GAS - Thời Vàng Son Quay Về

I) GAS độc quyền kinh doanh LNG và LPG tại Việt Nam:

GAS đóng vai trò quan trọng trong quá trình dịch chuyển sang điện khí LNG tại Việt Nam trong trung hạn, là đơn vị có thể cung cấp LNG cho các nhà máy điện khí trong nước. Sản lượng LNG cung cấp dự kiến sẽ tăng mạnh kể từ năm 2025 khi Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đi vào hoạt động; dự phóng sản lượng LNG trong giai đoạn 2024-2025 sẽ tương đương 10.7% và 48.0% tổng công suất bồn chứa LNG Thị Vải giai đoạn 1.

=> Theo đó, doanh thu từ kinh doanh LNG có thể đóng góp lần lượt 2.2% - 8.4% vào tổng doanh thu của GAS,lợi nhuận gộp từ kinh doanh LNG có thể đóng góp 1.1% - 7.0% vào tổng lợi nhuận gộp của GAS trong giai đoạn 2024 - 2025 => Ngoài ra, GAS đang độc quyền trong hoạt động vận chuyển khí và dẫn đầu thị trường LPG (70% thị phần)

II) Giá dầu tiếp tục duy trì ở mặt bằng giá cao:

Sản lượng khí chịu áp lực giảm mạnh trong năm 2024 tuy nhiên giá dầu được kỳ vọng neo ở mức cao có thể giúp hỗ trợ giá bán khí của GAS, từ đó phần nào hỗ trợ lợi nhuận. Cụ thể, do giá bán khí cho khách hàng điện và đạm được neo theo giá dầu với công thức “Giá bán = Max (46%*HSFO, giá miệng giếng) + Phí vận chuyển”; trong đó HSFO là giá dầu nhiên liệu Fuel Oil tại Singapore, có biến động khá tương đồng với giá dầu Brent.

Nhu cầu khí LNG tăng lên từ giữa năm 2024 để bù đắp lượng khí khô thiếu hụt
Vào tháng 5-2023, cụm mỏ Lan Tây/Lan Đỏ (lô 06.1) sẽ dừng hoạt động, với lượng khí cung cấp trong năm 2021 là 2,1 tỷ m3 (chiếm trung bình 30% tổng lượng khí huy động mỗi năm), có thể gây ra tì.nh trạng thiếu khí tại khu vực Đông Nam Bộ. Ước tí.nh lượng thiếu hụt sẽ vào khoảng 800 triệu m3 trong năm 2023, và tăng dần lên 2,9 tỷ m3 trong năm 2028.

→ Thực trạng này khiến nhu cầu nhập LNG sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Ngoài ra, theo dự thảo Tổng Quy hoạch Phát triển điện VIII (tháng 4/2022), theo tí.nh toán của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ cần khoảng 14-18 tỷ m3 khí LNG vào năm 2030. Điều này củng cố cho triển vọng nhập khẩu LNG tại Việt nam và các dự án LNG của GAS. Hiện tại, GAS đang xây dựng trạm LNG Thị Vải (1 triệu tấn/năm), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 (dự kiến nhận dòng khí đầu tiên vào cuối Q4/2022). Ngay sau đó, GAS cũng đang gấp rút đẩy nhanh quá trình xin phép và xây dựng dự án LNG Thị Vải giai đoạn 2 với công suất 3 triệu tấn/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2024. GAS cũng đặt mục tiêu phát triển trạm LNG thứ 2 – Sơn Mỹ (3-6 triệu tấn/năm) vào năm 2024.

III) Siêu Dự Án Lô B Ô Môn - Quy mô 12 tỷ USD sẽ là yếu tố thay đổi định giá GAS:
Với vai trò chủ đầu tư chính, chiếm 51% tổng vốn đầu tư của dự án Lô B, tương đương mức đầu tư khoảng 6.2 tỷ USD, GAS sẽ được hưởng lợi chính khi dự án bắt đầu nhận dòng khí đầu tiên vào khoảng cuối năm 2025 - đầu 2026, giúp bù đắp lượng khí thiếu hụt do các mỏ hiện tại đang cạn kiệt. Đi vào chi tiết, thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí (GSA) cho Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Ô Môn II vừa được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) với Liên danh giữa Marubeni Corporation và Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (WTO), được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn đối với ngành dầu khí. Đây là một bước quan trọng để các bên tiếp tục triển khai các công việc cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B.

  • Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III – là một trong hai khách hàng tiêu thụ chính lượng khí khai thác từ Lô B, bên cạnh nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV đã nhận được chấp thuận đầu tư từ UBND thành phố Cần Thơ vào 4/8/2022. Việc phê duyệt chủ trường đầu tư dự án này đã gỡ xong nút thắt của dự án sau khoảng 3 năm. Hiện tại, dự án Ô Môn III có thể ký hợp đồng mua bán khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cùng với Ô Môn IV. Đây là tiền đề để triển khai các dự án thượng nguồn khai thác mỏ khí Lô B và đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn. Hiện hai dự án thượng nguồn này đang chờ để có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và chính thức triển khai.

  • Việc đàm phán giá không còn là nút thắt do giá khí khô đã đang ở mức cao. Giá khí tại Lô B là 12 USD/mmBTU, đắt hơn khoảng 30% so với khí khô thông thường. Tuy nhiên, hiện tại lượng khí khô đang cạn kiệt dần, đồng thời giá khí khô cũng đã tăng lên 1,5 - 2 lần trong bối cảnh giá dầu tăng; trong khi LNG nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt có giá cao hơn nhiều, vào khoảng 20 USD/mmBTU. Do đó việc sử dụng khí từ Lô B với giá 12USSD/mmBTU trở nên phù hợp hơn.

Khi chuỗi dự án sẽ được nhận được FID và dự kiến bắt đầu triển khai từ cuối năm 2024, sẽ giúp cung cấp ra thị trường 5-7 tỷ m3/năm trong suốt vòng đời khai thác (trữ lượng ước tí.nh vào khoảng 107 tỷ m3 khí). Sản lượng khí ước tí.nh của GAS năm 2026 sẽ tăng khoảng 30-40% so với hiện tại nhờ dòng khí bổ sung từ dự án mới, và doanh thu vận chuyển khí cũng tăng mạnh sau khi đường ống dẫn khí với chiều dài khoảng 386km được đưa vào vận hành.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%

Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày

Có hàng T0

Điện thoại ở Avatar

8 Likes

Cổ đông GAS đâu hết rồi.

1 Likes