FPT - "Rực rỡ" đến bao giờ?

Với việc là cổ phiều công nghệ hàng đầu tại mỗi quốc gia, nhiều NĐT kỳ vọng FPT sẽ làm nên chuyện giống như NVIDIA của Mỹ.

Có lẻ nhiều NĐT đều biết, cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Mỹ có mức tăng ấn tượng đến 8 lần kể từ sau năm 2023. Đồng thời cổ phiếu này cũng giúp cho chỉ số S&P500 và Nasdaq liên tục vượt đỉnh bất chấp nền kinh tế Mỹ còn chưa lấy lại được hào quang trong nhiều khía cạnh.


Mức tăng ấn tượng của cổ phiếu NVIDIA kể từ đầu năm 2023

Như vậy việc NĐT Việt Nam đặt kỳ vọng FPT đạt kỳ tích tương tự hay được ví von như là NVIDIA Việt Nam, thì có phù hợp với doanh nghiệp này hay không và có nên đầu tư vào cổ phiếu này ở thời điểm hiện tại?

Mời Anh Chị NĐT cùng NgotMienTay đi phân tích kỹ hơn về cổ phiếu FPT để có những quyết định mua/bán cụ thể.

I. Cổ phiếu mua là thắng?
Cổ phiếu FPT được xem là cổ phiếu bất bại trước thị trường trong suốt những năm gần đây, kể cả trong năm 2022. Năm mà thị trường chứng khoán giảm sâu bởi hàng loạt các sự kiện bất thường, FPT vẫn là cổ phiếu tăng trưởng với lợi nhuận tăng trưởng ở mức 20% trong suốt 3 năm gần nhất.

Thống kê biến động giá của FPT trong 10 năm trở lại đây cho thấy, đây là cổ phiếu bất bại trước thị trường. Chỉ một năm duy nhất cổ phiếu này giảm giá, đó là năm 2018, năm mà TTCK ghi nhận sự sụt giảm rất mạnh. Cổ phiếu công nghệ này có 2 năm 2016 và 2022 tăng giá dưới mức 10%. Các năm còn lại cổ phiếu luôn tăng trưởng ở mức 2 chữ số.


KQKD và lợi nhuận của FPT trong 10 năm qua

Tập đoàn FPT đang đẩy mạnh và đi sâu hơn vào giải pháp CNTT chứ không chỉ dừng lại ở mỗi gia công phần mềm như trước. Các yếu tố này đã và đang trở thành động lực tăng giá mới cho cổ phiếu, giúp FPT trở thành cổ phiếu mua là thắng trong những năm gần đây.

Riêng từ đầu năm 2024 đến nay với cơn sốt cổ phiếu công nghệ, chip bán dẫn, AI, điện toán đám mây, mô hình ngôn ngữ lớn,… trên toàn cầu, cổ phiếu FPT cũng không đứng ngoài xu hướng với mức tăng hơn 80%(cả chia tách).

Với thành tựu như vậy, dễ hiểu trong những năm vừa qua FPT luôn là cổ phiếu được ưu tiên trong danh mục của NĐT trong và ngoài nước. Thậm chí với 1 ngành khó hiểu như CNTT thì các phân tích, đánh giá là không hề dễ dàng.

II. FPT là NVIDIA của Việt Nam?
Như đã nói ở ngay phía trên, nhiều NĐT đang kỳ vọng FPT sẽ làm nên chuyện như NVIDIA vì có điểm chung khi cả 2 đều là cổ phiếu công nghệ hàng đầu tại mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, rất nhiều NĐT đã bỏ qua một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của 2 doanh nghiệp này có sự khác biệt rất là lớn, cụ thể:

Các mảng mang lại doanh thu chính cho NVIDIA, Cty được mệnh danh là đại gia ngành chip của Mỹ gồm có: Trung tâm dữ liệu(data center); trí tuệ nhân tạo(AI); sản xuất chip card đồ họa cho game; chip ôtô hay các mảng gia công khác;… Điểm chung của tất các sản phẩm nói trên là NVIDIA tập trung vào phần cứng.


Các mảng doanh thu chính của NVIDIA

Còn đối với FPT, NĐT sẽ nhận ra sự khác biệt rõ rệt khi mà mảng mang lại lợi nhuận chính cho tập đoàn này đó chính là xuất khẩu phần mềm; gia công phần mềm; hỗ trợ chuyển đổi số và các dịch vụ viễn thông; truyền hình cáp; internet; smart home; giáo dục;….


