BẢN CHẤT, NHIỆM VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Trước khi vào nội dung của bài viết, mình xin lưu ý rằng bạn hãy dành thời gian đọc kỹ bài viết này, từng lời từng chữ. Đây là thông tin quan trọng cho những ai tham gia thị trường tài chính, đặc biệt là những người có công việc chính và đầu tư như một công việc tay trái. Bài viết này có thể giúp bạn kiếm tiền và thay đổi tư duy đầu tư của bạn. Và mình xin cam kết đây là bài viết không có quảng cáo, không bán hàng và không kêu gọi đầu tư. Hãy đọc thật chăm chú và đọc đi đọc lại nhiều lần!
Trước tiên mọi người hãy tự trả lời cho mình 2 câu hỏi sau:
- Xét về dài hạn, các thị trường tài chính nói chung (bao gồm thị trường chứng khoán, crypto currency, …) sẽ tăng hay giảm?
- Xu hướng thị trường trong dài hạn, được quyết định bởi các nhà tạo lập thị trường hay các nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Mình sẽ chia sẻ luận điểm cá nhân về 2 câu hỏi trên và kèm theo những lập luận logic nhất để mọi người có thể hiểu và có cái nhìn đúng đắn nhất về đầu tư và hiểu được bản chất thị trường tài chính nó là cái gì và sau đó đưa ra những định hướng đầu tư của bản thân dành cho mọi người.
CÂU HỎI ĐẦU TIÊN: Xét về con đường dài hạn, các thị trường tài chính hay gọi cách khác là các dạng tài sản tài chính nó sẽ tăng giá hay giảm giá như là chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, vàng hay mới nhất đây là crypto curruncy? Thì câu trả lời của mình là xét về dài hạn chúng sẽ luôn tăng giá.
Tại sao các thị trường tài chính sẽ phải luôn luôn tăng giá trong dài hạn? Thứ nhất là chúng ta phải hiểu là thị trường tài chính nó là cái gì và quan trọng là cái vai trò của thị trường tài chính được sinh ra để làm gì?
Ở đây mình có một tam giác đồ thị mà chúng ta cần phải quan tâm. Cái khía cạnh thứ nhất đó chính là “NỀN KINH TẾ”, thứ 2 là “XÃ HỘI” và thứ 3 là cái mà chúng ta đang quan tâm là “THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH”. Vậy nhiệm vụ của 3 cái thằng này là gì và tại sao nó lại được xếp vào thành một cái tam giác hay là một cái vòng tròn chi phối lẫn nhau như vậy?
Đầu tiên, các nhiệm vụ của “NỀN KINH TẾ” là gì? Đó chính là sản xuất, là dịch vụ, là buôn bán, là giao thương,… để từ đó nó tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Nó tạo ra thu nhập cho người dân, tạo ra của cải vật chất cho từng người trong xã hội này, tạo ra cơm ăn áo mặc, tạo ra an sinh xã hội, những dịch vụ về giáo dục và y tế. Ở bất kỳ quốc gia nào thì đó đều là nhiệm vụ của nền kinh tế là duy trì cuộc sống cho quan hệ xã hội.
Tiếp theo thì nhiệm vụ của “XÃ HỘI” là gì? Là tạo ra nguồn lực về lao động cả về sức lực và trí tuệ để duy trì và vận hành “NỀN KINH TẾ”. Khi nền kinh tế đã tạo ra đủ các nhu cầu cơ bản cho người dân thì sao? Khi họ đã có của ăn của để, có của cải dư thừa thì sao? Thì ở đây chúng ta hãy quay trở về tháp nhu cầu nổi tiếng Maslow. Khi con người được thoả mãn những nhu cầu cơ bản (nhu cầu sinh lý như được ăn, uống, ngủ nghỉ,…) thì họ sẽ tiến đến những nhu cầu tiếp theo là được an toàn, được phát triển. Khi con người ta đã qua giai đoạn thoát nghèo rồi thì đương nhiên sẽ nghĩ đến chuyện làm giàu. Vậy thì “NỀN KINH TẾ” đã tạo ra của cải dư thừa trong “XÃ HỘI”.
Tháp nhu cầu Maslow
Những nhu cầu cơ bản người dân đã được thoả mãn rồi thì đến một lúc những cái lượng của cải này bắt đầu dư thừa trong “XÃ HỘI” thì có một nơi để cái lượng của cải này (hay là dòng tiền) nó chạy vào đó chính là “THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH” và đó cũng là nhiệm vụ của thị trường tài chính. Là nơi để thu hút dòng tiền trong xã hội để từ đó nó đổ ngược lại vào “NỀN KINH TẾ” để tái đầu tư và kinh doanh, để tái đầu tư và sản xuất nâng cấp trang thiết bị, nâng cấp máy móc, nâng cấp về mặt công nghệ đầu tư phát triển cho nền kinh tế. Cải tiến về chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, tạo ra nhiều của cải hơn trong xã hội. Đó chính là nhiệm vụ thiết yếu của thị trường tài chính là nơi thu hút dòng tiền để tái đầu tư vào nền kinh tế cho xã hội.
Qua những gì mình vừa chia sẻ thì mọi người cũng đã hiểu được nhiệm vụ quan trọng của từng khía cạnh trong cái tam giác đồ thị này (nền kinh tế, xã hội, thị trường tài chính). Đây là một cái vòng tròn được lặp đi lặp lại và nó là mắt xích chặt chẽ của nhau không thể thiếu bất kỳ một yếu tố nào. Và nếu xã hội vận hành một cách trơn chu thì cả 3 yếu tố này đều phải được tăng trưởng. Chỉ cần 1 trong 3 thằng này hắt hơi sổ mũi thôi là những thằng còn lại bị ảnh hưởng liền.
Thử tưởng tượng thị trường tài chính mà đi xuống trong dài hạn thì sao? Thì sẽ không có dòng vốn để đầu tư vào nền kình tế. Nền kinh tế không có vốn để đầu tư kinh doanh, không có vốn để đầu tư sản xuất, buôn bán thì sẽ không tạo ra được công ăn việc làm, không tạo ra được thu nhập cho người dân. Hàng hoá thì khan hiếm, giá cả ngày càng leo thang, tiền mặt sẽ bị lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Lúc đó cả thế giới sẽ loạn lạc và trật tự xã hội sẽ không còn được đảm bảo. Nếu như thế thì các nhà tạo lập thị trường có để cho các dạng tài sản tài chính này đi xuống hay không? Thì câu trả lời đương nhiên là không và đây cũng là một phần trả lời luôn cho câu hỏi thứ 2 của chúng ta rồi là xu hướng thị trường được quyết định bởi các nhà tạo lập thị trường. Họ là những quỹ đầu tư lớn, họ là những ngân hàng trung ương, họ là những tài phiệt của những tập đoàn lớn và đương nhiên rồi cả các chính phủ của các quốc gia đứng sau nữa.
Bài viết cũng đã hơi dài, để đi sâu hơn trả lời cho câu hỏi số 2, mình sẽ giải thích tường tận ở những bài viết tiếp theo.