các chính sách của nhà nước. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã 4 lần giảm lãi tái chiết khấu, hạ trần lãi suất gửi tiết kiệm cho kỳ hạn 6 tháng còn có 4.5%. Qua đó, lãi suất gửi tiết kiệm 1 năm cũng đã giảm dần xuống còn dưới 7%/năm, so với bối cảnh trước đó là 9 – 11%/năm. Điều này tác động tích cực đến dòng vốn của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư chứng khoán. Doanh nghiệp thì có vốn rẻ hơn để kinh doanh, còn người gửi tiết kiệm thì chuyển dần sang kênh đầu tư chứng khoán.

Sau một nhịp giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán từ tháng 04/2022, các cổ phiếu ngành viễn thông hầu như đều giảm 30 – 50% về thị giá, tuy nhiên do ngành viễn thông là ngành mũi nhọn được chính phủ hỗ trợ cũng như tập trung phát triển nên đa phần toàn bộ cổ phiếu trong ngành đều đã phục hồi về đỉnh cũ, thậm chí vượt đỉnh. Có thể kể đến các cổ phiếu như FPT, ELC, CMG, … Các doanh nghiệp này đều đang được kỳ vọng về tương lai tươi sáng của ngành cũng như lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Cùng chung ý tưởng đầu tư vào các doanh nghiệp có nội lực và lợi nhuận tăng trưởng trong các năm tới, cổ phiếu FOX cũng đang có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, sở hữu lực lượng lao động trí tuệ cao và đặc biệt sắp tới sẽ chia cổ tức khủng. Sau thời gian theo dõi cổ phiếu lâu năm và thấy FOX chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng mới, em mới mạnh dạn khuyến nghị anh(chị) mua vào ạ. Cổ phiếu FOX đã có kết quả kinh doanh năm 2022 tích cực. Doanh thu, lợi nhuận đã tăng trưởng tốt và sẽ kéo giá tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Đóng cửa ngày 31/08/2023, FOX đang ở mức giá 67,000/ cổ phiếu. em định giá cổ phiếu FOX ở mức giá 152,000 đồng/ cổ phiếu (+127%) với những luận điểm dưới đây:

1. Ngành dịch vụ trọng yếu, được chính phủ tập trung phát triển

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD - tăng trưởng 8,7%, số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 khoảng 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021. Sau 4 năm kể từ khi thông điệp “Make in Vietnam” chính thức được đưa ra, CNTT – Viễn thông đã trở thành ngành kinh tế động lực của cả nước, giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số.

Theo báo cáo Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 1.614.206 tỷ đồng. Trong đó, đối với riêng lĩnh vực viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông 6 tháng đầu năm ước đạt 74.473 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 53% kế hoạch năm 2023.

1

Trong bức tranh chung của ngành viễn thông 6 tháng đầu năm 2023 còn có những gam màu ấn tượng khác. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang ước đạt 77,1%, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm. Số thuê bao băng rộng cố định đạt 22,14 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 22,26 thuê bao/100 dân), tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số thuê bao băng rộng di động đạt 86,2 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 86,67 thuê bao/100 dân), tăng 5,67% so với cùng kỳ năm 2022. Số thuê bao sử dụng điện thoại di động thông minh ước đạt 101,12 triệu thuê bao, tăng 8,73% so với cùng kỳ năm 2022.

Triển vọng trung và dài hạn của ngành công nghệ thông tin, viễn thông được đánh giá khả quan. Kết quả khảo sát Vietnam Report chỉ ra 3 động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy thị trường công nghệ Việt Nam năm 2023:

Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số từ Chính phủ. Hiện Việt Nam là một quốc gia có tinh thần đổi mới sáng tạo cao. Theo báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2022, Việt Nam hiện đứng thứ 48 trong số 132 nền kinh tế về năng lực đổi mới sáng tạo, xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Công tác chuyển đổi số được đẩy nhanh trở thành xu thế tất yếu của thế giới, đồng thời, Chính phủ luôn chú trọng ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, coi đây là lực đẩy chủ đạo gắn với sự tiến bộ của nền kinh tế.

