Ai khôn có bánh trưng rùi để cứ nhìn bánh mât
Hàng mượt chỉ ăn non thui
Xuống 2x bán hay ko tùy sợ mai ko bán nổi
VGC 5x, GEX 3x …sự vô lý này dành cho ai đang bán GEX< giờ không phải lúc để fomo cho bà con bán đúng đáy cho bọn tay to
Lão bà có đảm bảo ko sàn mấy hôm nữa ko mai ban 35 vào lại 30 thằng nào hơn
Lái nó cố đạp thì ko gì là ko thể
Chơi ck mà chỉ nhìn đúng 1 phân khúc thì chơi một mình đi :v
chờ xem đi, khuyến nghị là tốt nhưng mà nên có điểm dừng, đừng để fomo bán đáy.
bình tĩnh nào bạn Thuua
nếu nhìn ngày lập Pic thì LB đã nói các bạn vào GEX từ rất sớm, giá rẻ, không tự hào gì đâu. Quả thật nhìn khôi tài sản của GEX mà xem, nó xứng đáng là bluechip xịn , Và đang bị định giá quá thấp. Còn mọi người cứ fomo bán ra chỉ có lợi cho bọn tay to lợi dụng tâm lý mà thôi . Chân tình
các bluechip làm gì có giá này, kỳ vọng LB vào GEX cũng ít nhất phải như DIG , chứ không phải giá này, ai theo LB mua DIG từ 20 sẽ hiểu.
LB vào DIG từ hồi HIMLAM là cổ đông lớn cơ, đã thấy tiềm năng từ quỹ đất rồi : DIG tổng...Siêu sóng từ HIMLAM ..chinh phục đỉnh cao mới( p2)
Mình chẳng PR gì quá , toàn nói những cái gì GEX nó đang có là bày ra trước mắt, VGC công ty con của GEX còn 5x thì GEX giá này các cụ bán Fomo thì đúng là lợi cho bọn tiền lớn thôi.
Gẽ 1 rỷ 1 cp mới đúng giá
Bác vẫn còn nguyên hàng đồng hành cùng ae chứ ?
không còn hàng thì LB ngồi đây làm gì. Giá lúc 4x đầy cụ khuyên LB bán vì lãi rồi mà LB có bán đâu, đồng hành cùng A E cho đến khhi nào anh em thấy nó về đúng giá trị thì thôi
Đấy lão nói vậy cho ae vững niềm tin nền ý chí, mai múc tiếp nhé ace
LB cũng chẳng hiểu anh em Fomo bán rẻ tài sản xong thì múc gì đây
Các ae bán nghĩ xem lãnh đạo nó bỏ hơn 1k tỷ mua vào làm gì ? Muốn mua giá rẻ sao lãnh đạo nó ko mua vùng 2x? Con này có vẻ giống dig cổ tức xong giảm sấp mặt. Mai chắc cầm máu thôi ae cứ bình tĩnh.
cái gì ngon cũng về GEX rồi, mời các cụ cứ bán thôi, nhà em lại mua. Công ty nước sạch lớn nhất HN cũng về tay thằng GEX Rồi, Khối tài sản tỷ đô của GEX mà các cụ bị fomo bán thì sau này tiếc ráng chịu
Nước sạch Sông Đà về tay Gelex ra sao?
XUÂN TIÊN
Nhàđầutư
Gelex từ cuối năm 2017 bắt đầu mua vào lượng lớn cổ phần Viwasupco. Tuy nhiên kịch bản thâu tóm công ty con của Vinaconex đã được Gelex vạch ra từ trước đó khá lâu.
Viwasupco sắp sửa về tay Gelex
Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex vừa đăng ký mua 6,45 triệu cổ phần VCW của Công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco). Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ 26/3 - 20/4/2018.
Nếu thành công, thành viên thuộc Tổng công ty Thiết bị điện (Gelex) sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Viwasupco từ 47,1% lên mức chi phối 60%, với số cổ phần tròn trịa 60 triệu đơn vị.
