FPT - Tiềm năng đầu tư

1. Giới thiệu doanh nghiệp
Được thành lập vào ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh gia công phần mềm ra toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản, APAC, EU

Lĩnh vực hoạt động:
Công nghệ (Tư vấn chuyển đổi số, Phát triển phần mềm, Tích hợp hệ thống và Dịch vụ CNTT)
Viễn thông (Dịch vụ viễn thông, truyền hình FPT và dịch vụ Nội dung số)
Giáo dục (từ Tiểu học đến sau Đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực tuyến)

2. Tiềm năng đầu tư
Năm 2023 CNTT nước ngoài tăng trưởng nhờ mức tăng trưởng đến từ thị trường Nhật Bản (+43,4%) và Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) (+37,7%). Doanh thu ký mới CNTT nước ngoài +37,6% svck, trong đó có 37 dự án (+19,4% svck) với quy mô trên 5 triệu USD do
• Nhật Bản tăng cường chi tiêu cho chuyển đổi kỹ thuật số trong những năm gần đây
• Các tập đoàn Nhật Bản đang giảm tiếp xúc với các công ty Trung Quốc.
• FPT được hưởng lợi nhờ lợi thế chi phí thấp cũng như khả năng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng
FPT còn xây dựng các sản phẩm công nghệ metaverse thông qua AI, blockchain, Cloud, Big Data
Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp metaverse trong nước.

image

Tập trung vào M&Amở rộng năng lực tư vấn trên toàn cầu:
• Tháng 10/2023, FPT đầu tư cổ phần chiến lược tại Landing AI để phát triển ứng dụng thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo (Al) , đặc biệt trong ngành ô tô
• Tháng 10/2023, FPT mua 100% cổ phần Cardinal Peak, công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Mỹ với lượng khách hàng lên tới hơn 300 công ty, để tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ tại Bắc Mỹ
• Tháng 12/2023, FPT mua 80% cổ phần của AOSIS, công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp có thế mạnh trong các mảng SAP, Dữ liệu, Điện toán đám mây và các giải pháp thông minh dành cho các ngành như hàng không vũ trụ, hàng không và vận tải.

Về chiến lược tại các thị trường quốc tế trọng điểm như Nhật Bản, Mỹ… FPT nhắm đến đối tượng các khách hàng tầm trung (doanh thu từ 1 - 5 triệu USD) và khách hàng lớn (doanh thu trên 5 triệu USD) để tiếp cận các hợp đồng có giá trị cao.
Các công ty này không thể dễ dàng thay đổi đối tác nên các hợp đồng được ký thường có giá trị lâu dài, đảm bảo doanh thu trong trung dài hạn cho doanh nghiệp.

Dịch vụ viễn thông tăng trưởng ổn định, biên LNTT tăng lên 19% so với mức 18% năm 2022 nhờ mức đóng góp cao hơn của các dịch vụ ngoài băng thông rộng trong cơ cấu doanh thu (+12% svck), bao gồm hoạt động kinh doanh trung tâm dữ liệu và truyền hình trả phí.

Bên cạnh đó, FPT đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng và khởi công hàng loạt dự án trọng điểm tại Đà Nẵng. Các dự án bao gồm:
Toà nhà F-Complex giai đoạn 3 (FPT Software).

image

Trung tâm dữ liệu – Data Center (FPT Telecom).

image

Toà nhà chung cư FPT Plaza 3 và các công trình phụ trợ khác tại khu đô thị công nghệ F-City.

image

Mảng giáo dục của FPT được xem là “gà đẻ trứng vàng” với biên lợi nhuận cao và nguồn nhân lực giá rẻ tiềm năng cho mảng phần mềm khi giai đoạn 2017-22, số sinh viên toàn thời gian đã tăng ~5,0 lần lên ~100 nghìn sinh viên
Ngày 23/9, Đại học FPT ra mắt ngành Bán dẫn và Vi điện tử tuyển sinh đợt đầu tiên vào năm 2024
FPT cũng đề xuất Chính phủ khung đào tạo 30.000-50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030
Tháng 10, FPT và Landing AI khởi động dự án giáo dục và đào tạo con người về AI tại Việt Nam. Tiến sĩ Andrew Ng (Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Landing AI) sẽ làm cố vấn cho FPT để xây dựng chương trình giảng dạy AI toàn diện cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12

Trong gói đầu tư hơn 2600 tỷ đồng còn có dự án trường Đại học FPT giai đoạn 2 (FPT Education).

P/E của FPT đã tăng lên 19,8 lần từ mức 16,8 lần đầu 2023, định giá FPT vẫn hấp dẫn vì công ty có mức tăng trưởng mạnh trong 9T/23 và có thể duy trì mức tăng trưởng vững chắc trong những năm tới.

image

P/E của FPT thấp hơn nhiều so với trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 31,6 lần

image

3. Rủi ro đầu tư
Không có khả năng giành được thị phần trước sự cạnh tranh của các đối thủ Ấn Độ ở thị trường nước ngoài. Trên thị trường toàn cầu, Ấn Độ là điểm đến gia công phần mềm CNTT đầu tiên cho các doanh nghiệp do Ấn Độ có một ngành công nghiệp phần mềm lâu đời với một số lượng lớn các chuyên gia CNTT lành nghề.

Thiếu hụt nhân sự CNTT và chi phí nhân công tăng. Lĩnh vực dịch vụ CNTT của FPT là mảng thâm dụng lao động nên chi phí nhân công tăng đáng kể có thể ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của công ty.

Suy thoái kinh tế kéo dài hơn dự kiến ảnh hưởng đến chi tiêu cho dịch vụ CNTT

Chi phí của FPT thường tính bằng nội tệ, trong khi doanh thu tính bằng ngoại tệ

Cạnh tranh từ hai nhà mạng lớn thuộc sở hữu nhà nước – Viettel (Chưa niêm yết) và VNPT (Chưa niêm yết)

4. Định giá: 117.3