Các mảng doanh thu chính của FPT

Như vậy dù cả 2 là Cty công nghệ nhưng mà ngay từ mảng kinh doanh hoạt động của NVIDIA và FPT đã cho thấy có sự khác biệt lớn. Khi một bên tập trung vào phần cứng, trong khi bên còn lại tập trung vào phần mềm.

III. FPT là cổ phiếu tăng trưởng?
Nhìn vào báo cáo KQKD chúng ta có thể thấy là kể từ năm 2018, thời điểm sau khi thoái vốn không hợp nhất tại FPT Retail, doanh thu thuần của FPT đã có sự tăng trưởng trung bình hằng năm ở mức trên 18%. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng ngay lập tức có sự cải thiện sau khi thoái vốn, nhưng lại hầu như là đi ngang trong các năm sau đó ở mức trung bình là 38% và 17%. Đáng chú ý là động lực tăng trưởng của FPT trong những năm qua chủ yếu đến từ 2 mảng sản xuất chính đó là xuất khẩu phần mềm và mạng viễn thông.

Kết quả kinh doanh của FPT qua các năm

1. Đối với xuất khẩu phần mềm: Trong năm 2023, mảng này tiếp tục cho thấy những tín hiệu khởi sắc khi doanh thu thuần đạt mức 24,288k tỷ, tăng trưởng 28.4%. Mặc dù biên lợi nhuận ròng có sự sụt giảm nhẹ từ mức 15,7 xuống còn 15,5%.

Nếu nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân thì doanh thu thuần mảng xuất khẩu phần mềm của FPT tăng đến 25%/năm. Còn đối với lợi nhận trước thuế là 24,4%/năm. Đây đc xem là mức tăng trưởng đáng mơ ước của nhiều doanh nghiệp.
Trong mảng xuất khẩu phần mềm thì dịch vụ chuyển đổi số đang cho thấy những dấu hiệu tích cực.


Tăng trưởng mảng xuất khẩu phần mềm qua các năm

Cụ thể trong năm 2023, doanh thu thuần dịch vụ chuyển đổi số đạt mức 10.4 nghìn tỷ. Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân hằng năm là 42%. Nhiều khả năng mức tăng ấn tượng này vẫn được duy trì trong thời gian tới. Không chỉ bởi ở Việt Nam mà nhu cầu chuyển đổi số trên thế giới đang ngày càng tăng cao.


Tăng trưởng mảng chuyển đổi số qua các năm

Tiếp theo nếu như chúng ta nhìn vào KQKD theo từng thị trường có thể thấy xuất khẩu phần mềm sang Nhật bản vẫn đang tăng trưởng khá nhanh bất chấp sự đi xuống của đồng Yên Nhật. Trong năm 2023 doanh thu thuần mảng này tại thị trường Nhật ở mức 8.84 nghìn tỷ, tăng 19% svck.


Xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật Bản

Ngược lại xuất khẩu phần mềm sang thị trường Mỹ đã có sự chững lại trong năm 2023, khi mức tăng trưởng chỉ 13% so với mức 50% của năm 2022 do tình trạng khó khăn của thị trường này. Các hợp đồng lớn mà các bên đã ký kết với FPT tại đây đã có sự sụt giảm mạnh.
Như vậy mảng xuất khẩu phần mềm vẫn cho thấy sức mạnh giúp tập đoàn FPT liên tục tăng trưởng trong thời gian vừa qua.


Xuất khẩu phần mềm sang thị trường Mỹ

2. Đối với mảng viễn thông: Doanh thu thuần cũng như biên lợi nhuận của mảng này đang cho thấy sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể doanh thu mảng này có tốc độ tăng trưởng kép bình quân ở mức khoảng 14%, biên lợi ròng trước thuế có sự cải thiện khoản 1% mỗi năm. Động lực cho mảng tăng trưởng này chủ yếu đến từ nhu cầu dịch vụ băng thông rộng, Smart Home của người dân, cũng như dịch vụ Data center.


Tăng trưởng mảng viễn thông qua các năm

Bên cạnh đó thì Trung Tâm dữ liệu, tức Data center sẽ là hướng đi tiềm năng cho FPT trong mảng viễn thông, khi đây là xu hướng chung của toàn thế giới. FPT cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm các trung tâm Data center để mở rộng quy mô.