Dự thu nghìn tỷ, Vinaconex thoái hết vốn khỏi Nước sạch Sông Đà
Trước đó, vào giữa tháng 1/2018, Viwasupco cho biết Năng lượng Gelex hướng đến tỷ lệ sở hữu 65% tại công ty này.
Viwasupco hiện là nhà cung cấp nước sạch cho toàn bộ phía Tây Nam Hà Nội gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành, khu vực khác thuộc Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Đông - Hà Nội. Viwasupco hiện đang triển khai giai đoạn 2 của dự án, dự kiến hoàn thành năm 2019 và nâng công suất cấp nước gấp đôi lên 600.000 m3/ ngày đêm, cung cấp cho 3,6 triệu dân tại 21 quận, huyện của TP. Hà Nội.
Viwasupco tiền thân là doanh nghiệp dự án của Tổng công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) thực hiện dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà. Tháng 4/2016, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái đã mua 43,6% cổ phần VCW. Cổ đông lớn nhất của Viwasupco lúc này vẫn là Vinaconex (51%).
Cuối năm 2017, Vinaconex công bố bán toàn bộ cổ phần tại Viwasupco. Giới đầu tư khi đó đồn đoán Đầu tư Phát triển Sinh Thái và Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) sẽ cạnh tranh sở hữu cổ phần chi phối tại Viwasupco.
Kết quả, Đầu tư Phát triển Sinh Thái mua thành công 8,2 triệu cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu lên quá bán 50,42%. REE mua 17,34 triệu cổ phần còn lại và nắm 34,68% vốn Viwasupco. Giao dịch được thực hiện vào ngày 22/12/2017.
Tuy nhiên, chỉ đúng 1 tuần sau khi nắm tỷ lệ chi phối tại Viwasupco, Đầu tư Phát triển Sinh Thái ngày 29/12/2017 bất ngờ đăng ký thoái toàn bộ 25,21 triệu cổ phần đang sở hữu và bán thành công vào ngày 4/1/2018.
Cùng ngày, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex mua vào 10 triệu cổ phần VCW để nâng tỷ lệ sở hữu tại Viwasupco từ 4,68% lên 24,68%.
Quá trình mua bán lòng vòng cổ phiếu VCW tiếp tục khi Năng lượng Gelex đăng ký mua thêm 12 triệu cổ phần từ ngày 9/2 - 9/3/2018. Kết quả, công ty con của Tổng công ty Gelex mua thành công 11,21 triệu cổ phần và nâng tỷ lệ sở hữu lên 47,1%.
Hiện nay, Năng lượng Gelex là cổ đông lớn nhất của VCW, xếp sau là REE với 34,68%. MB Capital và quỹ MBVF (thuộc MB Capital) có 3,3 triệu cổ phần, tương đương 6,6%.
Tổng cộng 3 cổ đông lớn đang sở hữu 88,38% vốn Viwasupco. Còn lại 11,62%, tương đương 5,81 triệu cổ phần đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư khác.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, thương vụ mua lại VCW đã được Gelex chuẩn bị từ lâu. Báo cáo tài chính Gelex cho biết Gelex đã ký Thoả thuận ngày 20/2/2017 và đặt cọc số tiền 882,87 tỷ đồng để “mua cổ phần của một công ty trong lĩnh vực nước sạch thuộc sở hữu của công ty này” (xem hình dưới).
Với mức giá cổ phiếu VCW vào tháng 2/2017 quanh mức 40.000 đồng/ CP, khoản đặt cọc của Gelex tương đương khoảng 22 triệu cổ phần, xấp xỉ số cổ phần VCW mà Đầu tư Phát triển Sinh Thái sở hữu vào thời điểm đó (21,8 triệu CP).
Nguồn: BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2017 của Gelex
Bởi vậy, việc Đầu tư Phát triển Sinh thái bất ngờ bán hết phần vốn chi phối vào cuối năm 2017 là có nguyên do.
Trở lại với mục tiêu sở hữu 65% vốn Viwasupco của Năng lượng Gelex, nếu REE (đang nắm 34,68%) không chuyển nhượng cổ phần thì đồng nghĩa với việc công ty của Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn buộc phải mua gom từ các nhà đầu tư còn lại.
những khối tài sản lớn đều đưa tụ hết vào GEX rồi đấy ,
Gelex hoàn tất thâu tóm Viglacera
12:07 07/04/2021
Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, MCK: GEX) vừa hoàn tất mua vào 18,57 triệu cổ phiếu VGC, nâng sở hữu tại Tổng công ty Viglacera từ 46,07% lên 50,2%.
Theo đó, nhóm Gelex đã sở hữu tổng cộng 50,21% vốn điều lệ của Viglacera. Trong đó, Gelex trực tiếp nắm giữ hơn 138 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 30,78% vốn; còn CTCP Thiết bị điện Gelex (công ty con của Gelex) nắm giữ 87,1 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 19,43% vốn.
Như vậy, Gelex đã chính thức trở thành công ty mẹ và sẽ tiến hành hợp nhất kết quả kinh doanh của Viglacera từ đầu quý II/2021.
Lượng cổ phiếu mua thêm kể trên nằm trong số 22,5 triệu cổ phiếu VGC mà Gelex đăng ký mua vào từ 8/3 đến 6/4 trước đó. Tuy chỉ mua được hơn 80% số cổ phiếu đăng ký, nhưng tỷ lệ này cũng đủ giúp Gelex hoàn tất quá trình thâu tóm Viglacera.
Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam trở thành công ty mẹ của Viglacera.
Trên thị trường, trong giai đoạn này, cổ phiếu VGC dao động trong khoảng 33.500 đồng - 36.400 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá trung bình là 34.950 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền Gelex phải chi ra là khoảng 650 tỷ đồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo Gelex đã đặt ra mục tiêu sở hữu chi phối 51% vốn của Viglacera. Để hiện thực hiện, Gelex đã công bố chào mua và mua thành công hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC, nâng tổng tỷ lệ sở hữu tại nhà sản xuất vật liệu xây dựng này từ 24,96% lên 46,15% vào cuối năm 2020.
Theo ước tính, doanh thu thuần sau hợp nhất VGC dự kiến tăng lên 28.600 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 59% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2020. Đặc biệt, chỉ số EPS được cải thiện đáng kể so với năm 2020, dự kiến ở mức 3.350 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức tăng 100% so với năm 2020.
Sau hợp nhất, 2 bên kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp với mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng số các khu công nghiệp của VGC lên hơn 20 địa điểm, với trên 10 khu công nghiệp mới với tổng diện tích tăng thêm từ 2.000-3.000ha; duy trì mục tiêu phát triển quỹ đất khu công nghiệp dự trữ tối thiểu gấp đôi đất cho thuê hàng năm.
Trong diễn biến liên quan, Viglacera vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thuận Thành I (Bắc Ninh) với quy mô 249,75ha, tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Bản thân Gelex cũng đã đầu tư vào KCN Dầu khí Long Sơn để chuẩn bị cho chiến lược phát triển lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Trước thềm hoàn tất M&A Viglacera, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital cũng có động thái mua vào thêm 300.000 cổ phiếu GEX thông qua giao dịch của quỹ thành viên là Norges Bank.
Qua đó, Dragon Capital đã sở hữu hơn 24,3 triệu cổ phiếu GEX, tương ứng tỷ lệ hơn 5,04% vốn và trở thành công đông lớn của doanh nghiệp (ngày 2/4).
Trong diễn biến liên quan, Viglacera vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thuận Thành I (Bắc Ninh) với quy mô 249,75ha, tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Bản thân Gelex cũng đã đầu tư vào KCN Dầu khí Long Sơn để chuẩn bị cho chiến lược phát triển lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Trước thềm hoàn tất M&A Viglacera, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital cũng có động thái mua vào thêm 300.000 cổ phiếu GEX thông qua giao dịch của quỹ thành viên là Norges Bank.
Qua đó, Dragon Capital đã sở hữu hơn 24,3 triệu cổ phiếu GEX, tương ứng tỷ lệ hơn 5,04% vốn và trở thành công đông lớn của doanh nghiệp (ngày 2/4).
1 năm nữa gex lên 100k