FPT - Cập nhật Cổ phiếu

, ,

CTCP FPT – FPT

I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Cổ phiếu công nghệ vừa vượt đỉnh lịch sử đi ngược khi trường giảm mạnh.


Nguồn: Cafef

FPT là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng bền vững suốt nhiều năm cùng với việc cổ tức rất đều đặn.


Nguồn: Kiến lửa

Từ đầu năm, FPT đã tăng hơn 30% thị giá lên mức 86.000 đồng/cp, tương ứng giá trị vốn hóa ~ 110.000 tỷ đồng (~5 tỷ USD).

II. CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ, TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP

  1. Trong làn sóng dịch bệnh Covid-19, FPT vẫn tăng trưởng nhờ tận dụng điểm mạnh về công nghệ, nắm bắt cơ hội, mang lại hiệu quả kinh doanh khả quan.

  2. Việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch Covid 19 thì tầm quan trọng của công nghệ lại càng tăng hơn.

  3. Hiện nay, ngành CNTT ở Việt Nam đã đóng góp vào GDP cả nước 14.4%. Nhờ nhiều bước tiến, ngành CNTT Việt Nam đã có vị trí nhất định trên thế giới.

  4. Trí tuệ nhân tạo AI: Là một trong những ngành trọng yếu của Công nghệ thông tin. Ứng dụng các hệ thống để xây dựng Trí tuệ nhân tạo giúp ích cho con người trong tương lai.

  5. Hoạt động của FPT gồm 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục, Đầu tư. Trong đó Công nghệ chiếm 58,1%, Viễn thông chiếm 35,6%.

  6. FPT đang nắm giữ khoảng 47% cổ phần tại FRT – CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT. Chuỗi Long Châu tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của FRT trong dài hạn.


    Nguồn: Kiến lửa

Doanh thu thuần của FRT đạt 7.107 tỷ đồng (+15% svck).
· Doanh thu chuỗi FPT Shop đạt 3.965 tỷ đồng (-18% svck; -5% QoQ). Nhu cầu sắm mới thiết bị công nghệ sau Covid giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm.
· Chuỗi Long Châu tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu Q2 đạt 3.615 tỷ đồng (+96% svck; +10% QoQ). Sau dịch Covid, vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều hơn.

  1. KQKD của FPT: Q2/23 LNTT đạt 2.218 tỷ đồng (+19% YoY) và cao hơn 5% so với Q1/23. 6T/23, Mảng Công nghệ ghi nhận doanh thu +25% YoY và LNTT +26% YoY chủ yếu nhờ mảng Xuất khẩu phần mềm và Chuyển đổi số tại thị trường nước ngoài.

III. RỦI RO ĐẦU TƯ

  1. Trên thế giới, Ấn Độ được biết đến là nơi tập trung nhiều chuyên gia về công nghệ và là điểm đến yêu thích của các dịch vụ CNTT. Sự cạnh tranh từ các đối thủ Ấn Độ với FPT sẽ làm giảm khả năng giành thị phần toàn cầu.

  2. Trong nước, sự cạnh tranh từ hai nhà mạng lớn thuộc sở hữu nhà nước – Viettel (Chưa niêm yết) và VNPT (Chưa niêm yết) đối với FPT trong mảng viễn thông. FPT cần đẩy mạnh chi nâng cấp hạ tầng, dẫn đến chi phí đầu tư tăng.

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
NĐT liên hệ em để có thể chọn được mức giá tốt nhất và phương pháp đầu tư hiệu quả.

Đỗ Hùng - Chuyên viên Tư vấn Đầu tư
0356 955 011


bác Bình oánh mạnh dữ :v: