Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay đi ngang so với ngày hôm qua.
Cụ thể, thương lái tại Gia Lai và Đồng Nai đang cùng thu mua hồ tiêu với giá 110.000 đồng/kg.
Mức giao dịch 111.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 111.000 | - |
Gia Lai | 110.000 | - |
Đắk Nông | 111.000 | - |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 111.000 | - |
Bình Phước | 111.000 | - |
Đồng Nai | 110.000 | - |
Trên thị trường thế giới thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 19/5 (theo giờ địa phương), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia), giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 18/5.
Tên loại | Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) | ||
Ngày 18/5 | Ngày 19/5 | % thay đổi | |
Tiêu đen Lampung (Indonesia) | 4.934 | 4.934 | 00,2 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 | 5.000 | 5.000 | 0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA | 4.900 | 4.900 | 0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá thu mua tiêu trắng Muntok, còn giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại | Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) | ||
Ngày 18/5 | Ngày 19/5 | % thay đổi | |
Tiêu trắng Muntok | 6.488 | 6.488 | 0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA | 7.300 | 7.300 | 0 |
Giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng, trong khi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Về xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 4/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 83.067 tấn hồ tiêu các loại; trong đó tiêu đen đạt 73.555 tấn, tiêu trắng đạt 9.512 tấn, báo Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 352 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu giảm 19,4%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng 10,3%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 4 tháng đạt 4.065 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.678 USD/tấn, tăng lần lượt 19,4% đối với tiêu đen và 14,5% đối với tiêu trắng so với cùng kỳ năm trước.
Olam Việt Nam là doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 đạt 8.359 tấn, so cùng kỳ năm 2023 tăng 55,1% và chiếm 10,1% thị phần xuất khẩu. Tiếp theo là các doanh nghiệp Nedspice Việt Nam tăng 25,7%; Trân Châu giảm 15,1%; Liên Thành tăng 76,1% và Haprosimex JSC tăng 24%.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 27,4% và so cùng kỳ tăng 45,2%. Tính chung xuất khẩu sang cả khu vực châu Mỹ tăng 40,6% và chiếm 30,2% thị phần xuất khẩu. Xuất khẩu sang châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 36,2%, tuy nhiên so cùng kỳ giảm 52%; trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Trung Quốc 95,2%.
Khu vực châu Âu chiếm 26,8% thị phần xuất khẩu và so cùng kỳ năm ngoái tăng 33,6%; trong đó đứng đầu là các thị trường: Đức, Hà Lan, Nga…
Xuất khẩu các tháng đầu năm 2024 có sự thay đổi đáng kể, trong khi giảm ở Việt Nam và Brazil thì Ấn Độ và Indonesia lại là 2 quốc gia có lượng xuất khẩu tăng.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 0,19% xuống mức 319,3 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 duy trì ổn định ở mức 13.965 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,57%.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên dự báo, nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2024 ở mức 7,35 triệu tấn.
Nhu cầu cao su của Trung Quốc đang chậm lại là do doanh số bán ô tô có dấu hiệu chững lại. Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên dự báo, nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2024 ở mức 7,35 triệu tấn, giảm so với dự báo đưa ra trước đó là 7,5 triệu tấn.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 3 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,87 triệu tấn cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 2,91 tỷ USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 6,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc; trừ Thái Lan và Việt Nam, lượng cao su nhập khẩu từ các thị trường còn lại đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, theo tạp chí Nông Nghiệp Việt Nam .
Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 405,4 nghìn tấn, trị giá 563,91 triệu USD, giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 21,64% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2024, cao hơn so với mức 19,8% của 3 tháng đầu năm 2023.
Về chủng loại nhập khẩu, trong 3 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, lượng nhập khẩu các chủng loại này đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, cao su tự nhiên chiếm 28,18% tổng lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc; cao su tổng hợp chiếm 68,28%; phần còn lại là cao su tái sinh và cao su hỗn hợp.
Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu 527,89 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 752,63 triệu USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu 868,63 nghìn tấn hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), trị giá 1,27 tỷ USD, giảm 17,5% về lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Trong các tháng tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh do lo ngại nhu cầu chững lại tại Trung Quốc, trong khi cao su của nước ta phần lớn được xuất khẩu sang thị trường này.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 329,9 nghìn tấn cao su, trị giá 471,29 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.