Giấc mơ sữa việt – vnm

Trong bài phân tích hôm nay, Uyên Investone sẽ chia sẽ cho anh chị một cổ phiếu có nhiều tiềm năng tăng trưởng và đang được rất nhiều nhà đầu tư chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Đó chính là cổ phiếu VNM.

Sơ lược một chút về cổ phiếu VNM thì đây là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (gọi tắt là Vinamilk), được thành lập năm 1976, có tiền thân là Công ty Sữa, Cafe miền Nam, thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm miền Nam, với ba đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac. Đến năm 1998, VNM xuất khẩu thành công 300 tấn sữa bột và 2,000 tấn sữa béo nguyên kem sang Iraq, mở đường cho việc xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và nhiều nước trên thế giới. Sau 3 năm cổ phần hóa, VNM chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2006 và dần trở thành doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất trên HOSE. Với hơn 47 năm thành lập, Vinamilk hiện là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam và đồng thời là thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới. Sự thành công của thương hiệu được củng cố bởi sự đổi mới không ngừng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên tục ra mắt và cải tiến sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp. Hiện tại, Vinamilk đang cung cấp ra thị trường 250 loại sản phẩm với 4 ngành hàng chính gồm sữa nước, sữa chua, sữa đặc và sữa công thức. Trong đó, 4 ngành hàng (sữa nước, sữa trẻ em, sữa chua, sữa đặc) chiếm hơn 90% trong tiêu thụ sản phẩm sữa của người Việt Nam. Xét theo ngành hàng, Vinamilk chiếm thị phần đứng đầu trong ngành sữa tươi, sữa chua và sữa đặc, đứng thứ 2 trong mảng sữa bột trẻ em.

Năm 2023 Vinamilk cũng tái định vị thương hiệu ngành sữa nước. Dù tái định vị thương hiệu nhưng bao bì vẫn còn xài bao bì cũ, đến kết quả có độ trễ phải đến quý 3-4/2024.

Thị phần sữa nước sau 5 tháng tái định vị đã tăng 2,8% so với 7 tháng đầu năm, điều này chứng minh tái định vị thương hiệu là hiệu quả, đúng hướng.

3 lý do dưới đây đã nói về triển vọng vươn ra quốc tế của VNM

  • Thị trường Trung Quốc kỳ vọng sẽ phát triển với các sản phẩm tương đối độc đáo.

  • Thị trường Trung Đông đã phát triển rất nhiều sản phẩm sữa bột.

  • Luỹ kế 4 tháng 2024, xuất khẩu của Vinamilk tăng trưởng 14% so cùng kỳ. VNM đang quay lại chu kỳ tăng trưởng, các cụ đọc báo cáo tài chính sẽ rõ.

  • Năm 2023, 2024 giá nguyên vật liệu đầu vào rẻ.

  • Core phân phối setup xong, Core nuôi trồng cũng xong.

  • Về thương hiệu số 1, về sản phẩm VNM mới ra dòng sản phẩm mới Green Farm đang chiếm lĩnh thị trường.

  • Năm nay có thêm mảng bán thịt bò Kobe hợp tác với Nhật nuôi từ năm 2023 tới giờ.

  • Một số sự kiện khác như trả cổ tức, cty con MCM chuyển sàn Hose, game nâng hạng VNI. Vinamilk đã tái cơ cấu đi vào những bước cuối để hoàn thành, lợi nhuận chuyển biến rõ rệt giá sẽ theo đó có một bứt phá lớn…Ví dụ Sacombank sau 5 năm hoàn thành tái cơ cấu lợi nhuận chuyển biến rõ rệt giá từ 10k lên 3x tăng gấp 3 lần.

  • VNM mở rộng thị phần trong và ngoài nước, thay đổi bao bì, ra dòng sản phẩm mới, setup xong hệ thống phân phối, tối ưu hóa nhân sự…Điểm đột phá thêm mảng mới bán thịt bò Kobe chờ tin tốt ra thôi

  • 3 dự án quan trọng đưa VNM tăng trưởng trở lại.