Hai là, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ ở mức cao so với thế giới.Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao với thị trường nội địa lớn và đa dạng, số lượng người tiêu dùng sử dụng công nghệ số ngày càng tăng, dân số trẻ, nhạy bén với cái mới, số người dùng thiết bị thông minh chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo Vietnam Digital 2023, tính đến tháng 1/2023, Việt Nam có gần 78 triệu người sử dụng Internet, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ người dùng so với tổng dân số ghi nhận tăng trưởng từ mức 73,2% lên 79,1%.

Ba là, sự dịch chuyển của các ông lớn sản xuất trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Do môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam được cải thiện tích cực và an toàn nên số lượng thương vụ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ gia tăng mạnh mẽ. Các công ty đa quốc gia có xu thế dịch chuyển hoạt động sản xuất từ những nước có tình trạng bất ổn sang Việt Nam, nắm bắt cơ hội này chúng ta đã thu hút được đầu tư của các công ty công nghệ lớn. Cổ phần của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng được các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài quan tâm. Điều này cũng mở ra các cơ hội hợp tác, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

2. Xu hướng chuyển đổi số của ngành viễn thông trong thời gian tới

Chuyển đổi số đã có những tác động tới các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bắt đầu với sự xuất hiện của những dịch vụ OTT – Over The Top (những dịch vụ cung cấp trên Internet mà không phải trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như WhatsApp, Skype hay Netflix). Bên cạnh đó, thói quen, hành vi và nhu cầu người sử dụng cũng thay đổi, họ tìm kiếm những dịch vụ và trải nghiệm tốt, tối ưu hơn. Trước những biến chuyển này, trong những năm qua, ngành viễn thông đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh doanh thu từ những dịch vụ truyền thống cốt lõi như gọi thoại và nhắn tin, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Để cạnh tranh và bù đắp cho sự sụt giảm về doanh thu từ các dịch vụ truyền thống, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông buộc phải thực hiện các bước chuyển đổi hiệu quả, lấy khách hàng làm trọng tâm để cung cấp những dịch vụ mới, phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Với sự phát triển nhanh chóng các công nghệ mới, chuyển đổi số đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong ngành. Các ngành công nghiệp viễn thông đã và đang trải qua sự thay đổi lớn mang tính cấu trúc, khi các kênh điểm chạm khách hàng, nội dung và các dịch vụ viễn thông chuyển dịch lên các nền tảng số, tạo ra một hệ sinh thái giá trị mới và lớn hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ đang cố gắng tận dụng những tiềm năng mang lại từ mạng hiệu năng cao để đáp ứng những nhu cầu từ khách hàng. Một số xu hướng chuyển đổi số đang gây ra sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành viễn thông như IoT (Internet vạn vật) và Dữ liệu lớn, Thực tế ảo tăng trưởng, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây và An ninh mạng.

Mạng 5G – Cơ sở thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ
Việc triển khai 5G sẽ có tác động lớn đến ngành viễn thông. Tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn của 5G sẽ cho phép các dịch vụ và ứng dụng mới không thể thực hiện được trước đây. Điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cách thức kinh doanh của các nhà khai thác viễn thông. Người dùng sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên hơn vì tính tiện lợi và di động. Những thiết bị di động này không chỉ hữu ích cho việc tìm kiếm trên Internet mà còn giúp người dùng quản lý các công việc quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy, để tạo đà cho việc đáp ứng nhu cầu người dùng, đồng thời, làm nền tảng đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số được diễn ra thuận lợi, sự phát triển của mạng 5G và băng thông rộng và một yếu tố không thể thiếu. Hạ tầng 5G và băng thông rộng hứa hẹn về khả năng truy cập nhanh hơn và đem lại nhiều dịch vụ phong phú hơn.

