Giá phân tăng do do hạn chế cung liệu có bền?

, ,

Giá urê tăng đột biến thời gian gần đây do bối cảnh nguồn cung trên các thị trường đang bị siết chặt. Tại khu vực Đông Nam Á, một số nhà máy tại Malaysia, Indonesia và Brunei giảm công suất vì nhiều lý do khác nhau, khiến lượng hàng xuất khẩu nhỏ giọt.

Nhìn về hướng tích cực giá tăng do hạn chế nguồn cung, nhưng đây có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp phân bón Việt Nam xuất khẩu. Bên cạnh giá hàng hóa nông sản đang có xu hướng tăng trở lại, thúc đẩy nhu cầu tăng phân bón.

Với nhóm này, SSI khuyến nghị DCM. Từ quý IV/2023 nhà máy Ure của DCM sẽ hết khẩu hao, từ đó chi phí được giảm đáng kể, giúp lợi nhuận được phục hồi.

Mọi người cùng để lại ý kiến thảo luận nhé!

1 Likes

Nói chung trong ngắn hạn thì ok, nhưng công nghệ làm Urea đã rất phổ biến và việc xây dựng một nhà máy SX Urea cũng không cần nhiều thời gian. Có tài liệu nói rằng TQ và Arab Saudi cũng đã xây dựng thêm nhà máy. DCM thì thấy ok vì họ cũng đa dạng hoá sản phẩm trong đó co NPK 16-16-8 rất tốt. Dưới góc độ người làm ruộng thì lúa thấy DCM ok, nhưng cũng nên phân tán rủi ro vào các mã khác như BFC, DDV… tránh các con chuyên UREA như DHB.

1 Likes

Bền như 2021

1 Likes

Phân cứ DPM, DCM mà táng thôi, suy nghĩ chi cho nhiều các bác

1 Likes

Mỗi ngành 1 mã cũng ổn rồi bác nhỉ? Tùy vào size mỗi người nữa hehe. DCM thì hết khấu hao nhà máy là chi phí giảm ngay, tiền mặt của công ty cũng dồi dào nữa.

Lựa đầu ngành mà chơi :smile:

Đúng rồi, lựa đầu ngành, có thanh khoản, dòng tiền, dẫn sóng mà chơi cho phẻ bác