Như vậy với những thông tin vừa cập nhật ở trên, không có gì phải bàn cãi với tốc độ tăng trưởng của FPT trong thời gian vừa qua. Và với những triển vọng của DN này sắp tới thì tốc độ tăng trường này vẫn sẽ đc duy trì.

3. Kết quả kinh doanh: Mới đây FPT đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với doanh thu đạt đạt 29.338 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 5.198 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,4% và 19,8% so với cùng kỳ.


KQKD 6 tháng đầu năm 2024 của FPT

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) cũng tăng 22,3% lên 3.672 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 2.514 đồng/cổ phiếu.
Qua đó FPT vẫn đang duy trì chuỗi tăng trưởng lợi nhuận 20% mỗi năm sang năm thứ 4 liên tiếp.

Tại ĐHCĐ 2024 thì BLĐ của tập đoàn này đã đặt ra kế hoạch kinh doanh cho cả năm, đó là LNTT mảng CN và viễn thông tăng trưởng lần lượt là 25 và 15% so với năm 2023. Trong khi đó tổng LNTT theo kế hoạch sẽ tăng trưởng hơn 18%.


Kế hoạch kinh doanh của FPT trong năm 2024

Như vậy, với kết quả đạt được sau nửa đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 47% kế hoạch doanh thu và 48% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

IV. Triển vọng mới?
Hiện tại tập đoàn này đang tập trung vào 5 hướng đi chính đó là trí tuệ nhân tạo(AI); chất bán dẫn; ôtô điện; chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

1. Mảng trí tuệ nhân tạo(AI): FPT đã bắt đầu có những hợp đồng lớn triệu đô với nhiều đối tác nước ngoài, tập trung chủ yếu tại thị trường Nhật Bản và Châu Á - Thái Bình Dương. Ban lãnh đạo FPT kỳ vọng mảng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.


FPT ký kết hợp đồng với các đối tác phát triển mảng AI

2. Mảng chip bán dẫn: Đây mảng mà FPT vừa mới tham gia và đang bắt đầu quá trình đào tạo nâng cao trình độ kỹ sư cũng như là hợp tác với các bên để có cơ hội ký được hợp đồng gia công. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, các hợp đồng về gia công chip bán dẫn mà FPT ký kết được với TSMC, Intel, Micron,… vẫn còn khá đơn giản và chưa thể mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận. Nhưng NĐT có thể xem đây là bước khởi đầu đánh dấu cột mốc quan trọng của FPT khi tiến sâu vào thị trường này trong tương lại.


Lãnh đạo FPT nhấn mạnh hướng đi của tập đoàn trong tương lai

3. Mảng ôtô điện: Vào cuối năm 2023 FPT vừa thành lập Cty con là Cty FPT Automatic hoạt động trong lĩnh vực phần hệ thống xe ôtô, chủ yếu là tập trung vào thị trường xe điện. Khi mà BLĐ tập đoàn nhận thấy rất nhiều dư địa để FPT tham gia vào miếng bánh này.
Theo số liệu nghiên cứu thì thị trường phần mềm ôtô sẽ tăng trưởng kép bình quân trong giai đoạn từ 2023-2032 ở mức là 15%. Với triển vọng tương lai về xe điện và một doanh nghiệp ôtô của Việt Nam là Vinfast cũng bắt đầu tiên phong trong thị trường này, FPT cũng đặt kỳ vọng sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực phần mềm ôtô.


Dự phóng tăng trưởng mảng ôtô điện trong tương lai

4. Mảng chuyển đổi số: Với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng cao từ các doanh nghiệp trên toàn thế giới. FPT kỳ vọng vẫn sẽ giữ vững được mốc tăng trưởng kép là 40%/năm trong thời gian tới và biến mảng dịch vụ chuyển đổi số thành lĩnh vực chủ đạo của tập đoàn. Với những kế hoạch mà Ban lãnh đạo đề ra, FPT cũng đã lên kế hoạch mở quy mô tài sản để đáp ứng nhu cầu phát triển. Cụ thể Ban lãnh đạo FPT đặt ngân sách đầu tư cho năm 2024 ở mức khoản 6.5 nghìn tỷ, chia đều ở cả 3 mảng gồm: khối công nghệ, khối viễn thông và mảng giáo dục đầu tư.

Cụ thể thì khối công nghệ, FPT sẽ chi khoảng 2.2 nghìn tỷ để mở rộng tổ hợp văn phòng ở các Tp lớn. Khối viễn thông, FPT sẽ chi 2.3 nghìn tỷ để mở rộng, nâng cấp hệ thống đường dây và Data center. Trong khi đó khối giáo dục sẽ chi khoảng 2 nghìn tỷ đầu tư vào các trường Đại học, mở rộng thêm cơ hội, chiêu mộ thêm đội ngủ kỹ sư phục vụ cho Cty. Đặt biệt là trong ngành bán dẫn, AI và phần mềm ôtô.


Ngân sách đầu tư vào các mảng cốt lõi

5. Mảng chuyển đổi xanh: Việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường, giữ chân khách hàng và đối tác hiện tại. FPT đang từng bước hướng tới số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện cam kết, đảm bảo các quy chuẩn quốc tế.
Từ đó có thể đưa ra các chiến lược hành động giúp giảm phát thải, tạo ấn tượng tốt cho nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.

V. Khi nào nên mua cổ phiếu FPT?
Trong cơn sốt của cổ phiếu công nghệ như CMG ELC VGI, thì cổ phiếu FPT cũng ghi nhận mức tăng giá lên đến 80% kể từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, sau đợt tăng giá này và trong thời gian gần đây, cụ thể là từ đầy tháng 6 đến nay, một điều chưa từng xảy ra với cổ phiếu FPT trong gần chục năm qua. Đó là thay vì được các NĐT nước ngoài mua và sở hữu full room, thậm chí là mua giá cao, cổ phiếu đang bị khối ngoại bán ra ào ạt dẫn đến hở room ngoại kéo dài suốt 2 tháng qua, trong khi giá cổ phiếu đang bước vào nhịp điều chỉnh.

Chính điều này đã đặt ra cho NĐT một câu hỏi, liệu có phải NĐT, quỹ đầu tư, các tổ chức đánh giá FPT đang có giá trị hợp lý, triển vọng tăng giá không còn, cơ hội đầu tư hết hấp dẫn, không còn dư địa tăng trưởng,… và do đó đi đến chốt lời đối với cổ phiếu này? Nhưng:

1. Đà tăng trưởng: Quá trình tăng trưởng cao của FPT được đánh giá là sẽ còn kéo dài với ít nhất là vài năm nửa khi mà FPT có những tín hiệu cho thấy. Đó là tập đoàn chưa hài lòng với mảng CNTT ở thời điểm hiện tại và vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

2. Chuyển biến và thay đổi: FPT không chỉ chú ý duy trì tăng trưởng về lượng mà mảng dịch vụ CNTT của FPT được đánh giá đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Tập đoàn đang từng bước tìm cách thâm nhập sâu hơn vào công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành này. Bởi trong tương lai nhu cầu về ngành này chỉ tăng lên chứ khó sụt giảm, nhất là đối với các định hướng hiện tại như công cụ trí tuệ nhân tạo ngày càng mạnh mẽ. Đây là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp như FPT khai thác. Tuy nhiên, CNTT không phải là lĩnh vực dễ dàng để doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác, có thể làm được. Ngành này cần nguồn nhân lực rất lớn, nguồn tài chính rất dồi dào. Không có tiền, không có nhân lực, không có định hướng quản lý điều hành, không có khách hàng thì không thể đầu tư vào mảng công nghệ này được.

3. Mở rộng hợp tác: Trong thời gian qua FPT đã liên tục mở rộng năng lực và cố gắng tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A, đầu tư công nghệ vào các Cty tên tuổi, mở rộng hợp tác với các đối tác là tập đoàn đa quốc gia như Microsoft, Shap hay gia liên minh AI với IBM và Beta.

Từ đầu năm 2024 đến nay FPT liên tục công bố lễ ký kết và hợp tác với các tập đoàn lớn về chip như NVIDIA, SIEMENS để sản xuất chip bán dẫn. Hay tại đại hội đồng thường niên 2024 vừa qua. Chủ tịch HĐTQT của FPT cũng chia sẽ trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, công nghệ ôtô là 3 trụ cột mà FPT tập trung trong năm 2024.


Lễ ký kết hợp tác giữa FPT và SIEMENS

4. Hành trình mới: Những chia sẽ của lãnh đạo FPT đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều trên thị trường, trên các trang mạng xã hội, media,… đặt biệt là đối với mảng sản xuất chip bán dẫn. NĐT đặt câu hỏi, liệu khả năng sản xuất chip bán dẫn của FPT là thực sự hay FPT đang ở đâu trong chuỗi giá trị của ngành này? FPT có khả năng sản xuất chip không hay thực tế tập đoàn này chỉ làm một công đoạn gia công, thiết kế chip mà thôi?

Thực tế chúng ta cũng cần hiểu rằng, chip bán dẫn là một ngành công nghệ rất phức tạp, đòi hỏi rất nhiều nguồn lực xã hội. Ngay cả những tập đoàn lớn của Trung Quốc được Chính phủ nước này hỗ trợ rất nhiều trong thời gian dài nhưng thành tựu đến nay vẫn còn rất giới hạn. Do vậy chúng ta cũng không nên kỳ vọng FPT có thể sản xuất ra con chip trong 2-3 năm tới.

5. Tham vọng mới: NĐT tham gia thị trường có thể xem xét với những chia sẽ của tập đoàn trong thời gian vừa qua đó là chúng ta nhìn thấy định hướng của FPT trong việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, từng bước tiến sâu hơn vào những công đoạn mang lại giá trị cao hơn đối ngành chip, ngành CNTT chứ không dừng lại ở mức độ hiện tại. Và chính những định hướng lâu dài này mới là quan trọng. Dù rằng trên thực tế trên hành động chỉ mới là những bước đi đầu tiên.

6. Nguồn lực: Với FPT việc tập đoàn đã phần nào gây dựng tên tuổi trên thị trường thế giới với những khách hàng là đối tác lớn, với quy mô doanh thu tỷ đô, lợi nhuận hàng trăm triệu đô mỗi năm với nguồn lực tài chính dồi dào. Thì đây là điểm tựa quan trọng để FPT thử nghiệm hoặc phát triển sâu hơn vào các mảng đầu tư mới.

7. Tái đầu tư : Trong thời gian vừa qua, mặc dù lợi nhuận thu về hằng năm khá cao và tăng trưởng điều đặn 20% mỗi năm. FPT luôn duy trì chính sách trả cổ tức với phần nhỏ là tiền mặt, còn phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư, qua đó giúp tập đoàn gia tăng nguồn lực tích lũy.


Dòng tiền kinh doanh của FPT qua các năm

8. Cổ phiếu ưa thích của NĐT ngoại : FPT là tập đoàn đầu ngành về CNTT ở Việt Nam, đã từng bước phát triển thành công ra thị trường thế giới. Với nền tảng tài chính vững chắc, dồi dào không có gì khó hiểu khi FPT luôn là cổ phiếu được các quỹ đầu tư nước ngoài săn đón trong nhiều năm trở lại đây khiến cổ phiếu FPT luôn trong trạng thái kín room ngoại.

VI. Vì sao khối ngoại bán FPT liên tục?
Diễn biến trong hơn 2 tháng qua, khối ngoại duy trì đà bán ròng cổ này, thậm chí khối lượng bán ròng còn tăng mạnh trong tháng 06. NĐT có thể để ý, trong tháng 5 và 6 giá cổ phiếu FPT ghi nhận sự bức phá mạnh mẽ cùng cơn sốt của các cổ phiếu có yếu tố công nghệ hay liên quan đến công nghệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chính đợt tăng giá nhanh chóng này đã đẩy mức định giá của cổ phiếu lên mức đỉnh lịch sử. Bội số giá trên thu nhập hay mức P/E của cổ phiếu hiện nay ở mức gần 30 lần, gấp gần 2 lần so với trung bình 10 năm. Trong khi mức P/B hiện tại cũng đã lớn hơn 7 lần, gấp hơn 2 lần trung bình 10 năm. Chính mức tăng giá cao trong ngắn hạn đã đẩy mức định giá của cổ phiếu lên cao, đây có thể là lý do, nguyên nhân kích thích NĐT ngoại chốt lời FPT để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng khác.