Nhiều quốc gia phát triển đã triển khai và sử dụng thành công 5G trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này cũng không ngoại lệ ở Việt Nam khi trong năm 2020 các nhà mạng đã bắt đầu sản xuất được các thiết bị hạ tầng, làm chủ được công nghệ 5G, đã triển khai 5G ở một số khu vực và đạt được những kết quả khả quan. Mục tiêu của các nhà mạng viễn thông Việt Nam là triển khai 5G trên diện rộng và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động, đồng thời cũng là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế đất nước.

IoT (Internet Vạn Vật) và Big Data (Dữ liệu lớn)
Internet Vạn Vật là một liên mạng giúp kết nối tất cả các thiết bị như các đồ dùng trong nhà hay các hệ thống máy móc trong nhà máy với nhau thông qua mạng không dây (Wi-Fi) hoặc mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G, 5G), … Các thiết bị được kết nối trong hệ thống có khả năng liên lạc, hiểu nhau cũng như có thể đưa ra phản ứng kịp thời và đồng bộ nhất (Nguồn: FPT Digital, 2022). Khi tất cả cùng kết nối lên Internet, chúng ta có thể điều khiển dễ dàng dù ở bất kỳ đâu.

Theo Fortune Business Insights, IoT sẽ tăng mức tăng trưởng hơn 25% cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong giai đoạn 2021-2028. Theo GSMA, IoT sẽ tạo ra doanh thu ước tính 1,8 nghìn tỉ USD cho các nhà khai thác mạng di động vào năm 2026 (Nguồn: GSMA, 2017). Các công ty viễn thông có thể tận dụng những cơ hội từ công nghệ này và phát triển các ứng dụng sáng tạo, nhằm tạo ra dòng doanh thu mới.

Áp dụng quy trình phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) vào thông tin thu thập được từ các cảm biến IoT, các nhà viễn thông có thể có được những hiểu biết có giá trị về hành vi và cách sử dụng của khách hàng. Từ đó, xây dựng các mô hình dự đoán tương lai nhằm đưa ra những gói dịch vụ phù hợp, cải thiện mức độ tương tác và trải nghiệm của khách hàng (Startup.info, 2022).

Thực tế ảo tăng cường - AR
Thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) là cụm từ mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Ví dụ, đối với tựa game Pokemon GO người chơi sẽ quan sát và điều khiển các Pokemon trong game ngay trên màn hình điện thoại. Điểm đặc biệt là không gian xung quanh các Pokemon được lấy từ hình ảnh thực tế do camera thu được. Như vậy trong trường hợp trên, hình ảnh camera ghi được và hiển thị trên game là thực tế, kết hợp các yếu tố ảo hóa như Pokemon và các công trình khác đi kèm, tất cả chúng sẽ được gọi chung là thực tế ảo tăng cường AR.

3 AR

Lĩnh vực viễn thông có thể tận dụng Thực tế tăng cường (AR) trong hệ thống của mình để xây dựng các giải pháp kinh doanh tốt hơn. Hơn nữa, các công nghệ nhập vai như Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) có khả năng tăng tốc và đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh. Ví dụ, quản lý dịch vụ hiện trường và đào tạo nhân viên. Ngoài ra, các công nghệ nhập vai cung cấp phương tiện tương tác và rảnh tay cho các nhà lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp để tương tác với các hệ thống doanh nghiệp (Atrebo, 2022).

Trí tuệ nhân tạo AI:
Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông không chỉ cung cấp các dịch vụ điện thoại cơ bản, dịch vụ internet, hỗ trợ di động và dịch vụ mạng, mà đang thúc đẩy tăng trưởng bằng cách sử dụng AI. Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đang bổ sung các khả năng của AI nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data) khai thác dữ liệu từ mọi nơi: thiết bị di động, mạng lưới, vị trí địa lý, hồ sơ và hành vi khách hàng, dịch vụ và sử dụng dịch vụ, dữ liệu bán hàng, thanh toán, hợp đồng, v.v. (Gordon, 2022). Tối ưu hóa mạng, bảo trì dự đoán, trợ lý ảo và Robot tự động hoá quy trình (RPA) là những ví dụ về các trường hợp sử dụng mà AI đã tác động đến ngành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nói chung. (Nguồn: FPT Digital, 2022).

