GDT - Gỗ Đức Thành - Kẻ thống trị kín tiếng ngành gỗ!

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành

HSX: GDT

Điểm nhấn đầu tư:

  • GDT là một trong những DN sản xuất đồ dùng nhà bếp hàng đầu trong nước với tỷ suất sinh lời cao và ổn định:
  • Sở hữu tập KH ổn định và không phụ thuộc vào một KH lớn nào. Thị trường XK chính của GDT là châu Á với tỷ trọng 68%, trong đó phần lớn là Hàn Quốc và Nhật Bản. DN sở hữu tệp khách hàng ổn định (Lotte Mart, Daiso Japan, Nitori, Fuji, Zeller present, Kesper…) nhưng không lệ thuộc vào KH lớn nào. Theo GDT, 10 KH lớn nhất của GDT chỉ đóng góp ~40% doanh thu.
  • Sức khỏe tài chính tốt đi kèm với mức cổ tức tiền mặt cao và đều
  • Tiềm năng gia tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
  • Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và EU trong bối cảnh Hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT có hiệu lực và hưởng lợi từ CTTM Mỹ - Trung. DN đã và đang đẩy mạnh, phát triển thêm KH tại Mỹ, kỳ vọng nhận được nhiều dự án lớn từ Cotsco và Walmart

Tổng quan doanh nghiệp

GDT được biết đến là công ty xuất khẩu hoạt động trong thị trường ngách. GDT duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở mức cao bền vững, khoảng 85% doanh thu thuần, hậu thuẩn chính bởi tập khách hàng trung thành ở Hàn Quốc và Nhật Bản. GDT chủ yếu phục vụ đơn đặt hàng các sản phẩm chất lượng cao, tinh xảo và được thiết kế riêng, tạo sự khác biệt và chịu ít áp lực cạnhtranh, đồng thời duy trì tỷ suất lợi nhuận rất cao

Được biết đến là nhà chế biến gỗ quy mô nhỏ, nhưng uy tín ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu

image

Cụ thể, bốn phân khúc sản phẩm chính của GDT bao gồm:

(1) Đồ dùng nhà bếp;

(2) Đồ gia dụng;

(3) Đồ chơi trẻ em; và

(4) Bàn ghế dành cho trẻ em và các sản phẩm khác.

Theo GDT, tỷ trọng giữa các phân khúc sản phẩm phần lớn không thay đổi năm 2020.

=> Hoạt động trong thị trường ngách của ngành gỗ giúp GDT khác biệt

  • Công ty tự thiết kế và sản xuất các sản phẩm của mình

  • Đóng vai trò là đơn vị gia công cho các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

Các sản phẩm của GDT thường tinh xảo, chất lượng cao và được thiết kế riêng cho các đơn đặt hàng, giữ GDT khác biệt với các nhà sản xuất trong nước (thường là những cơ sở nhỏ lẻ không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ các đối tác xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp lớn thường chú trọng hơn đến các sản phẩm có thể sản xuất đại trà, quy mô lớn). Có thể nói, GDT đã và đang hoạt động trong một thị trường ngách, điều này không chỉ giúp hạn chế áp lực cạnh tranh mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, bền chặt với khách hàng.

image

Cơ cấu cổ đông và Ban lãnh đạo

image

Tính đến ngày 31/3/2021, các cổ đông lớn nhất của GDT bao gồm: Hà Thị Huệ (28.28%; vợ ông Lê Ba – Nhà sáng lập GDT) và PYN Elite Fund (3,55%).
Ban lãnh đạo và các bên liên quan chiếm khoảng 18,4%, các cổ đông khác chiếm 49,12% sở hữu còn lại.

image

[!]: Lợi ích của doanh nghiệp do gia đình kiểm soát

Doanh nghiệp với nhóm các cổ đông lớn nhất đang điều hành, và kiểm soát phần nào sẽ gắn hiệu quả hoạt động của Công ty với lợi ích các cổ đông lớn. Và cơ cấu này sẽ còn ảnh hưởng tốt tới hoạt động quản trị của Công ty.

Đối với trường hợp của GDT, Ban lãnh đạo với hiểu biết chuyên sâu về ngành, tích cực tham gia vào việc đặt ra các định hướng chiến lược cho Công ty, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, kiểm soát chi phí tốt, cân bằng lợi ích giữa công ty - cổ đông và có sự cân nhắc kỹ khi ra các quyết định đầu tư mở rộng mới.

Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn

image

image

GDT đã liên tục duy trì chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn từ 4.000-6.000 đồng/ cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ chi trả cổ tức cao giai đoạn 2015-20 là 82,6-116,9%, giải thích cho dòng tiền tài chính âm liên tục của GDT.

Trong tương lai, GDT có thể duy trì hoặc thậm chí củng cố chính sách cổ tức bằng tiền mặt bền vững, nhờ vào vị thế giàu tiền mặt, tỷ lệ đòn bẩy không đáng kể và triển vọng tăng trưởng KQKD mạnh mẽ (LNST giai đoạn 2020-23 dự báo tăng là 21,8%/ năm).

Mô hình kinh doanh toàn diện

Xuất khẩu là thị trường tiêu thụ chính của Công ty

Xuất khẩu (chiếm 85,3% doanh thu thuần năm 2020). Bất chấp những khó khăn của COVID-19, doanh thu xuất khẩu năm 2020 của tăng trưởng kép giai đoạn 2015-20 là 6,0**%. Đáng lưu ý, GDT không phụ thuộc vào bất kỳ khách hàng lớn nào**

image

image
image

Ban lãnh đạo chia sẻ 10 khách hàng lớn nhất của Công ty chiếm khoảng 40% doanh thu.

image
image

  • Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu trọng yếu của GDT, chiếm 78,4% doanh thu xuất khẩu năm 2020. Xuất khẩu năm 2020 của GDT sang các nước châu Á đã tăng đáng kể 17,0% YoY lên 268 tỷ lưu ý rằng tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, GDT đã xây dựng cơ sở khách hàng trung thành với hầu hết là đối tác của GDT hơn 10 năm. Ví dụ, Lotte Mart, Nitori, H1 Global, Fair Friend, Dong Yang International.
  • Mỹ là điểm nhấn mới với tiềm năng lớn: tăng mạnh lên 23,9 tỷ so với mức cơ sở thấp năm 2019 là 6,9 tỷ. Cụ thể, GDT cho biết đã có một số đối tác từ nhiều năm trước, các đơn đặt hàng tăng vọt của Công ty được hưởng lợi từ việc khách hàng Mỹ chuyển đơn đặt hàng của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam do Mỹ áp dụng mức thuế suất đối với các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc. GDT đã áp dụng phương thức thanh toán cởi mở hơn với các đối tác tại Mỹ (chính sách công nợ 1 đến 2 tuần). Theo GDT, việc áp dụng phương thức thanh toán mới có tiến triển tốt, chưa xuất hiện phải thu quá hạn, hay nợ xấu cho đến nay.
  • GDT đã chứng kiến một số cải thiện trong xuất khẩu sang Châu Âu: với doanh thu năm 2020 tăng trở lại đáng khích lệ. Theo GDT, trước đây các khách hàng tại Châu Âu yêu cầu GDT phải có chứng chỉ rừng FSC (Tiêu chuẩn chứng nhận về nguồn gốc gỗ bảo vệ rừng) và chứng nhận BSCI (Tiêu chuẩn chứng nhận trách nhiệm xã hội) đã thách thức hoạt động xuất khẩu của GDT năm 2019. GDT đã đạt được chứng chỉ BSCI đầy đủ vào năm 2020 phần nào hỗ trợ GDT, bởi lẽ không phải tất cả khách hàng đều yêu cầu chứng chỉ FSC hoặc BSCI cho đơn đặt hàng.

Doanh thu nội địa

Doanh thu nội địa (13,5% doanh thu thuần năm 2020): tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2015- 20 đạt 7,5%

image

Doanh thu nội địa năm 2020 của GDT bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giảm nhẹ 5,0% YoY xuống 52,7 tỷ. Trong đó, tác động của COVID-19 chủ yếu rơi vào Quý 2/2020, và đã có sự cải thiện trong các quý sau. Nếu không tính năm 2020 để loại bỏ ảnh hưởng của Covid thì GDT ghi nhận tăng trưởng 10,9%/ năm giai đoạn 2015-19 cho thị trường nội địa. GDT đã nỗ lực rất nhiều để nắm bắt sự chuyển dịch đang diễn ra của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm có thương hiệu và chất lượng tốt hơn cũng như xu hướng Thương mại Điện tử đang nổi lên tại Việt Nam thông qua việc tăng cường các kênh bán hàng đa dạng.

