GEX - Chuyến tàu đến hòn đảo 3x!

Gex tài sản lắm nhưng ko hiểu sao a tuấn mượt cứ dìm giá thế nhỉ,

7 Likes

:rofl: để lại đó làm lý do, nào mẹ anh Mượt cần tiền sẽ lôi ra đẩy cho mẹ ảnh bán chứ s bác

4 Likes

15 triệu cổ này, mà giá chưa dc phép tăng. thì câu chuyện còn dài lắm

3 Likes

Cùng thời điểm đó anh ấy cũng làm thêm 20tr cổ. Tổng 2 người là 35tr cổ. Tính giá lúc đó thì rơi vào khoảng đâu đó 800 tỷ tổng. =]] không lẽ bỏ 800 tỏi Đông Lào đồng vứt không. Đang chờ 1 cú hích thôi

4 Likes

vậy là giá trung bình mua 22,

3 Likes

Đúng là khoảng 22 đó, lúc anh ấy cùng mẹ mua vào mạnh là đoạn đạp không thương tiếc này đây

4 Likes

TT tăng mà giá vẫn đỏ vs tham chiếu thế này thì hơi lo

3 Likes

Thong thả thôi. vào mấy hàng này phải chịu được nhiệt.
Câu chuyện vẫn còn đó, linh động đu theo.
Trên đồ thị kỹ thuật thì nền cũ 21 cũng là ngay MA8 sẽ là 1 vùng hỗ trợ , thủng đây thì cắt chạy. Ghim đó, nhớ câu chuyện chờ thời điểm khác vào lại.
Ngã ở đâu đứng lên ở đó. Đúng người sai thời điểm là điều bình thường. =]] sai rồi dám quay lại sửa sai hay không mới là bản lĩnh

6 Likes

lót dép hóng câu chuyện dài tập

3 Likes

sao thủng phải cắt chạy, a Mượt múc margin giá 18 thì thủng 18 ae vào múc hàng call margin chứ sao phải ngại

3 Likes

:rofl: Tàu anh Mượt mới bắt đầu hú còi mà bác đã canh sẵn múc hàng call margin rồi

4 Likes

:rofl: Tàu anh Mượt lăn bánh rồi. Thắt dây an toàn vào nào các đồng tàu

3 Likes

Chân sóng

9 Likes

Đục kênh giảm ngắn hạn. Mở cửa có GAP. =]] nay không khởi hành thì còn chờ khi nào nữa

