FPT lãi trước thuế gần 1,900 tỷ sau 2 tháng

Hai tháng đầu năm 2025, doanh thu và lãi trước thuế của FPT đạt lần lượt 10,438 tỷ đồng và 1,885 tỷ đồng. Mảng công nghệ và viễn thông tiếp tục là trụ cột tăng trưởng, trong đó thị trường Nhật tăng mạnh 30%.

CTCP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính 2 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 10,438 tỷ đồng và lãi trước thuế 1,885 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 16% và 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng ước đạt 1,378 tỷ đồng, tăng hơn 21%, tương đương EPS 936 đồng/cp, tăng hơn 20% so với cùng kỳ.

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu 75,400 tỷ đồng và lãi trước thuế 13,395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với năm 2024. Sau 2 tháng, Công ty thực hiện được 14% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

FPT lãi trước thuế gần 1,900 tỷ sau 2 tháng

Kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2025 của FPT (Đvt: tỷ đồng). Ảnh: FPT

Xét theo các khối kinh doanh chính, khối công nghệ tiếp tục đóng góp lớn nhất vào doanh thu, đạt 6,194 tỷ đồng (chiếm 59% tổng doanh thu), tăng hơn 19% so với cùng kỳ. Lãi trước thuế của khối này đạt 840 tỷ đồng, tăng gần 28%, chiếm 44% tổng lãi trước thuế của FPT.

Đáng chú ý, doanh thu mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài tăng gần 21%, đạt 5,263 tỷ đồng. Thị trường Nhật Bản tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, đạt doanh thu 2,169 tỷ đồng, tăng 30%.

Trong khi đó, thị trường Mỹ chỉ tăng hơn 8%, do ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế và địa chính trị khiến doanh nghiệp tại đây thận trọng hơn trong chi tiêu cho công nghệ thông tin.

FPT lãi trước thuế gần 1,900 tỷ sau 2 tháng

Kết quả kinh doanh mảng dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT (Đvt: tỷ đồng). Ảnh: FPT

Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 8,147 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ, với 5 dự án lớn trị giá 10 triệu USD đã được FPT thắng thầu trong 2 tháng đầu năm.

Mảng dịch vụ viễn thông cũng ghi nhận kết quả tích cực nhờ đẩy mạnh bán hàng và tối ưu gói dịch vụ, với doanh thu đạt 3,042 tỷ đồng, tăng hơn 15% và lãi trước thuế đạt 580 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ.

Mảng giáo dục, đầu tư và khác đạt doanh thu 1,202 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ và lãi trước thuế đạt 465 tỷ đồng, tăng hơn 7%.

2 Likes

đáy rồi hả ta

FPT là một trong những doanh nghiệp top đầu về CNTT tại Việt Nam và nhiều năm liền giữ vị trí quán quân về tăng trưởng với tốc độ trung bình 20%/năm. Điều rất hiếm doanh nghiệp nào trên tam sàn làm được.

Sau nhịp tăng rất dài từ vùng giá 45 lên đến ATH là 155 thì FPT đang có cú chỉnh giảm mạnh nhất kể từ downtrend 2022. Vậy đây có phải là cơ hội tốt để NĐT mua FPT tích sản hay không?

SO SÁNH:

Ở đây chúng ta sẽ dùng phương pháp định giá P/e, đắt hay rẻ cần so sánh với chính nó trong quá khứ, so sánh với mức trung bình của ngành CNTT mới rõ được.

Giai đoạn 2012 - 2020

Định giá P/e của FPT chỉ giao động 9 - 11 lần, cá biệt năm 2018 đại sóng chứng khoán thì lên cao nhất 15 lần

Giai đoạn 2019 - 2025 (ảnh 2)

  • Định giá của FPT đắt dần, đặc biệt qua năm chứng khoán có sóng thần như 2021 thì định giá đã lên đến 21 lần.

  • Từ 2023 - hiện tại cổ phiếu đã tăng giá đến 160% trong khi LN tăng đều 20%. Tức thị giá cổ phiếu đang tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của DN nhờ những kì vọng của đám đông về AI. Điều này khiến định giá P/e của FPT đạt ngưỡng nhất thời đại khoảng 30 lần, bỏ xa mức giá mà thị trường đã chấp nhận cho FPT trong quá khứ của nó là 14 - 20 lần.

KẾT LUẬN:

Từ các mốc trên thì ace có thể cảm nhận được FPT đang đắt hay rẻ so với chính nó trong quá khứ rồi nhé.

Với mức thị giá 124k/ tương đương vói P/e 24 lần thì rõ ràng là chưa đủ rẻ để bắt đáy. Ngoài ra nhìn vào kĩ thuật thì FPT chỉ vừa phá vỡ trendline. Để có thể bật lên thì sẽ cần rất nhiều thời gian tích lũy

Để FPT trở thành một món hời thật sự khi mua thì giá cổ phiếu cần chiết khấu thêm nữa, ít nhất là khi P/e = 20 lần; tương đương mức giá khoảng 110k/cp.

1 Likes

chắc là dn chuẩn canslim duy nhất ở VN quá