Quyết liệt mở rộng sự hiện diện trên các cửa hàng có lưu lượng khách cao

Tích cực củng cố mạng lưới cửa hàng vật chất thông qua việc khai thác hệ thống cửa hàng BHX và ĐMX có lưu lượng truy cập cao trên toàn quốc đã và đang mang lại hiệu quả. Tính đến cuối năm 2019, mạng lưới bán lẻ của GDT bao gồm 2.247 điểm bán hàng, trong đó các cửa hàng nằm bên trong siêu thị và các trung tâm mua sắm tăng mạnh lên 1.687 điểm và 1 showroom.

image

Tăng cường sự hiện diện bán hàng online trong bối cảnh thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng

Tăng cường sự hiện diện bán hàng trực tuyến trên nhiều nền tảng Thương mại điện tử có mức độ nhận diện tốt, bao gồm: Tiki, Shopee, Sendo và Adayroi, cùng với việc xây dựng trang web winwinshop nội bộ của riêng mình.

Ban lãnh đạo chia sẻ rằng doanh thu bán hàng trực tuyến của họ đã tăng nhanh chóng trong năm 2020, mặc dù vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Với sự thay đổi đang diễn ra trong hành vi của người tiêu dùng, GDT đang tiếp tục phát huy chiến lược các kênh bán hàng trực tuyến của mình bằng cách:

(1) Cung cấp chiết khấu cao hơn cho cả nhà phân phối và người dùng cuối,

(2) Xây dựng tập khách hàng trung thành thông qua chương trình thành viên để tích lũy điểm có thể được chuyển đổi thành tiền mặt cho các lần mua hàng tiếp theo, và

(3) Nghiên cứu thông tin chi tiết về khách hàng cho các quá trình R&D nội bộ của Công ty

Đầu tư mua thêm nhà máy mới

Nhà máy thứ ba đã được xây dựng đi vào hoạt động mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới Trước Quý 3/2020, GDT sở hữu hai nhà máy - một ở tỉnh Bình Dương, một ở TP.HCM - với tổng công suất sản xuất 8.500 m3 / năm. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu kép đều đặn 5 năm vừa qua, tỷ suất huy động của hai nhà máy này được gia tăng qua từng năm. Ban lãnh đạo của GDT rất thận trọng và chọn lọc trong bất kỳ khoản đầu tư mới nào, tránh đầu tư giàn trải nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất

image

Nhà máy thứ ba đi vào hoạt động mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới sau đại dịch

Trước những dấu hiệu khả quan hơn từ các thị trường xuất khẩu**, GDT đã quyết định mua một nhà máy mới đã xây dựng sẵn (Quy mô: 14.000 m2) vào Quý 4/2020** tại Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Việc này nhằm dự trữ các nguyên liệu đầu vào quan trọng, mở các dây chuyền sản xuất mới để trang bị đủ năng lực sản xuất nhằm phục vụ triển vọng khả quan của các đơn hàng xuất khẩu.

Theo GDT, nhà máy đã được xây dựng và tổ chức tốt bởi chủ sở hữu trước, điều này có lợi cho GDT, vì quá trình xây dựng thường tốn nhiều thời gian. Với việc đưa nhà máy mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo kỳ vọng có đủ năng lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kép KQKD 15-20%/ năm trong 5 năm tới.

Chi phí khấu hao tăng ~1,78 tỷ/ năm

Trên Bảng cân đối kế toán Quý 4/2020 của GD, chi phí việc mua lại nhà máy vào khoảng 58,8 tỷ, trong đó giá trị nhà cửa vật kiến trúc ghi nhận là 13,3 tỷ dưới tài sản hữu hình, trong khi 45,5 tỷ còn lại được ghi nhận tại quyền sử dụng đất. Ban lãnh đạo cho biết thời gian sử dụng hữu ích khoảng 33 năm, theo đó ước tính chi phí khấu hao của Nhà máy thứ ba là 1,78 tỷ/ năm.

image

image

image

Chọn lọc kỹ lưỡng trong bất kỳ khoản đầu tư nào

Nhìn chung bản chất hoạt động kinh doanh của GDT không phải là hoạt động thâm dụng vốn.

=> Ban lãnh đạo của GDT đã rất chọn lọc trong bất kỳ khoản đầu tư mới nào, quản lý hợp lý trong việc mua mới và thanh lý thiết bị cũ.

