Giá vàng thế giới tiếp tục được “đốt nóng” - nguyên nhân do đâu?

Cập nhật diễn biến giá vàng:

Đến 8h30 hôm nay (ngày 22/7, giờ Việt Nam) giá vàng thế giới giao ngay đang giao dịch quanh ngưỡng 2,410 USD/ ounce, sau khi Joe Biden chính thức tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng - giá vàng thế giới lập đỉnh cao nhất mọi thời đại khoảng 2,480 USD/ ounce. Điều đó càng khẳng định được xu hướng tăng của giá vàng khó được đảo ngược khi tình hình bầu cử Tổng thống của Mỹ đang lắm rối ren!

Nguyên nhân do đâu?

Theo báo Thanh Niên, được cho rằng có 3 nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân 1: Việc giá vàng trên thị trường thế giới tăng lên mức đỉnh điểm như vừa rồi thì được cho rằng bắt nguồn từ việc Fed giảm lãi suất cơ bản, điều ấy không chỉ nhằm hạ giá USD mà còn nhằm thể hiện lạm phát đã được điểm soát. Tuy nhiên, đây chỉ là “giọt nước tràn ly” khiến cho giá vàng cao kỷ lục sau một khoảng thời gian dài Fed giữ lãi suất ở mức cao!

  • Nguyên nhân 2: Xét riêng về yếu tố cung cầu thì Trung Quốc và Ấn Độ đã mua vàng khối lượng lớn trong thời gian qua trở thành tác nhân quan trọng khiến giá vàng tăng cao. Theo Reuters dẫn số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới thì chỉ riêng PBOC đã mua đến 7.23 triệu ounce trong năm 2023 (mức mua cao nhất của Trung Quốc trong 46 năm qua). Nguyên nhân quan trọng được xác định là Trung Quốc mua vàng chính là vì căng thẳng giữa nước này và Mỹ và Nga bị phong tỏa tài sản sau chiến dịch quân sự thì Bắc Kinh cần phải giảm sự lệ thuộc vào đồng USD!

  • Nguyên nhân 3: Các sự chiến sự tại Ukraine và khu vực Trung Đông cùng với việc khối nền kinh tế mới nổi BRICS đang có xu hướng tăng cường giao thương bằng tiền tệ của nhau nên điều đó giảm lệ thuộc vào đồng USD. Điều đó sẽ khiến vàng trở thành vàng là nguồn “trú ẩn” an toàn hơn so với USD!

Xu hướng tăng được đảo ngược hay không?

Theo Tập đoàn J.P Morgan dự báo giá vàng thế giới sẽ vượt mức 2,600 USD/ ounce trong thời gian tới, chủ yếu đến từ các luận điểm sau:

Việc Fed cắt giảm lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp tục khi mức lãi suất cơ bản hiện nay của Fed vẫn xấp xỉ 5% trong khi lãi suất này trước đại dịch Covid-19 chưa đến 1%, nên dư địa việc Fed cắt giảm lãi suất vẫn còn nhiều.

Địa chính trị còn nhiều bất ổn khi chiến sự Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí, nhiều lo ngại được đặt ra rằng xung đột sẽ còn lan rộng ra đến eo biển Đài Loan dù ít nhiều xuất hiện những nỗ lực giảm căng thẳng nhưng không tác động quá nhiều!

Ngoài ra, ông Donald Trump ngày càng chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Với chính sách khá rõ ràng của ông là “nước Mỹ trên hết”, nếu ông được đắc cử thì Mỹ sẽ đẩy mạnh vào bảo hộ kinh tế nội địa và xu thế giảm lệ thuộc USD ngày càng lớn hơn.

Chính vì vậy, xu thế giảm lệ thuộc vào USD ngày càng lớn hơn và vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục trở thành chọn lựa quan trọng cho “rổ dự trữ” của các nước! Không những vậy, việc đẩy mạnh trừng phạt và cạnh tranh với Trung Quốc của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ được dự báo nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì việc mua vàng ở mức cao!

Vì những hiện trạng trên, giá vàng được dự báo khó thay đổi xu hướng trong thời gian tới, khi mà các hoạt động chính trị toàn cầu vẫn còn phức tạp!

Nguồn tham khảo: Hoàng Đình (20/07/2024). Biến động chính trị “đốt nóng” giá vàng thế giới. Báo Thanh Niên.

5 Likes