Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam HSX:GEX
GEX là doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất và cung cấp thiết bị điện trên cả nước, với thị phần chiếm trên 80% và sở hữu nhiều lợi thế về mặt chuỗi phân phối, quy mô tài sản lớn…
I/ Tổng quan về GEX
Vị thế công ty
-
Gelex sở hữu các thương hiệu có uy tín như GELEX, CADIVI, THIBIDI, HEM, VIHEM, VINAKIP.
-
Sản phẩm của Gelex được tín nhiệm sử dụng bởi Tổng công ty Điện miền Bắc - EVN Hà Nội và Tổng công ty điện miền Nam - EVN Hồ Chí Minh.
-
Máy biến áp mức trung bình là các sản phẩm chiếm phần lớn thị phần trong nước.
-
Gelex là một trong những nhà sản xuất dây cáp điện và máy biến áp hàng đầu.
-
Gelex đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng rộng lớn bao gồm các tập đoàn lớn như: EVN, PetroVietnam, Vinacomin, Vicem, VNSteel, Vinaconex.
Chiến lược Phát triển và Đầu tư
-
Duy trì mối quan hệ với EVN và các công ty con;
-
Tăng cường các hoạt động tiếp thị bằng cách thúc đẩy các thương hiệu uy tín như GELEX, CADIVI, THIBIDI, HEM, VIHEM, VINAKIP;
-
Nghiên cứu và phát triển máy biến áp ngoài trời mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới;
-
Tiếp cận các thị trường tiềm năng như Lào và Campuchia, nơi có nhu cầu về thiết bị điện công nghiệp và dân cư cao, phù hợp với khả năng của Gelex;
-
Tổ chức lại hệ thống phân phối của Gelex trong những thành phố lớn và các tỉnh;
-
Thúc đẩy hoạt động cho thuê văn phòng tại trụ sở chính của công ty.
Rủi ro Kinh doanh chính
- Các hiệp định thương mại tự do ASEAN cho phép du nhập tự do hàng hóa và lực lượng lao động sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, ví dụ như các sản phẩm của Gelex hiện đang chịu áp lực rất lớn từ giá cả và chất lượng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác.
- EVN - khách hàng lớn nhất của Gelex, liên tục thay đổi để xây dựng và vận hành lưới điện thông minh, mà sẽ làm giảm nhu cầu của thiết bị đo cơ khí và thiết bị điện từ Gelex.
- Áp lực thoái vốn và tái cơ cấu vốn từ Chính phủ cũng tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Gelex
II/ Kết quả kinh doanh
KQKD quý 4/2020 với doanh thu tăng 37% YoY đạt 5,9 nghìn tỷ đồng nhờ mảng thiết bị điện diễn biến mạnh mẽ – do nhu cầu tăng mạnh từ các dự án điện tái tạo – và nhà máy thủy điện Phú Thạnh Mỹ phục hồi nhờ lượng mưa cải thiện. Trong khi đó, LNST báo cáo tăng 85% YoY đạt 253 tỷ đồng, một phần đến từ chi phí SG&A giảm và không có thêm các khoản lỗ khác từ công ty con ngành cấp nước của công ty là CTCP Đầu tư Nước Sông Đà (VCW).
Trong năm 2020, doanh thu tăng 17% YoY đạt 18 nghìn tỷ đồng trong khi LNST báo cáo tăng 31% YoY đạt 791 tỷ đồng.