Cụ thể, đối với Dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo tại tỉnh Vĩnh Phúc: Vinamilk và công ty con là Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) đã hợp tác với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) để đầu tư hệ thống chăn nuôi - chế biến khép kín, hiện đại trên diện tích 75,6 ha. Dự án gồm 2 phân khu chính bao gồm Trang trại chăn nuôi bò thịt có sức chứa 10.000 con và Nhà máy chế biến thịt bò mát với công suất 30.000 bò thịt/năm, tương ứng với 10.000 tấn sản phẩm/năm cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD (tương đương gần 12.500 tỷ đồng). Trong đó giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Đối với Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu tại tỉnh Sơn La : Vinamilk cùng với công ty con là Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) triển khai tổ hợp dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 3.150 tỷ đồng. Dự án này bao gồm Trang trại bò sữa công nghệ cao quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái và Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu với công suất 500 tấn sữa/ngày (Giai đoạn 1). Dự kiến đi vào hoạt động năm 2024.

Đối với Dự án Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao - Jagro tại tỉnh Xieng Khuang, Lào do liên doanh của Vinamilk (chiếm 51% cổ phần) thực hiện, Giai đoạn 1 với quy mô 8.000 con bò, trong đó có có 4.000 bò sữa hữu cơ. Dự án đã đi vào hoạt động kể từ năm 2022 với sản lượng sữa lên đến 44.000 tấn/năm. Giai đoạn 1 của Dự án được triển khai trên diện tích 1.000 ha và tổng mức đầu tư 120 triệu USD. Dự án này hiện cũng đã hoàn thiện chứng nhận Organic cho diện tích hơn 600 ha theo tiêu chuẩn EU/NOP (của châu Âu và Mỹ). Giai đoạn 2 của dự án dự kiến mở rộng trang trại lên 15.000 - 20.000 ha với quy mô chăn nuôi 100.000 con. Tổng vốn đầu tư trong hai giai đoạn sẽ lên tới 500 triệu USD.

Bên cạnh đó, Vinamilk đang đẩy mạnh việc mở rộng công suất sản xuất. Hiện doanh nghiệp này đang chi từ 1.500 - 2.000 tỷ đồng/năm để đầu tư nâng cấp sản xuất. Trong năm 2024, Vinamilk có kế hoạch thuê tư vấn để cải tiến các hoạt động tiếp thị của mảng sữa bột cho trẻ sơ sinh, tái cơ cấu các kênh phân phối theo hướng tiếp cận nhiều hơn với các kênh bệnh viện và kênh bán hàng hiện đại nhằm đạt mục tiêu giành lại thêm 1% thị phần tại mảng này.

Cụ nào có thời gian vào đọc BCTN 2023 rất hay.

  • Mảng bán hàng online tăng trưởng gấp đôi

  • Thị trường Hoa kỳ lợi nhận tăng trưởng gấp 7 lần

  • Capuchia lợi nhuận tăng trưởng 27%

  • Vinamilk đã xuất khẩu đi Trung Đông

  • Trung Quốc kết hợp với đối tác sữa Sầu Riêng đã lên kệ, trước đó sữa ông Thọ đã bán ở Quảng Châu.

Về kế hoạch kinh doanh

Năm 2024, Vinamilk lên kế hoạch tổng doanh thu 63.163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 9.376 tỷ đồng; tăng lần lượt 4,4% và 4% so với thực hiện năm 2023. Nếu hoàn thành, doanh thu này sẽ là mức cao kỷ lục của doanh nghiệp từ khi thành lập.

Về phương án phân phối lợi nhuận

Năm 2024, Vinamilk dự kiến duy trì tỷ lệ 38,5% (tương đương 3.850 đồng/cổ phiếu), tương tự như năm trước. Dự kiến công ty sẽ chi trả tổng cộng hơn 8.000 tỷ đồng cho cổ đông.

Về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính quý 1/2024 của VNM

Vinamilk duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý I/2024 với tổng doanh thu gần 14.125 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ.

Theo khu vực, doanh thu thuần hợp nhất nội địa đạt 11.497 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.

