GEG – Phát triển phù hợp với định hướng quốc gia và xu hướng thời đại

1. Chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng của thời đại.

Tại ngày 15/5/2023, bản quy hoạch điện VIII chính thức được thông qua. Việc quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, điều này mở ra còn đường phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế, như xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, … Mục tiêu trong quy hoạch điện VIII đó là tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

Hiện tại, doanh thu của GEG được đóng góp chủ yếu bởi 3 mảng, đó là mảng thủy điện, điện mặt trời và điện gió. Kể từ 2021, điện gió chính làm mảng mang lại sự tăng trưởng doanh thu cho GEG, và tỷ trọng đóng góp của mảng điện gió trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Trong năm 2023, điện gió là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của GEG với khoảng 42%.

Bắt đầu từ 2021, sự tăng trưởng lợi nhuận gộp của GEG chủ yếu đến từ mảng điện gió, và tỷ trọng đóng góp của mảng kinh doanh này trong cơ cấu lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Trong quy hoạch điện VIII, điện gió chính là loại năng lượng tái tạo được tập trung phát triển nhiều nhất, do đó việc GEG tập trung phát triển mảng điện gió trong những năm gần đây đã thể hiện rằng chiến lược phát triển của doanh nghiệp đang rất phù hợp với định hướng quốc gia và xu hướng của thời đại.

Trong giai đoạn từ 2015 – 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về việc thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, điều này đã chứng tỏ rằng Việt Nam là một quốc gia rất sự hấp dẫn và có nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tính đến cuối 2023, GEG là doanh nghiệp có công suất năng lượng tái tạo đứng thứ 2 khi so với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, thị phần năng lượng tái tạo của GEG khoảng 2.2%.

2. Các mảng kinh doanh chính.

I. Mảng thủy điện.

Danh mục mảng thủy điện của GEG có khoảng 13 nhà máy thủy điện với tổng công suất 89.7 MW, giá bán điện giao động trong khoảng 702 – 1.932 đồng/kWh. Hiện nay, doanh nghiệp đang triển khai thêm dự án nhà máy thủy điện Ea Tih với tổng suất thiết kế là 8.6 MW

Trong năm 2023, BLN Gộp của GEG đã có sự phục hồi trở lại và ở mức rất cao khoảng 54%, với việc nhà máy thủy điện mới nhất của GEG đi vào hoạt động là từ 2015, do đó chi phí khấu hao của GEG trong mảng thủy điện hiện nay đang ở mức rất thấp và sẽ dần tiến về 0 trong các năm tiếp theo.

Năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành thủy điện do xảy ra hiện tiện EI Nino, điều này dẫn đến nhiều đập thủy điện giảm xuống dưới mực nước chết. Theo như dự báo thì Ei Nino đã đạt đỉnh tại tháng 12/2023, bắt đầu tư tháng 4/2024 sẽ bắt đầy xảy ra xác suất của La Nina. Khi hiện tượng La Nina xảy ra thì điều này sẽ làm tăng mực nước tại các thủy điện, từ đó làm tăng công suất sản xuất điện. Kỳ vọng rằng trong 2024, doanh thu mảng thủy điện của GEG sẽ ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ.

II. Mảng điện mặt trời.

Danh mục điện mặt trời của GEG bao gồm 6 dự án điện mặt trời và 35 hiện thống áp mái, tổng công suất mảng điện mặt trời của doanh nghiệp là 348 MWp. Hiện tại, GEG đang lên kế hoạch nghiên cứu triển khai thêm dự án điện mặt trời Đức Huệ 2, dự án này dự kiến sẽ được khởi công trong 2025.

Do vị trí các dự án điện mặt trời của GEG được đặt tại các tỉnh có bức xạ nhiệt ở mức cao như Bình Thuận, Huế, Gia Lai, … nên hiệu quả hoạt động ở mức rất tốt, điều này đã giúp cho BLN gộp mảng điện mặt trời của GEG luôn ở mức rất cao.

III. Mảng điện gió – kỳ vọng tăng trưởng của GEG.

Trong vài năm trở lại đây, sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận gộp của GEG chủ yếu là đến từ mảng điện gió. Danh mục điện gió của GEG bao gồm 4 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang trong quá trình triển khai, tổng công suất mảng điện gió của doanh nghiệp khoảng 260 MW. Trong năm 2023, do vướng mắc bởi nhiều cơ chế chưa rõ ràng trong việc quy hoạch điện tại Việt Nam nên dự án điện gió Tân Phú Đông 1 phải bán điện với mức giá thấp, kỳ vọng đến 2024 GEG sẽ đàm phán thành công với EVN để có mức giá bán điện hợp lý hơn.

Do các dự án điện gió của GEG mới đi vào hoạt động trong vài năm trở lại đây, nên chi phí khấu hao ở mức cao, kết hợp thêm với việc dự án điện gió lớn nhất của GEG là Tân Phú Đông 1 phải bán điện với mức giá thấp, điều này đã dẫn đến BLG gộp mảng điện gió của GEG đang ở mức khá thấp khi so với các mảng kinh doanh khác của doanh nghiệp. Nhưng nếu trong 2024, GEG tái ký giá bán điện mới với EVN thành công thì BLN gộp mảng điện gió của GEG sẽ tăng trở lại.

3. Áp lực nợ vay sẽ ngày càng giảm.

Bắt đầu từ 2018, GEG đẩy mạnh việc gia tăng nợ vay để đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo (Chủ yếu là các dự án điện gió), điều này đã khiến cho tổng nợ vay tài chính của doanh nghiệp tăng lên một cách rất nhanh.

Chính vì gia tăng nợ vay quá nhiều để đầu tư tại các dự án nên chi phí tài chính của GEG từ 2019 bắt đầu tăng mạnh và cao hơn rất nhiều khi so với lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, các dự án năng lượng tái tạo trọng điểm của GEG đã hoàn thành, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã đi qua giai đoạn đẩy đầu tư dự án mới, do đó trong các năm tiếp theo GEG sẽ tập trung giảm nợ vay tài chính. Trong tương lai, khi GEG giảm nợ vay tài chính xuống mức hợp lý, từ đó kéo theo chi phí lãi vay giảm, thì khi này lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ghi nhận tăng trưởng trở lại.

4. Khuyến nghị.

GEG là một cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, ngành nghề kinh doanh đơn giản và có sự tập trung, nhưng do trong giai đoạn vừa rồi doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ để đầu tư dự án mới, từ đó dẫn đến chi phí lãi vay bao mòn phần lớn lợi nhuận. Hiện nay, GEG đã đi qua giai đoạn đẩy mạnh triển khai các dự án mới, do đó trong các năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ tập trung để giảm nợ vay, khi nợ vay của GEG giảm về tiệm cận ngưỡng hợp lý thì chính là thời điểm đẹp nhất của cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu GEG thì NĐT nên nắm giữ trong trung hạn, vùng giá mua gom hợp lý 12.5 – 14.

1 Likes