5 Likes

gexx trần nào sexx

1 Likes

GAP Running ah em

5 Likes

Gelex dự kiến đầu tư vào khu công nghiệp Tây Ninh sau khi nắm cổ phần chi phối Viglacera Gelex dự kiến đầu tư vào khu công nghiệp Tây Ninh Cụ thể, để thực hiện kế hoạch mua cổ phần tại Viglacera, Glex dự kiến sẽ thoái vốn khỏi lĩnh vực logistics thông qua việc bán 100% vốn góp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Gelex Logistics. Trong bản kế hoạch kinh doanh năm 2020 được Hội đồng quản trị Gelex đưa ra với hai phương án, một là hợp nhất được Viglacera hai là không thể hợp nhất trong năm nay. Ở phương án thứ nhất, nếu hợp nhất được Vigracera từ đầu quý IV, tổng doanh thu của công ty mẹ Gelex sẽ đạt con số dự kiến 19.600 tỉ đồng, tăng 27% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 975 tỉ, giảm 12%. Trường hợp không hợp nhất được Viglacera trong năm nay, doanh thu mục tiêu của Gelex là 17.500 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 735 tỉ, tăng 13% và giảm 33% so với năm 2019. Hiện Gelex đang sở hữu gần 25% cổ phần Viglacera. Lãnh đạo Gelex cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp thông qua Viglacera hoặc trực tiếp phát triển dự án nếu phù hợp và dịch vụ tiện ích xung quanh khu công nghiệp. Theo doanh nghiệp này, việc phát triển lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp sẽ bao gồm cả hoạt động đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia trong nội khu. Tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, dự án nhà ở giá rẻ sẽ được nghiên cứu đầu tư. Cụ thể, tài liệu cổ đông cũng cho thấy Gelex dự kiến phối hợp với Viglacera trong việc phát triển kinh doanh khu công nghiệp và các hạ tầng phụ trợ, chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 1 (100 ha), khả năng mở rộng giai đoạn 2 (600 ha) và đầu tư vào các khu công nghiệp chuyên dụng cận cảng. Gelex dự kiến sẽ cơ cấu lại hoạt động kinh doanh trên nền tảng 2 khối chính gồm sản xuất công nghiệp (cụ thể là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng), hạ tầng gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp. Với định hướng chuyển công ty mẹ thành dạng quản lý vốn (holdings), đầu tư trọng tâm vào lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng, đặc biệt ngành năng lượng và bất động sản công nghiệp, Gelex nuôi tham vọng trở thành công ty mẹ nắm giữ hàng loạt công ty con hàng đầu trong các lĩnh vực. Hiện Gelex cũng đang trong quá trình hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược còn dang dở như: tập trung mua và sở hữu chi phối cổ phần tại Tổng công ty Viglacera; mua và sở hữu chi phối cổ phần Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh; mua và sở hữu 100% Công ty Dây đồng Việt Nam CFT.