Động lực tăng trưởng trong thị trường nội địa đến từ:

o Sữa đặc liên tục tăng trưởng doanh thu hai chữ số và thị phần nhờ nỗ lực mở rộng quy mô thị trường sữa đặc với các chiến dịch khuyến khích sử dụng sữa đặc để nấu nướng và pha chế đồ uống.

o Sữa chua ăn duy trì tăng trưởng đều đặn 1 chữ số trên nền thị phần cao và Sữa chua uống tăng trưởng 2 chữ số quý thứ 3 liên tiếp nhờ thực hiện hiệu quả các chiến dịch truyền thông với Người ảnh hưởng (KOLs).

o Sữa hạt và Sữa tươi Green Farm ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao lần lượt 70% và 76% nhờ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi quà tặng.

o Sữa bột cho thấy dấu hiệu dần phục hồi.

:black_small_square: Kênh phân phối: Cửa hàng Vinamilk và thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu hơn 20%.

:black_small_square: MCM: doanh thu bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, khiến nhu cầu sụt giảm đối với sản phẩm sữa ở thị trường miền núi phia Bắc.

Về các thị trường nước ngoài: đạt 2.615 tỷ đồng, tăng gần 8%.

Doanh thu thuần xuất khẩu duy trì ở mức cao tương đương với Q4/2023. Các thị trường truyền thống tiếp tục đóng góp chính vào kết quả kinh doanh khởi sắc. Các thị trường xuất khẩu tiềm năng ở Châu Phi, Nam Mỹ được đẩy mạnh chiến lược xâm nhập thị trường. Ở các thị trường đã phát triển, Vinamilk hợp tác với các thương hiệu sữa hàng đầu để phát triển sản phẩm. Điều này giúp năng suất nhà máy được tối ưu hóa và mang lại hiểu biết cho đội ngũ Vinamilk về thị trường, sản phẩm, công nghệ tại các nước nhập khẩu.

:black_small_square: Doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài duy trì tăng trưởng. Trong bối cảnh lạm phát, Angkormilk và Driftwood đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực nhờ cải thiện vị thế thương hiệu và gia tăng giá trị cho người tiêu dùng.

Về lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 3 tháng đầu năm đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Kết quả này đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp chỉ số này đạt tăng trưởng 2 chữ số nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp và kiểm soát hiệu quả các chi phí hoạt động. Biên biên lợi nhuận sau thuế hợp nhất Quý I/2024 đạt 15,6%, mở rộng lần lượt 195 điểm cơ bản so với cùng kỳ và 71 điểm cơ bản so với cả năm 2023. Tương ứng, thu nhập mỗi cổ phần (EPS) đạt 944 đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ.

Với kết quả kinh doanh trên, Vinamilk hiện đạt lần lượt 22% và 24% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

Nếu so sánh cùng kỳ thì lãi Q1/2024 khoảng 2,1 nghìn tỷ vẫn còn thấp hơn Q1/2022, năm khủng hoảng do COVID. Vậy thì có nên chê không?

Về tình hình tài chính

Tính đến ngày 31/03/2024, ông lớn ngành sữa có tổng tài sản đạt gần 51.654 tỷ đồng.

Trong đó, có 1.788 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, bên cạnh 20,268 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng ngắn hạn.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức 13.2%, tương đương giá trị dư nợ gồm 6.6 ngàn tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 212 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Về giá trị hợp lý

Thời điểm hiện tại: P/E VNM xấp xỉ 15 trong khi P/E Ngành là 19.74 => Giá trị tương xứng cho VNM là 84.000

Năm 2024, khi lợi nhuận đạt đúng 10k tỷ khi đó EPS của VNM là 4,784 => Giá trị tương xứng cho VNM là 95.000 đồng/cổ phiếu.

3 Likes

Bạn phân tích chuẩn quá. Còn góc nhìn vốn hóa của VLC MCM khi niêm yết Hose thì sao ạ

Bài phân tích rất tâm huyêt , tiếc là nhà đầu cơ nhiều nên ko dc quan tâm đúng mức

Giá thế này thi quan tâm làm sao :smiley:

Ad cho e hỏi ngày nào lăn chốt cổ tức của VNM ạ! Cảm ơn ad và ace!

VNM chỉ có một con đường, con đường mang tên Liên, à nhầm Lên.