Nguyên nhân chính khiến FPT bị NĐT ngoại bán mạnh trong thời gian gần đây

Tuy nhiên việc chốt lời của các NĐT nước ngoài không có nghĩa là cổ phiếu FPT đã hết dư địa tăng trưởng. Ở đây chỉ là hàm ý giá trị cổ phiếu đã đạt giá trị hợp lý tại thời điểm hiện tại.

Để đạt được triển vọng đầu tư hấp dẫn hơn trong tương lại. Cổ phiếu FPT cần 2 yếu tố:
Hoặc giá cổ phiếu trải qua một nhịp điều chỉnh để đạt được mức định giá hấp dẫn hơn, tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn để kích thích NĐT ngoại mua ròng trở lại. Hoặc là cần thêm thời gian để KQKD của FPT ghi nhận mức tăng trưởng cao, từ đó làm cho mức định giá, tỷ suất sinh lời kỳ vọng hấp dẫn hơn.

Kết luận:
Với vị thế đầu ngành, tăng trưởng lợi nhuận cao, nền tảng tài chính mạnh mẽ. Nếu NĐT đã mua cổ phiếu FPT từ lâu và có giá vốn thấp hoặc đầu tư vào FPT với quan điểm, đầu tư lâu dài, có thể giữ cổ phiếu này đến khi nào mức tăng trưởng của tập đoàn về doanh thu và lợi nhuận giảm xuống từ mức 2 chữ số còn 1 chữ số.

Nếu NĐT theo trường phái đầu tư dài hạn, thì vùng giá hiện tại tuy cao và khối ngoại bán ròng nhưng chưa có gì đáng ngại cả. Ngược lại với NĐT ngắn hạn, quan tâm nhiều đến biến động của thị trường. Thì việc giá cổ phiếu FPT đang có mức định giá cao lịch sử sau giai đoạn tăng nóng gần đây, NĐT ngoại bán ròng chốt lời và chưa có dấu hiệu dừng lại, là những tín hiệu cần lưu ý.

Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.

Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm hoặc đồng hành cùng em tại SSI với phí giao dịch 0.15%, lãi suất margin chỉ từ 7.99%/năm.

42 Likes

Chất lượng quá, bóc team bài mới của bác @NgotMienTay nhé

12 Likes

đọc hết mà kh thấy a ad nói khi nào mua ạ

8 Likes

chưa thấy a ruột gửi lên room ạ

9 Likes

Có gì góp ý giúp anh nhé! Ngành này khó phân tích và biến chuyển nhanh trong thời gian ngắn nên cũng dễ thay đổi góc nhìn của NĐT

18 Likes

Với FPT ko cần vội nhé. Cổ phiếu về dưới 120 rồi tính nhé.

12 Likes

Phân tích chi tiết quá

9 Likes

bác nghĩ vùng mua nào là hợp lý

9 Likes

quá chất lượng, tks ad

9 Likes

Theo mình năm nay FPT sẽ ko tạo thêm đc đỉnh cao mới, ae đầu tư trung-dài hạn chờ thêm nhé. Ae muốn đánh ngắn thì xem xét vùng giá dưới 120.

16 Likes

Cảm ơn ae đã quan tâm nhé.

8 Likes

Cảm ơn ae đã quan tâm nhé!

8 Likes

Đợt rồi 138 mình vừa thoát hàng, chắc qua mấy phiên tới sẽ cầm trung hạn trở lại

9 Likes

FPT tiềm năng tăng trưởng rất lớn nhưng theo tình hình thị trường chung nên cũng giảm theo chứ về trung dài hạn mình thấy rất tiềm năng

11 Likes

Cảm ơn bài viết của ad, chi tiết và hay lắm ạ!

10 Likes

Cùng quan điểm với bác, FPT phát triển bền vững thật

9 Likes

FPT tốt thật nhưng khả năng giờ đến cuối năm sẽ khó có sóng trở lại, cần quay lại giai đoạn rũ bỏ tích lũy mới đánh lên tiếp đc

10 Likes

Bác nói phải :+1:

7 Likes

Tầm này thì FPT cũng đi thôi, mai chắc cũng đi nữa nhưng mà lâu dài thì không đến nổi

8 Likes

Thị trường và cổ phiếu đang quá đẹp cho ae đang giữ tiền mặt cao. FPT mình chờ thêm để gom vào ván mới. Ae mua ngắn hạn canh FPT về dưới 120 nhé

11 Likes