1 Likes

Gelex sở hữu công ty cung cấp nước sạch với lợi nhuận hàng trăm tỉ mỗi năm Ngoài việc được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện lớn nhất thị trường, Gelex còn sở hữu Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco), cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Đáng nói, hồi cuối năm 2019, Viwasupco từng liên tiếp để xảy ra các sự cố liên quan đến vấn đề vệ sinh nguông nước như: ô nhiễm nước sinh hoạt, sự cố vỡ đường ống nước hay nước nhiễm bẩn, có mùi khét, dẫn đến phát sinh chi phí khắc phục và miễn thu tiền nước một tháng đối với người dân là khách hàng sử dụng nước. ** (VNF) - “Chiến lược của Gelex là đón đầu làn sóng khu công nghiệp (KCN) trong 3 năm tới đây. Gelex sẽ mở rộng quỹ đất, không đơn thuần là xây khu công nghiệp như Viglacera mà sẽ xây dựng hệ sinh thái quanh khu công nghiệp bao gồm nhà giá rẻ, xây và cho thuê nhà kho, bán nước sạch, bán điện…”, Chủ tịch Gelex Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh. ĐHCĐ Gelex: Quý IV dự kiến mua xong 51% cổ phần Viglacera, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái KCN Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) cho biết năm nay, Gelex sẽ tập trung nguồn lực vào mảng bất động sản khu công nghiệp. “Chiến lược của Gelex là đón đầu làn sóng khu công nghiệp trong 3 năm tới đây. Gelex sẽ mở rộng quỹ đất, không đơn thuần là xây khu công nghiệp như Viglacera mà sẽ xây dựng hệ sinh thái quanh khu công nghiệp bao gồm nhà giá rẻ, xây và cho thuê nhà kho, bán nước sạch, bán điện…”, người đứng đầu Gelex nhấn mạnh. Vị chủ tịch 8x cho hay cùng với Viglacera, Gelex sẽ trực tiếp đầu tư vào khu công nghiệp với vai trò là chủ đầu tư, sau đó thuê Viglacera phát triển. Ông Tuấn thông tin rằng Gelex đã mua khu công nghiệp Long Sơn ở Vũng Tàu và đang làm một số khu công nghiệp khác. Chủ tịch Gelex nói rõ, chiến lược phát triển khu công nghiệp của Gelex là sẽ M&A, trong đó dự kiến mua các khu công nghiệp ở phía Nam như Tây Ninh, Vũng Tàu… “6 tháng cuối năm, dự kiến Gelex sẽ mua 4 khu công nghiệp, tập trung cận cảng để phát triển khu công nghiệp chuyên sâu và thuê Viglacera phát triển”, ông Tuấn nói. “Nếu không mua Viglacera thì Gelex không đầu tư khu công nghiệp. Qua kết hợp với Viglacera, chúng tôi thấy quy trình đầu tư của Viglacera tương đối giống Gelex. Điểm yếu của Viglacera là cơ chế, khó M&A khu công nghiệp”, Chủ tịch Gelex chia sẻ thêm. Người đứng đầu Gelex cho biết dự kiến trong quý IV sẽ hoàn thành mua chi phối 51% cổ phần Viglacera. Đối với Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, ông Tuấn thông tin rằng muộn nhất là năm 2021, tổng công ty sẽ mua chi phối phần của Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh. Ông Tuấn cũng chia sẻ rằng tiến trình mua đang thuận lợi. Bên cạnh đó, Gelex cũng sẽ mua và sở hữu 100% vốn điều lệ Công ty Dây đồng Việt Nam CFT trong năm nay. Ngoài ra, trong tháng 7, tổng công ty sẽ mở thầu làm giai đoạn 2 của Nhà máy nước sạch sông Đà. Về nguồn vốn đầu tư, năm 2020, nguồn vốn dự kiến đầu tư của tổng công ty này vào khoảng gần 4.000 tỷ, trong đó khoảng gần 2.000 tỷ để phục vụ M&A. Đối với mảng hạ tầng, phần lớn là vay thương mại và đã được thu xếp (ví dụ Vietcombank tài trợ 80% vốn đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy nước sạch sông Đà…). Trong khi đó, nguồn phục vụ M&A đến từ việc thoái vốn mảng logistics và thoái vốn tại cảng Đồng Nai, dự kiến đã đủ nguồn. “Thoái vốn mảng logistics sẽ có lãi, Gelex sẽ chỉ thoái vốn mảng vận hành, vẫn giữ lại bất động sản (như khu Trường Thọ ở phía Đông TP. HCM và khu Suối Tiên). Đối tác đã chuyển tiền đặt cọc và ký hợp đồng, kế hoạch 2020 đã bao gồm tiền lãi từ nguồn này”, lãnh đạo Gelex cho hay. Năm 2020, Gelex chưa có kế hoạch tăng vốn. “Sau khi M&A xong Viglacera sẽ tính toán tiếp kế hoạch tăng vốn”, ông Tuấn nói. Liên quan đến dự án bất động sản Trần Nguyên Hãn, lãnh đạo Gelex cho biết đây là dự án có vốn lớn, trong khi Gelex đang tập trung vốn để thâu tóm Viglacera nên chưa thể đầu tư trong năm nay. Dự án dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2021. “Dự án này sớm muộn sẽ phải đầu tư, không đầu tư sẽ bị thu hồi”, ông Tuấn nhấn mạnh. Lãnh đạo Gelex cũng cho biết sẽ không chuyển nhượng dự án này vì đây sẽ là tài sản trọng điểm của tổng công ty, tương tự là khách san Melia và các dự án bất động sản “rất đẹp” của Viglacera. Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc vì sao công ty đang thiếu tiền nhưng vẫn mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ rằng thời điểm đó, việc mua 51% cổ phần Viglacera chưa cụ thể nên tổng công ty vẫn còn nguồn tiền dư. Vì vậy khi cổ phiếu giảm, tổng công ty đã quyết định mua cổ phiếu quỹ. “Năm nay, Gelex sẽ tìm kiếm đối tác để bán cổ phiếu quỹ, khẳng định giá trị bán sẽ cao hơn lúc mua”, lãnh đạo Gelex nói. Cổ đông cũng đặt câu hỏi rằng việc mua cổ phần là việc tốt mà sao Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn lại muốn mua không công khai, ông Tuấn nêu lý giải rằng vì luật chào mua công khai rất phức tạp, đăng ký chào mua rồi 6 tháng mới chào mua công khai một lần. “Tôi chọn phương án không chào mua công khai để mua bán thỏa thuận. Tôi sẽ thực hiện vào cuối năm 2020”, ông Tuấn cho biết. Trong năm nay, dự kiến Gelex sẽ thoái vốn tại Công ty DAP Đình Vũ do không còn phù hợp với định hướng kinh doanh. Năm 2022 sẽ IPO Gelex Electric.