Có quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính

Nguyên liệu đầu vào chính của GDT là gỗ cao su, thường chiếm hơn 30% giá vốn hàng bán.

image

Theo Ban lãnh đạo, nguyên liệu gỗ cao su của Công ty hiện đang nhập hoàn toàn từ các đối tác nội địa lâu năm với giá cạnh tranh hơn so với thị trường chung; đồng thời nhận được những hỗ trợ đáng kể trong thời gian khó khăn của đại dịch COVID-19, chẳng hạn như: cho phép GDT chỉ đặt trước 30% tổng giá trị đơn hàng, trong khi vẫn giữ chúng tại kho của nhà cung cấp. Điều này giúp Công ty chủ động tích lũy đầu vào với giá tốt, cắt giảm chi phí kho bãi, trong khi đó không tạo bất kỳ áp lực nào lên dòng tiền của GDT. Các nhà cung cấp gỗ lâu năm và uy tín của Công ty có ưu thế là đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của GDT về quy cách, chủng loại, cùng với chính sách kiểm soát chất lượng và sản xuất giúp Công ty giảm hao hụt và tận dụng tối đa nguyên vật liệu đầu vào.

image

image

Vật liệu khác

Các nguyên liệu đầu vào khác bao gồm ốc vít và phụ liệu khác, chủ yếu có nguồn gốc trong nước, một số nhập khẩu theo yêu cầu của khách. Nhìn chung, các nguyên liệu đầu vào chính của GDT có mối liên kết nhập khẩu thấp, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt đầu vào, vốn có thể gây gián đoạn sản xuất.

III. Triển vọng 2021
Với hai động kép từ (1) Triển vọng tăng trưởng ngành đầy hứa hẹn do nhu cầu phục hồi rõ ràng hơn ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu và (2) Nhà máy thứ ba đi vào hoạt động để bổ sung năng lực sản xuất

Triển vọng tăng trưởng ngành:

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao nhất mọi thời đại

image

Triển vọng ngành gỗ còn nhiều tiềm năng. Bất chấp đại dịch COVID-19, ngành gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam chứng tỏ khả năng bền bỉ, duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD (+16,3% YoY; Tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2009-20 là 15,2%/ năm).

Đáng chú ý, Việt Nam tiếp tục được hưởng các hoạt động xuất khẩu S&SPG tăng trưởng nhanh với kim ngạch xuất khẩu lũy kế trong 2 tháng đầu năm tăng mạnh khoảng 51% YoY lên 2,4 tỷ USD, báo hiệu tác động không đáng kể của tình trạng thiếu container toàn cầu gần đây đối với hoạt động xuất khẩu S&SPG của Việt Nam, cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ đối với GDT.

Ngành gỗ Việt Nam rất phân mảnh

image

Theo thống kê của Hải quan, thị trường G&SPG của Việt Nam hiện bao gồm hơn 3.600 nhà sản xuất. Cho thấy ngành gỗ Việt Nam hiện rất phân mảnh, vì chỉ 75 nhà sản xuất có kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trên 30 triệu USD. Cụ thể, chỉ có 3 nhà sản xuất có KNSK trên 200 triệu USD; 4 nhà sản xuất có KNSK từ 100-200 triệu USD; 27 nhà sản xuất có KNSK từ USD50-100 triệu; và 41 nhà sản xuất có KNXK từ 30-50 triệu USD. Trong bối cảnh thị trường chưa tập trung vào các doanh nghiệp lớn để tạo ra rào cản gia nhập, sự áp đặt về giá phần nào giúp Công ty giảm áp lực cạnh tranh, nuôi dưỡng cơ sở khách hàng trung thành trong khi vẫn duy trì hoạt động kinh doanh lợi suất cao và bền vững.

image

Triển vọng tương lai; Tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số để duy trì cho đến 2025

Cho năm 2021, Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu G&SPG lên 15% YoY lên 14,5-15 tỷ USD, nhờ:

(1) Nhu cầu phục hồi khi nền kinh tế toàn cầu bình thường hóa và triển khai vắc xin COVID-19 tích cực trên toàn cầu; và

(2) Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, bao gồm nhiều hiệp định FTA, chi phí lao động rẻ và sự chuyển dịch đơn hàng ngày càng tăng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã giúp Việt Nam có vị trí tốt để thúc đẩy tăng thị phần hơn nữa trên toàn cầu.