Một ví dụ của việc ứng dụng AI vào viễn thông đó là nền tảng trực quan tích hợp của TechSee, ứng dụng được nhà điều hành viễn thông Vodafone sử dụng để thí điểm công nghệ hỗ trợ khách hàng từ xa, hỗ trợ bởi AI và AR. Với nền tảng trực quan tích hợp của TechSee, các đại lý của Vodafone có thể xem tình hình của khách hàng và khắc phục sự cố kỹ thuật dễ dàng hơn. Với sự đổi mới công nghệ từ xa của Vodafone, nhiều hoạt động trước đây yêu cầu phải cử kỹ thuật viên trực tiếp xuống khu vực của khách hàng để giải quyết, giờ đây có thể được thực hiện từ xa bởi các nhân viên đóng vai trò là kỹ thuật viên ảo. Điều này có hiệu quả làm giảm tỷ lệ phải cử người đi trực tiếp giải quyết vấn đề của Vodafone xuống tới 26%, cũng như cải thiện 68% về mức độ hài lòng của khách hàng ở các đại lý Vodafone tại Anh.

Điện toán đám mây và An ninh mạng
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa vào cơ sở hạ tầng máy tính lớn để cung cấp các ứng dụng đa dạng, quản lý dữ liệu và lập hóa đơn dịch vụ. Trong quá trình này, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải đổi mới và cập nhật liên tục để cạnh tranh trong môi trường mạng thay đổi nhanh chóng. Sự tăng trưởng vượt bậc về lưu lượng sử dụng video và di động cũng gây ra nhiều khó khăn cho các nhà mạng viễn thông hiện tại, buộc các nhà cung cấp phải tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới, giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm được giá thành dịch vụ và hoạt động hiệu quả hơn theo nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến nhu cầu dịch chuyển kiến trúc mạng truyền thống, đầu tư và chuyển dịch lên công nghệ điện toán đám mây của các nhà mạng viễn thông để cải thiện sự nhanh nhạy và giảm chi phí vận hành.

Doanh nghiệp viễn thông có thể tận dụng công nghệ điện toán đám mây để thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Dựa trên những tài sản cốt lõi như chuyên môn về mạng, cơ sở hạ tầng bảo mật và khả năng xử lý chất lượng của các yêu cầu dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể tạo ra và cải thiện trải nghiệm sử dụng và triển khai điện toán đám mây trong bối cảnh mới. Giờ đây, mọi doanh nghiệp đều có các giải pháp kết nối phụ, các doanh nghiệp viễn thông cần phát triển vượt ra ngoài các dịch vụ kết nối mạng và cung cấp các giải pháp bền vững, các giải pháp đặc biệt cho người dùng của họ. Điện toán đám mây có thể đáp ứng nhu cầu trên và đang trở nên phổ biến rộng rãi trong nửa thập kỷ qua. Tác động của điện toán đám mây trong ngành viễn thông là không giới hạn và mạnh mẽ (Raju, 2022).

Trên nền tảng điện toán đám mây và trong quá trình ứng dụng các công nghệ hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới vấn đề về bảo mật an ninh. Tội phạm mạng và các tác nhân đe dọa khác, với khả năng truy cập dễ dàng và không tốn kém vào các công cụ chuyên dụng để tấn công mạng viễn thông. Thông thường, có hai loại tấn công mạng xảy ra, đó là tấn công trực tiếp nhắm mục tiêu vào hoạt động mạng viễn thông và tấn công gián tiếp bằng cách xâm phạm thông tin thuê bao. Hơn nữa, với sự tăng trưởng nhanh chóng của các công nghệ tiên tiến cùng nhu cầu kỹ thuật số và IoT, các lực lượng thị trường đã thúc đẩy các nhà khai thác viễn thông chuyển đổi từ các công ty mạng vật lý sang các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Do đó, bề mặt tấn công của các công ty viễn thông, rủi ro không gian mạng cũng như tần suất các cuộc tấn công mạng cũng tăng lên đáng kể. Một khi kẻ đe dọa có quyền truy cập vào mạng, chúng có thể đánh cắp dữ liệu bí mật, chèn phần mềm độc hại vào các mạng nhánh khách hàng nhất định, xâm nhập hoặc làm nhiễm mã độc nhằm chiếm đoạt và kiểm soát, tấn công trên diện rộng nhằm gây gián đoạn các hoạt động của vùng kinh tế. Vì vậy, các loại bỏ các cuộc tấn công này, các nhóm bảo mật mạng viễn thông phải luôn cập nhật, đồng thời bám sát các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật mới.

3. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đi đúng xu hướng phát triển của ngành viễn thông

Sau một phần tư thế kỷ kiên định với sứ mệnh “Kết nối yêu thương”, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty đang trên hành trình chuyển đổi từ một doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang một Digital Service Provider (DSP), tập trung vào cung cấp các giải pháp số toàn diện cho khách hàng. FPT Telecom đã đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm, giải pháp, đặc biệt ứng dụng các công nghệ mới nhất như Al/Big Data, Blockchain, điện toán đám mây… giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên mọi kênh vào mọi điểm chạm. Không có gì khó hiểu khi với sứ mệnh và chiến lược hợp lý đã giúp cho doanh thu và lợi nhuận của FOX liên tục tăng trưởng trong suốt 12 năm, qua đó gia tăng được lợi nhuận cho toàn bộ cổ đông.

Tại đại hội cổ đông năm 2023, ban lãnh đạo tiếp tục đặt mục tiêu rất cụ thể là duy trì tăng trưởng hai chữ số hằng năm về doanh thu lợi nhuận. Cụ thể trong năm 2023, FOX đặt ra chỉ tiêu doanh thu tăng trưởng 13.6% so với năm 2022 và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 14.6% so với năm 2022. Đặc biệt, công ty khao khát chinh phục cột mốc rất thách thức trong tương lai gần là 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2025. Điều này đòi hỏi nỗ lực cao độ của toàn bộ tập thể ban điều hành và cán bộ nhân viên.

Với mục tiêu tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. FPT Telecom đang tiếp tục với chiến lược Amazing Experience – Trải nghiệm tuyệt vời. Trên văn hóa lấy con người là trọng tâm (People Centric), FPT Telecom sẽ chủ động nghiên cứu và triển khai các công nghệ số, đồng thời xây dựng hệ sinh thái toàn diện của tập đoàn FPT, nhằm đưa tập đoàn lên một tầm cao mới:
· Đầu tư nâng tốc độ và vùng phủ trong nhà khách hàng, cải thiện chất lượng kết nối trong nhà và tốc độ truy cập Internet cho khách hàng là lựa chọn căn bản giúp FTEL có nền tảng bền vững để duy trì và mở rộng tập khách hàng, tránh bước vào cuộc cạnh tranh về giá với nhiều thiệt hại.
· Hợp tác với đơn vị bảo mật hàng đầu thế giới F-Secure để cung cấp giải pháp bảo mật Online Identity, Password, kết nối/sử dụng Internet an toàn nhất Việt Nam.
· Đẩy mạnh khai thác, biến HiFPT trở thành kênh kết nối chủ lực, hai chiều, gần hơn, thường xuyên hơn, sâu sắc hơn với Khách hàng.
· FPT Play xác định đa dạng hóa chiến lược Nội dung (khác biệt & thích nghi xu hướng) là yếu tố căn bản để thu hút và giữ chân người dùng sử dụng dịch vụ truyền hình.
· Công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dùng thông qua hệ sinh thái hộ gia đình FPT Smart Living, trước mắt là dịch vụ FPT SmartHome.
· Khắng định vị trí số 1 về Cloud Camera thương hiệu Việt: Phát triển và kinh doanh song song Subscription Model và Product Model để tận dụng phân phối đa kênh, mở rộng thị phần và tăng Brand Awareness.
· Premium Data Center: Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu với đẳng cấp vượt trội cho khách hàng trong và ngoài nước.
· Đầu tư tuyến cáp biển ALC để đảm bảo băng thông phục vụ hoạt động kinh doanh.
· Đẩy mạnh ứng dụng AlI/Data Analytics cùng hệ thống CDP để thiết kế ra các trải nghiệm “cá nhân hóa” cho khách hàng từ trải nghiệm đăng ký/mua/lắp đặt dịch vụ cho đến những trải nghiệm sử dụng (đa) SPDV và trải nghiệm chăm sóc KH sau đó.
Kế hoạch đầu tư dự kiến của FOX trong năm 2023 như sau:

6. KE HOACH LOI NHUAN
Nguồn: ĐHCĐ thường niên FOX 2023

Chúng tôi tin rằng với chiến lược đầu tư liên tục để tăng trưởng, FPT Telecom có thể dễ dàng đạt được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 2,500 tỷ vào năm 2023, thậm chí còn có thể làm tốt hơn.

4. Đang bị định giá rất thấp so với thị trường

Với định hướng sẽ là ngành chủ lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, chính phủ đã đẩy mạnh phong trào cũng như hỗ trợ nhiều chính sách cho ngành viễn thông phát triển thuận lợi. Vì vậy, không có gì lạ khi các doanh nghiệp trong ngành viễn thông được kỳ vọng nhiều về việc phát triển tốt trong tương lai. Nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá khá cao cho 1 doanh nghiệp viễn thông. Bảng bên dưới tổng hợp PE của các doanh nghiệp viễn thông trên sàn.

PE trung bình của ngành viễn thông hiện tại là 78 lần. Các doanh nghiệp cùng ngành như FPT, ELC, CMG, ICT, ITD, …. đều đang được định giá PE ở ngưỡng 20 - 200 lần thì FOX lại đang bị định giá với chỉ 10 lần. Với một doanh nghiệp làm có ban lãnh đạo luôn làm việc hết mình, chiến lược bài bản, lợi nhuận tăng trưởng đều đặn mà còn chia cổ tức đều đặn thì em cho rằng ở mức định giá này là quá rẻ. Tuấn cho rằng FOX xứng đáng ở mức định giá PE = 20 lần, tương ứng giá cổ phiếu khoảng 152,000 đồng/ cổ phiếu. Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng về giá của FOX là rất lớn khi nhà đầu tư nhận ra sự phi lý này.

5. Lợi nhuận tăng trưởng cho phép FOX chia cổ tức khủng

Theo nghị quyết đại hội cổ đông năm 2023, FOX sẽ chia cổ tức 30% tiền mặt (đã chia vào tháng 1/2023 và tháng 6/2023) và sắp tới công ty sẽ chia 50% cổ tức cổ phiếu. Đây là điểm nhấn giúp cho FOX tăng tính thanh khoản trên thị trường, qua đó hấp dẫn nhiều nhà đầu tư giá trị hơn. em cho rằng giá cổ phiếu FOX sẽ tăng mạnh khi có thông tin chia cổ tức và báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2023 tiếp tục tăng trưởng.

Và với việc lợi nhuận của FOX tăng trưởng qua từng năm thì em cho rằng mức cổ tức mà cổ đông nhận được cũng sẽ tăng trưởng liên tục qua từng năm. Với giá đóng cửa là 67,000 VND/cổ phiếu vào ngày 31/08/2023, tỷ suất lợi từ cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu mang về cho nhà đầu tư đã trên 10%, đây là con số lợi tức tương đối hấp dẫn để nắm giữ cổ phiếu FOX hưởng cổ tức thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng.