Theo báo cáo của HĐQT Gelex, năm 2020, định hướng của tổng công ty này là phát triển kinh doanh trên hai trụ cột. Trụ cột thứ nhất là sản xuất công nghiệp, trong đó cụ thể là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng. Trụ cột thứ hai là hạ tầng, gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp. HĐQT Gelex cho biết đối với khối sản xuất công nghiệp, năm 2020, tổng công ty sẽ tập trung phát triển sản xuất công nghiệp gồm các lĩnh vực chủ chốt là sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng. Đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, Gelex hướng tới cung cấp đầy đủ bộ sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành điện, đồng thời tăng cường mở rộng thị phần. Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, sẽ thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp của các ngành hàng yếu kém, gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao trình độ quản lý theo mô hình quản lý công nghiệp hiện đại, tận dụng triệt để lợi thế quy mô, mở rộng thị phần. Cùng với đó, phát triển R&D, các sản phẩm mới hàm lượng công nghệ cao; tăng cường chuyển giao công nghệ từ các đối tác hàng đầu Với các mục tiêu trọng tâm trong khối hạ tầng , đối với nhóm nguồn phát điện, HĐQT Gelex sẽ tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Mục tiêu trong vòng 3 năm tới hoàn thành và đưa vào vận hành dự án năng lượng tái tạo công suất 300 MW; trong vòng 5 năm tới tìm kiếm, nghiên cứu đầu tư dự án năng lượng tái tạo tổng công suất 1500MW. Ở nhóm nước sạch, tổng công ty này sẽ tiếp tục triển khai việc đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm. Với nhóm bất động sản, sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại quỹ đất hiện tại mà Gelex đang quản lý, thực hiện phát triển các dự án thương mại trên cơ sở các quỹ đất này. “Đẩy mạnh đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu cụng nghiệp chuyên dụng cận cảng, dịch vụ tiện ích xung quanh khu công nghiệp, bao gồm cả đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia, các dự án nhà ở giá rẻ…”, báo cáo của HĐQT Gelex nhấn mạnh. Năm 2020, Gelex đưa ra 2 kịch bản kinh doanh. Trường hợp hợp nhất được Viglacera, mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất của Gelex năm nay là 19.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 975 tỷ đồng. Nếu không hợp nhất được Viglacera, mục tiêu tổng doanh thu ở mức 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 735 tỷ đồng. Tại đại hội, HĐQT Gelex trình cổ đông cho phép ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT cùng người có liên quan được mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu tới mức 36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Gelex mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. “Việc chuyển nhượng cổ phiếu GEX giữa những cá nhân, tổ chức trong nhóm người liên quan nêu trên mà không làm thay đổi tổng tỷ lệ sở hữu cũng không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai theo quy định”, HĐQT Gelex đề xuất. Việc tăng tỷ lệ sở hữu như vừa nêu trên dự kiến được thực hiện thông qua việc mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX từ các cổ đông hiện hữu thông qua hình thức mua khớp lệnh hoặc mua thỏa thuận theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE). Ngoài ra, Gelex cũng trình cổ đông phương án không chia cổ tức năm 2019