Về dài hạn, Chính phủ từ lâu đã đặt KNSK 25 tỷ USD cho năm 2025, cho thấy KNSK G&SPG của Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng 2 con số cho đến năm 2025.

Sản phẩm nhà bếp từ gỗ của Việt Nam đang giành thị phần tốt

Số liệu thống kê mới nhất của TradeMap chỉ ra rằng đồ dùng nhà bếp bằng gỗ của Việt Nam đang thúc đẩy thị phần tăng mạnh tại các thị trường xuất khẩu chính của GDT, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ; chủ yếu được hưởng lợi từ việc mất thị phần của Trung Quốc.

image

Quy mô thị trường Hàn Quốc đã tăng trưởng tốt năm 2020, đạt 71,7 triệu USD (+14,5% YoY). Trong đó, Việt Nam liên tục mở rộng thị phần từ mức 16,4% năm 2018 lên mức 20,0% năm 2020.

image

  • Quy mô thị trường Nhật Bản lớn hơn nhiều so với của Hàn Quốc, ở mức 234,6 triệu USD nhưng không duy trì được tăng trưởng và giảm (-10,7% YoY) năm 2020. Xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,7 triệu USD (chỉ giảm nhẹ 3,1% YoY) và do đó, tiếp tục thúc đẩy thị phần tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay đạt 11,4% năm 2020.

image

Quy mô thị trường Hoa Kỳ tăng 11,7% YoY lên 360,2 triệu USD năm 2020. Thị phần của Việt Nam nhích nhẹ lên 3,4% năm 20 từ mức 3,3% năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu đồ dùng nhà bếp bằng gỗ của Việt Nam chỉ đạt 12,3 triệu USD, nhỏ hơn nhiều so với mức xuất khẩu sang Nhật Bản, cho thấy dư địa dồi dào cho tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.

Với dự báo tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới, thu nhập người dân cải thiện, kỳ vọng đà mở rộng thị phần tiếp tục tiếp diễn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ triển vọng xuất khẩu đồ dùng nhà bếp bằng gỗ của Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ hội từ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và EU nhờ (i) hưởng lợi từ CTTM Mỹ - Trung, trong đó Mỹ áp thuế 25% đối với các sản phẩm gỗ từ TQ, và (ii) cơ hội thâm nhập sâu vào các thị trường trong khối CPTPP & EU sau khi các Hiệp định CPTPP, EVFTA và VPA/FLEGT có hiệu lực.
DN đã và đang đẩy mạnh, phát triển thêm KH tại Mỹ, kỳ vọng nhận được nhiều dự án lớn từ Cotsco và Walmart

Đồ thị kỹ thuật và giá mục tiêu:

image

Trên đồ thị kỹ thuật, vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 2021, GDT đã có sự bứt giá cực kỳ mạnh kèm thanh khoản bùng nổ đến từ việc quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) bán khoảng 350.000cp GDT và không còn là cổ đông lớn của GDT hôm 24/3

Có những sự điều chỉnh theo thị trường tuy nhiên xét về xu hướng, GDT vẫn đang có 1 xu hướng tăng ấn tượng khi đáy sau liên tục cao hơn đáy trước, đỉnh sau tiếp tục cao hơn đỉnh trước

Thanh khoản không quá lớn (giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày khoảng 6-8 tỷ đồng) tuy nhiên cũng đã đủ và đáng cho hầu hết các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng, nhận cổ tức có thể tham gia, mở vị thế bất cứ lúc nào. Phù hợp cho mục tiêu đầu tư cả trung và dài hạn.

Trong năm 2021, bên cạnh hoạt động cốt lõi tích cực, GDT còn có thể thoái vốn thành công mảnh đất 4.877 m2 tại KCN Mỹ Phước 3 năm 2021, và hoạt động này có thể đóng góp thêm vào LNST 2021 6,0 tỷ (tương đương 7,5% LNST năm 2020) sẽ là yếu tố trợ giá cho GDT

Target: 75

2 Likes

Bài viết rất chi tiết cảm ơn admin

So với sjf còn bé lắm

vậy giờ vào hả?

Thời điểm tới rồi, cũng nên chạy đi thôi

Theo em thì định giá theo kqkd thì GDT khá fair vùng này. Còn cái thoái vốn quỹ đất KCN thì mình check được ở đâu hả bác?

Con này lợi nhuận thường đứng đầu ngành gỗ, rất đáng chú ý nghiên cứu: