Về Gex
Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX tiền thân là Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam , được thành lập năm 1990 và hiện đang là một tập đoàn đa ngành lớn mạnh nhất nhì tại Việt Nam. Nhắc tới sự phát triển của GEX, không thể không nhắc tới thương vụ thâu tóm đình đám vào năm 2015 sau khi Bộ Công Thương thoái gần 79% vốn điều lệ tại GEX với hình thức bán trực tiếp trên sàn .Sau thoái vốn ,không một ai biết ông chủ mới của GEX là ai cho tới năm 2016 , Tuấn “mượt” ra mắt cổ đông GEX với vai trò Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất của GEX với tỉ lệ sở hữu lên tới 24% , thương vụ này đồng thời cũng đánh dấu tên tuổi của Tuấn “mượt” trong giới đầu tư, đặc biệt là M&A và kỷ nguyên phát triển của GELEX sau này.
GEX dưới thời ông Tuấn được cấu trúc lại, tập trung sản xuất kinh doanh 4 mảng chính: Sản xuất kinh doanh thiết bị điện, năng lượng, kinh doanh bất động sản và logistics và ngay sau đó trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu thiết bị điện lớn nhất Việt Nam thông qua việc M&A hàng loạt các doanh nghiệp như: Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM),
Không dừng lại ở đó, Tuấn “mượt" tiếp tục khiến giới kinh doanh phải trầm trồ bằng một thương vụ M&A nghìn tỷ thâu tóm Viglacera vào tháng 4/2019 ,nắm giữ 12.74% vốn của Viglacera. Cuối năm 2019, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex, công ty con do Gelex sở hữu 100% vốn, tiếp tục thu mua thêm cổ phiếu, nâng mức sở hữu của Gelex tại Viglacera lên 19.43%. Ngoài ra còn các thương vụ lớn khác kể đến như PLX, VIX…
Vậy GEX hiện tại có đáng đầu tư trong năm 2023 ??
1. BĐS KCN sẽ là mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023
-
Bức tranh tài chính năm 2022 : Năm 2022 được đánh giá là 1 năm khá khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng khi phải đối mặt với lạm phát, tỷ giá leo thang .Tuy nhiên ,GEX là một trong số ít các doanh nghiệp có tài chính khá khỏe tuy không hoàn thành đúng theo kế hoạch đề ra nhưng cũng đem lại tăng trưởng nhất định so với cùng kỳ và các doanh nghiệp khác trong ngành
-
Doanh thu và lợi nhuận của GEX trong năm 2022 lần lượt đạt 32.089 tỷ ( tăng 12% svck , đạt 89% svkh ) và 6.458 tỷ ( tăng 48% svck )
Biên lợi nhuận gộp tăng lên 20% so với 15% cùng kì 2021 với sự đóng góp mạnh từ nhóm vật liệu xây dựng và bất động sản khu công nghiệp
Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của GEX biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng tài sản và nguồn vốn dài hạn đồng thời đảm bảo cân đối trong ngắn hạn .Đặc biệt , về nợ phải trả giảm mạnh tới gần 10.000 tỷ so với năm 2021 nhờ chủ trương giảm nợ vay ngân hàng và nợ trái phiếu để giảm bớt chi phí của ban lãnh đạo
Có thể thấy doanh thu của các mảng tăng trưởng khá đồng đều , giảm phụ thuộc vào ngành thiết bị điện vốn là core kinh doanh cốt lõi của GELEX với tỷ trọng là 49% so với 65% của năm 2021
Tuy doanh thu không đột biến nhưng BĐS KCN lại chiếm biên lợi nhuận gộp khá lớn phần lớn đến từ công ty thành viên VGC ở mảng cho thuê đất (VGC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp) . Năm 2022 là năm mà các dự án đầu tư công được thúc đẩy mạnh cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao khiến tỷ trọng về mảng vật liệu xây dựng của GEX đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận . Tuy nhiên , Zen đánh giá tốc độ giải ngân đầu tư công trong năm 2023 vẫn còn khá chậm cùng với giá nguyên vật liệu hạ nhiệt , tỷ trọng mũi nhọn của GEX sẽ tập trung ở BĐS KCN mà phần lớn sẽ đến từ bán và cho thuê KCN
→ Có thể để ý GEX đang chuyển đổi core kinh doanh chính từ kinh doanh thiết bị điện sang bất động sản - khu công nghiệp với đóng góp từ VGC và PLX . Điều này cho thấy hướng đi mới và tầm nhìn lớn của ban lãnh đạo trước bối cảnh chung và mở ra kỷ nguyên mới cho GEX trong tương lai
-
Định hướng trọng tâm năm 2023: GEX sẽ hoạt động theo mô hình holdings, không trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chuyên về đầu tư, nắm giữ và quản lý vốn tại các công ty thành viên và tiếp tục cho các thương vụ thoái vốn và M&A tiềm năng khác
Viglacera là điểm nhấn cho sự tăng trưởng của GEX: Vốn sở hữu 1 loạt thương vụ M&A “mát tay" khẳng định vị thế trên thương trường được chèo lái bởi Tuấn “mượt” , mà cụ thể là thương vụ Viglacera. Hiện Viglacera là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở xã hội/nhà ở công nhân, với 12 dự án khu công nghiệp có quy mô hơn 4.000 ha, thu hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, hơn 16 tỷ USD vốn FDI đặc biệt trong bối cảnh năm nay nhà nước ưu tiên vào các dự án nhà ở xã hội. Đối với năm 2023, Viglacera sẽ khảo sát, lập dự án đầu tư và triển khai các dự án KCN mới đồng thời sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án trọng điểm, đặc biệt là bất động sản và hậu cần khu công nghiệp .( Theo rumor , VGC vừa kí kết thành công hợp đồng mua bán đất 80ha với BYD - Tập đoàn lớn về sản xuất công nghệ của Trung Quốc tại KCN Phú Hà , doanh thu đem lại từ hợp đồng này cho VGC là khoảng 1.600 tỷ đồng) .
Mới đây nhất, Gelex và Frasers Property Vietnam đã ký kết hợp tác triển khai các khu công nghiệp tại miền Bắc với tổng mức đầu tư trong giai đoạn đầu này dự kiến là khoảng 6.000 tỷ đồng, tương đương 250 triệu USD.
2. Điểm sáng từ số 10 Trần Nguyên Hãn và cổ tức tiền mặt
-
Dự án tổ hợp gồm khách sạn 5 sao quy mô 285 phòng, tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại với tổng mức đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng, … Đặc biệt là khách sạn 6 sao Fairmont Hanoi - hứa hẹn sẽ là nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất và trở thành một trong những khách sạn di sản thu hút phân khúc du lịch cao cấp.Dự án được bắt đầu khởi công năm 2017 về tiến độ dự án có thể hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm nay .Về giá thuê giao động $25-$30 ( đã bao gồm thuế và phí dịch vụ) và diện tích thuê 200-400-1000m2. Zen đánh giá khi tổ hợp Trần Nguyên Hãn đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào biên lợi nhuận gộp đáng kể cho tập đoàn mẹ.
-
Sau tái cơ cấu tập đoàn chia làm 2 mảng: Sản xuất công nghiệp (CTCP Thiết bị điện Gelex – Gelex Electric) và Lĩnh vực hạ tầng (CTCP Hạ tầng Gelex)
Về hạ tầng GEX, trong năm 2022 công ty cũng có kế hoạch IPO tuy nhiên vẫn chưa có những chia sẻ về cấu trúc IPO cũng như tỷ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Công ty này có vốn cổ phần là 7,9 nghìn tỷ đồng. Tài sản của Hạ tầng Gelex bao gồm 50,21% cổ phần tại VGC, 99% cổ phần tại nhà máy điện gió Hướng Phùng và 62,5% cổ phần tại CTCP Nước Sông Đà. Nếu Hạ tầng Gelex IPO thành công sẽ đem đến 1 làn gió mới vào sự tăng trưởng doanh thu lợi nhuận cho công ty mẹ -
Năm 2023, GEX sẽ nhận được hơn 120 tỷ đồng tiền cổ tức từ GEE (GEX sở hữu 80% vốn tại GEE) .Mặt khác, ngày 14/4 vừa qua Gelex Electric cũng đã nhận thêm hơn 111 tỷ đồng tiền mặt từ việc công ty con là CTCP Dây Cáp điện Việt Nam (CAV) thực hiện chia cổ tức 20% bằng tiền mặt. Hiện Gelex Electric đang sở hữu 96,61% vốn tại CAV. Ngoài ra , mức chia cổ tức 2023 dự kiến sẽ là 15% bằng tiền mặt - đây được đánh giá là mức cổ tức khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
3. Tỷ lệ vay nợ ít nhất trong ngành và giá đang ở vùng “unvaluable”
GEX đang ở mức giá khá thấp cụ thể cổ phiếu đang dao động quanh vùng 12.800đ/cp trong khi giá trị sổ sách (book value) là 23.938đ/cp cùng với đó chỉ số P/B đang ở ngưỡng là 0.51 lần
Về cơ cấu nợ , tính tới cuối năm 2022, dư nợ của Gelex khoảng 2,800 tỷ đồng, và đã được phản ánh trên báo cáo tài chính. Trong đó, số dư trái phiếu được bảo lãnh nước ngoài ở hơn 800 tỷ đồng, có thời hạn 10 năm, chủ yếu tài trợ cho dự án Điện mặt trời Ninh Thuận. Trái phiếu đáo hạn trong quý 2 khoảng 700 tỷ đồng, công ty sẽ thu xếp trả đúng tiến độ. Dư nợ trái phiếu của Gelex là thấp nhất trên thị trường, đặc biệt là trong nhóm doanh nghiệp sản xuất.
4.Định giá và khuyến nghị
Với định giá khá rẻ so với mặt bằng chung và chưa phản ánh hết nội tại của GEX ,tuy chưa có tín hiệu rõ ràng về con số cuối cùng nhưng Zen nhận thấy đây là cơ hội đáng để đầu tư đặc biệt với cổ phiếu “unvaluable" như GEX. Theo đó , Zen khuyến nghị mua tích luỹ cổ phiếu GEX vùng 12.800đ/cp với giá mục tiêu là 18.000đ/cp (upside~40,40%)