2 Likes

GELEX đẩy mạnh bất động sản công nghiệp năm 2020 Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT, năm 2020, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực vào mảng bất động sản khu công nghiệp do đánh giá đây là thời điểm hưởng lợi dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Việc mua và sở hữu chi phối Viglacera cũng được doanh nghiệp này đặt mục tiêu trong năm nay. [​IMG] Sáng 18/6, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex - Mã: GEX) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020 tại Khách sạn Melia Hà Nội. Cổ đông công ty đã thông qua các vấn đề quan trọng như báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019, phương hướng hoạt động và kế hoạch kinh doanh năm 2020. Ngoài ra, các tờ trình về phân phối lợi nhuận, giao dịch mua bán vật tư và cho vay với các đơn vị thành viên thuộc hệ thống Gelex cũng được đại hội biểu quyết thông qua. Tại đại hội, ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó Chủ tịch HĐQT Gelex đã cập nhật kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu mảng điện đạt 4.795 tỉ đồng, thực hiện 37% kế hoạch cả năm, doanh thu mảng năng lượng ước đạt 309 tỉ đồng, thực hiện 51% kế hoạch. Về lợi nhuận, ông Tiếu cho biết mảng điện ước lãi 238 tỉ đồng, thực hiện 41% kế hoạch trong khi lợi nhuận mảng năng lượng lãi khoảng 19 tỉ đồng. Đại diện Gelex cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm hơn do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. “Công ty phải sống được, sau đó mới tính chuyện sống tốt. Muốn duy trì thị phần trong bối cảnh đầu ra thu hẹp thì giải pháp của công ty là thực hiện chính sách giá nhằm giữ mối quan hệ với khách hàng và các nhà đầu tư chiến lược.", ông Tiếu nói. Trả lời thắc mắc của cổ đông về ảnh hưởng của dịch COVID-19 và suy giảm đầu tư công của EVN đến mảng kinh doanh thiết bị điện của công ty, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết tăng trưởng mảng này trong 6 tháng đầu năm đạt 13%. “Trong bối cảnh dịch bệnh, chiến lược của chúng tôi là luân chuyển thật nhanh hàng tồn kho, kết hợp với giảm giá chiết khấu nhằm kích cầu khách hàng. Chính sách này dẫn đến việc lợi nhuận gộp trong một số đơn vị thuộc hệ thống Gelex suy giảm - đơn cử như Cadivi (CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam), tuy nhiên doanh số vẫn tăng trưởng tốt và hàng tồn kho giảm đáng kể. [​IMG] Chiến lược này được thực hiện trong các tháng 3, 4, 5, tuy nhiên hoạt động kinh doanh đã ổn định trở từ tháng 6 với doanh thu tăng tốt đồng thời vẫn giữ được biên lợi nhuận ổn định”, ông Tuấn cho biết. “Cadivi là công ty ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong khi Thibidi (CTCP Thiết Bị Điện) là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng hơn do các dự án liên quan đến điện lực, đấu thầu dự án buộc phải dừng lại. Tuy nhiên, qua thời gian dịch bệnh, chúng tôi đánh giá các mảng thiết bị điện rất ổn định, lợi nhuận chỉ giảm nhẹ so với năm trước, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng và đảm bảo giữ vững thị phần.” Đối với tình hình kinh doanh của Cadivi, ông Tuấn cho biết hiện công ty đã xây dựng xong nhà máy phía bắc và nhà máy này đã đi vào hoạt động từ đầu năm. Để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, năm 2019, GELEX đã thực hiện phát hành cổ phần để thực hiện chứng quyền lần 2 có giá trị 180 tỷ đồng trong quý II, thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu trong quý III, vốn điều lệ của Tổng Công ty hiện nay là 4.882 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, GELEX đã phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 10 năm có tổng giá trị mệnh giá phát hành là 1.150 tỷ đồng với lãi suất cố định 