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên những phân tích, điểm nhấn đầu tư đã được nêu ở trên, chúng tôi cho rằng doanh thu và lợi nhuận của FOX sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2023 - 2025. Mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2025 là có khả năng đạt được. Việc có chiến lược bài bản và đầu tư hợp lý giúp cho lợi nhuận của FPT Telecom tăng trưởng tốt, kéo theo đó là giá cổ phiếu cũng sẽ tăng mạnh để phản ánh điều này. Chúng tôi lần lượt dự phóng Lợi nhuận sau thuế và giá trị hợp lý của FOX như sau:

Về mức PE trung bình ngành viễn thông, chúng tôi dựa trên các doanh nghiệp FPT, ELC, CMG, ITD, ICT, mức PE hiện bình trung bình hiện tại là khoảng 78 lần. Đây là mức PE khá cao nhưng hợp lý do ngành viễn thông ở Việt Nam đang được chính phủ hỗ trợ và thúc đẩy phát triển trong bối cảnh Việt Nam nước đang phát triển và chuyển đổi số mạnh mẽ. Tuy nhiên, đứng ở góc độ của người phân tích, chúng tôi cũng có những thận trọng nhất định. Vì vậy, thay vì lấy PE ở ngưỡng trung bình ngành là 78, chúng tôi quyết định lấy PE của FOX ở mức 20 lần. Đây là một sự lựa chọn cẩn trọng khi khuyến nghị đầu tư cho anh(chị).

Như đã giải thích với anh(chị) về phương pháp định giá ở phần trên. Chúng tôi cho rằng mục tiêu hợp lý cho FOX là ở vùng giá 152,000 VND/ cổ phiếu (upside + 127%). Giá hiện là vùng giá hấp dẫn để đầu tư cho nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn.

Nếu nhìn lại trường hợp của POM (tăng từ 4.5 lên 8), SAV (tăng từ 7.5 - 50) hay SKG (tăng từ 8 lên 15) hay TVD, CMT trong các năm vừa rồi, thì có thể nói đây cũng sẽ là một POM, SAV, SKG, TVD hoặc CMT thứ 2 khi mà tiềm năng của FOX chưa được nhiều nhà đầu tư biết tới. Còn nếu anh(chị) đợi mọi thứ quá rõ ràng hay có thêm một vài bên công ty chứng khoán phân tích, ra báo cáo khuyến nghị mua FOX thì em chắc rằng anh(chị) sẽ chẳng thể mua được giá này nữa. Cơ hội đạt lợi nhuận trên 50% chỉ dành cho nhà đầu tư có phân tích sớm, mua vào và kiên nhẫn đợi thành quả ạ.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cổ phiếu FOX ở trên, thì anh(chị) có thể liên hệ Tuấn theo số điện thoại 0938.333.778 để tiện cho việc trao đổi và hỗ trợ nhanh chóng trong việc đầu tư ạ.

Để mở tài khoản tại MBS, anh(chị) hãy tải app MBS về, mở tài khoản theo ID 1637 – Hoàng Anh Tuấn ạ.

Chúc anh(chị) đầu tư đạt hiệu quả cao,

Em Tuấn

cả họ nhà F đều kéo mạnh r, nên e tin bác

1 Likes

Hehe, cám ơn bác ạ, bác nhớ góp vào cho em một ít nha :stuck_out_tongue:

Thanh khoản hơi thấp nhỉ?

1 Likes

Dạ từ từ thanh khoản sẽ cao ạ :smiley: Mình cứ mua trước rồi đợi FOX chia cổ tức 50% là ổn ạ :star_struck:

Theo mình biết doanh thu lợi nhuận của fox hiện chủ yếu đến từ internet cố định, bạn cho mình hỏi khi 5g được phổ biến ảnh hưởng tới fox như thế nào? (có giống cái chết của mạng điện thoại cố định khi diện thoại không dây xuất hiện?). Xin cảm ơn bạn

Xu hướng mạng không dây 5G là ko thể đảo ngược. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, mạng 5G chỉ thúc đẩy kết nối số. Còn để thay thế cho cáp mạng thì chưa thể trong 1 sớm 1 chiều được. Hơn ai hết thì FOX cũng ý thức đc việc này và đã phát triển các sản phẩm khác ngoài cáp mạng bình thường.