Giá gạo xuất khẩu của VN bình quân đạt 588 USD/tấn trong quý 3/23, tăng 23% so với cùng kỳ. Trong 3 tuần đầu của tháng 10 tiếp tục tăng và giao dịch ở ngưỡng 633 USD/tấn.
Ngành Gạo Việt Nam đang được hưởng lợi cả về giá lần về lượng. Sản lượng trong Q3/23 tăng thêm 16% so với cùng kỳ năm trước. So với Q2/23, do đặc điểm mua vụ không phải công ty nào cũng có hàng để xuất.
Lộc Trời (LTG) đã trở thành công ty có sản lượng xuất cao nhất trong tháng 9 với 38.9 triệu USD. Có thể doanh nghiệp này đang thực thi một phần trong hợp đồng 127 triệu USD đã ký kết với đối tác. LTG đang đứng vị trí thứ 12 trong TOP 20. SVF đứng vị trí thứ 2. Không thấy thêm tên doanh nghiệp niêm yết nào xuất hiện trên TOP 20, TAR tháng 9 xuất được hơn 244k USD, không đáng kể.
VSF giá 38, vốn 5000 tỷ, giá trị vốn hoá của công ty này 19.000 tỷ.
Trước khi giá gạo tăng thì cty này kinh doanh thua lỗ, lỗ luỹ kế 2.805 tỷ, vốn chủ sở hữu còn lại 2.422 tỷ so với vốn hoá 19k tỷ thì có vẻ k hấp dẫn lắm, giá tăng hơi nhanh.
Nếu tăng chậm hay phát hiện sớm thì có thể chơi kiểu sát ướp sống dậy như VOS.
Ai đang lỡ mua và kéo giá rồi chịu khó chờ thêm vài quý, hoặc đột biến từ mãng khác như bđs chẳng hạn, cty này nhiều đất vàng.
Tổng sản lượng lúa cả nước cũng có giới hạn, 3 tháng cuối năm vụ hè thu chắc còn khoảng 3 triệu tấn để xuất.
LTG hoạt động khép kín chuỗi giá trị ngành lúa gạo:
Bán giống cho nông dân.
kdoanh vật tư
kdoanh thuốc bảo vệ thực vật, nghề truyền thống.
thu mua lúa, xay sát và xuất khẩu.
Vốn chủ sở hữu 3.391 tỷ (Q2/23), vốn hoá 3.000 tỷ, đang đột biến thu nhập, PE và PB các quý tới chắc sẽ tiếp tục giảm khi EPS tăng lên.
PAN giữ ~ 80% rồi bác. Họ chủ yếu tạo thương hiệu bán nội địa, chưa thấy tên trong danh sách các cty xuất khẩu.
Giá trong nước cũng tương đương xuất khẩu, nhưng bán k được số lượng lớn.
Cũng giống QNS giai đoạn trước khi cổ đông nhà nc thoái hết vốn, thanh khoản thường không cao vì đã có V + nằm vùng, gom sll và chờ mua hết phần vốn nhà nước còn lại (24%) để chi phối.