6,95%/năm. Trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee and Investment Facility - CGIF), một quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được S&P đánh giá tín nhiệm hạng AA trên toàn cầu. Việc phát hành trái phiếu thành công đã khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế đối với chiến lược kinh doanh, quản trị cũng như sự minh bạch trong hoạt động của GELEX. Đồng thời việc phát hành thành công cũng giúp GELEX huy động được nguồn vốn dài hạn, ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của GELEX [​IMG] Mục tiêu sở hữu chi phối Viglacera Năm 2020 GELEX tiếp tục kiên trì định hướng trở thành công ty quản lý vốn (Holdings) tư nhân chuẩn mực với hai khối kinh doanh chính, gồm: Sản xuất công nghiệp gồm sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng và Hạ tầng gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp. Năm 2020, GELEX đặt mục tiêu sẽ hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược đang được thực hiện, gồm mua và sở hữu chi phối Viglacera và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, mua và sở hữu 100% Công ty Dây đồng Việt Nam CFT; triển khai các dự án năng lượng tái tạo theo kế hoạch được phê duyệt; tiếp tục tối ưu hóa sản xuất, đẩy mạnh phát triển thị trường, gia tăng thị phần các doanh nghiệp. Theo Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn, năm 2020 công ty sẽ tập trung nguồn lực vào mảng bất động sản khu công nghiệp do đánh giá đây là thời điểm hưởng lợi dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc. “Chiến lược của Gelex năm 2020 và ba năm tới là tập trung đầu tư để đón đầu các nhà đầu tư sau dịch. Gelex không chỉ cung cấp bất động sản khu công nghiệp mà còn đầu tư các dịch vụ kèm theo để xây dựng hệ sinh thái từ nhà kho, nước sạch đến nhà ở xã hội giá rẻ với quy mô lớn”, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn cho hay. [​IMG] Cụ thể, Gelex sẽ M&A các khu công nghiệp chú trọng thị trường phía Nam, trực tiếp đầu tư vào khu công nghiệp, thuê và tận dụng thương hiệu và con người Viglacera để phát triển dự án. Một số dự án hiện có là dự án tại Tây Ninh với diện tích 100ha (đang đề xuất để được nâng lên 600 ha), khu công nghiệp Long Sơn (Vũng Tàu). Cùng đó, công ty sẽ xây dựng hệ thống nhà kho tại diện tích đất đang dư của Viglacera. Ngoài Viglacera, Gelex sẽ mua lại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (vốn đã lên kế hoạch từ 2 năm trước) và Công ty Dây đồng Việt Nam CFT - liên doanh của Gelex với Nhật Bản sản xuất dây đồng phi 8 cung cấp cho Cadivi và toàn thị trường. Ông Tuấn cũng cho biết hai bên đã ký hợp đồng và dự kiến chuyển nhượng trong quý III/2020. Đối với dự án đường ống nước sạch sông Đà, các thủ tục pháp lý hiện đã được cấp đầy đủ để thực hiện, dự kiến tìm nhà thầu vào tháng 8/2020. Trong lĩnh vực cấp nước, Gelex dự kiến tìm kiếm cơ hội bán nước sạch và xử lý nước thải trong khu công nghiệp. Tại dự án đường ống nước Sông Đà được Vietcombank tài trợ 85% vốn đầu tư, nguồn vốn đối ứng đã thu xếp đủ. Lĩnh vực năng lượng cũng đang đầu tư với các dự án quy mô đầu tư lớn. Ngoài điện mặt trời, Gelex đang có tới 3 dự án điện gió tại Quảng Trị với tổng công suất 90 MW dự kiến hoàn thành phát điện trước tháng 10/2021. Công ty cũng tham vọng nổ sung vào Quy hoạch điện VIII các dự án: Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đak-lak (200MW), Điện mặt trời Bù Gia Mập -Tây Ninh (85MW), Điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480MW), cụm Điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW). Trong khi đó, Gelex đang thoái toàn bộ vốn ở lĩnh vực logistics. Mặc dù là lĩnh vực có tiềm năng, nhưng việc thoái vốn cần thực hiện để tập trung nhân lực và vật lực cho hoạt động đầu tư hạ tầng và công nghiệp.

1 Likes