2020 GEX tăng trưởng vững chắc nhờ khoản lãi một lần trị giá 348 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại CT TNHH MTV Gelex Logistics và CTCP SCI Nghệ An – cùng với đóng góp lợi nhuận bổ sung từ VGC (GEX mua lại 25% cổ phần của VGC vào quý 2/2019) và lợi nhuận của VCW tăng. Những yếu tố này bù đắp cho KQKD thấp của các công ty con mảng thiết bị điện của GEX do dịch COVID-19 và chiến lược mở rộng thị phần của các công ty này
III/ Điểm nhấn đầu tư:
Tăng vốn thông qua phát hành thêm cho cổ động hiện hữu:
GEX có kế hoạch phát hành quyền thêm cho cổ động hiện hữu với tỷ lệ 10:6 với mức giá là 12.000 đồng/cp (so với giá hiện tại là 22.550 đồng/cp). Sau khi phát hành, tổng số lượng cổ phiếu sẽ đạt 292.946.400 cổ phiếu. Kế hoạch phát hành dự kiến sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2021.
Ước tính số tiền thu được từ đợt phát hành là 3,5 nghìn tỷ đồng sẽ tài trợ cho các nhà máy điện gió, dự án bất động sản số 10 Trần Nguyên Hãn, và bổ sung vốn lưu động của công ty ■■ và công ty con - Gelex Electric.
Bắt trend năng lượng tai tạo với các dự án Nhà máy điện gió:
Các nhà máy điện gió bao gồm Gelex 1, 2, 3 và Hướng Phùng 2, 3 ở tỉnh Quảng Trị có tổng giá trị đầu tư là 5,7 nghìn tỷ đồng. Khoảng 65%-75% giá trị đầu tư dự kiến được tài trợ từ các khoản vay các ngân hàng trong nước và nước ngoài, với lãi suất trong nước dao động khoảng 8,8-9,3% và lãi suất ngoại tệ là 4,5%. Dự án dự kiến đi vào hoạt động trong Q3/2021, trước ngày 1/11/2021 để hưởng giá FIT 8,5 cents/kwh. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án dự kiến ở mức trên 15%.
Mở rộng các dự án bất động sản:
GEX đã hoàn thành quy hoạch tổng thể 1:500 và hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho dự án tổ hợp khách sạn 5 sao và văn phòng số 10 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023, có tổng giá trị đầu tư là 2,1 nghìn tỷ đồng và IRR hơn 12%. Công ty sẽ chi trả tiền sử dụng đất hàng năm trong thời hạn 50 năm thay vì trả 1 lần, vì chi phí ước tính khi trả 1 lần rất cao khoảng 1 nghìn tỷ đồng và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của dự án. Tổ hợp sẽ có 8 tầng nổi, với tổng diện tích là 45.000 m2, và 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn là 38.000 m2.
Quyết tâm thực hiện chiến lược mở rộng phát triển sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với VGC:
GEX dự kiến tăng tỷ lệ sở hữu ở VGC từ 46% lên 51% và hợp nhất thành công ty liên kết trong Q2/2021. Về dài hạn, GEX có thể mua 38,5% số cổ phần còn lại của VGC từ Bộ Xây dựng nếu có mức giá hợp lý.
Về VGC:
Trong 6 tháng đầu năm, công ty tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tại các khu côngnghiệp hiện hữu, cho thuê
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của VGC đạt 4,840 tỷ đồng, xấp xỉ mức 4,839 tỷ đồng của cùng kỳnăm trước, lợi nhuận gộp đạt 1,142 tỷ đồng, tăng 3% so cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 426 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 342 tỷ đồng, bằng 83% cùng kỳ năm trước.
Năm 2020 VGC đặt kế hoạch 8.300 tỷ đồng doanh thu và 750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành lần lượt 58% và 57% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
IV/ Điểm nhấn kỹ thuật:
Trên đồ thị kỹ thuật, GEX đã lấp GAP thành công và vượt thuyết phục trend giảm ngắn hạn, bật lên từ trung truyến BB và hiện đang có 1 chút lưỡng lự tại MA50
Các chỉ báo bổ trợ như MACD, RSI đều đang ngày càng cho thấy 1 xu hướng rõ ràng hơn.
Chuyến tàu sieucapvipprocutexsmaxplus phá đỉnh 29 và hòn đảo 3x đang chờ đón các chứng sĩ
P/s: Cứ phải gọi là “Mượt”