Giác Ngộ Chứng - Bản Chất Của Thị Trường Tài Chính

TIỀN LÀ GÌ?

Từ xa xưa khi chưa có tiền thì người dân trao đổi hàng hoá trực tiếp với nhau, hàng đổi hàng. Nhưng việc này rất bất tiện, nên dần dần tiền tệ được hình thành và phát triển để việc trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn. Tiền tệ ra đời với mục đích đại diện cho giá trị của hàng hoá, tài sản để lưu thông. Cho nên tiền phải cân bằng với hàng hoá, tài sản. Theo thời gian hệ thống tài chính - tiền tệ đã phát triển và “tối ưu” nhất cho nhóm đứng đầu kiểm soát mọi thứ thông qua ngân hàng trung ương.

TIỀN TỪ ĐÂU RA?

Bây giờ hầu hết tiền đều do các ngân hàng trung ương phát hành và kiểm soát. Sau đó được bơm vào nền kinh tế thông qua 2 van:

  • Cho chính phủ vay để chi tiêu công bằng cách mua trái phiếu do chính phủ phát hành và được đảm bảo bằng việc thu thuế trong tương lai

  • Cho các ngân hàng thương mại vay, NHTM vay sẽ cho người dân vay lại ( theo quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ).

Hay nói cách khác cung tiền hoàn toàn do NHTW kiểm soát.

BẢN CHẤT CỦA TIỀN LÀ GÌ?

Tiền hoàn toàn không có giá trị nếu không được quy đổi ra hàng hoá, tài sản. Giai cấp thống trị kiểm soát một quốc gia có quyền “in tiền” cho nên mục đích của họ chưa bao giờ là tiền, họ sử dụng tiền để kiểm soát và thâu tóm tài sản, hàng hoá được tạo ra.

Một ví dụ đơn giản:
Ông A vay mượn ngân hàng X 100đ với tiền lãi 1đ/tháng. Ông A không có quyền phát hành tiền và không thể vay thêm. Vậy thì câu hỏi là ông A làm sao để trả được lãi cho ngân hàng X?
Lúc này ngân hàng X đăng tin cần tìm kiếm nhân viên vệ sinh bán thời gian với mức lương 1đ/tháng. Ông A đang muốn kiếm thêm thu nhập trả lãi nên đồng ý với công việc này. Và tiền ngân hàng trả tiền công 1đ/tháng cho ông A hoàn toàn lấy từ tiền ông A vay và sau đó gửi ở trong ngân hàng X. Khoản lãi 1đ/ tháng của ngân hàng X chính là sức lao động của ông A với nguồn cung tiền ban đầu chỉ là 100đ
=> tiền lãi ông A đóng đi vào ngân hàng sau đó lại đi ra trả lương cho ông A, rồi tiếp tục lại chui vào ngân hàng như một khoản lãi suất.
Trong thực tế tiền sẽ chạy đi rất nhiều nơi, nhưng suy cho cùng thì bắt đầu từ ngân hàng và điểm cuối cũng là ngân hàng.

Công cụ TIỀN - NỢ VAY - LÃI SUẤT quá hoàn hảo để “bóc lột” hàng hoá, tài sản được tạo ra bởi người dân. Và điểm mấu chốt ở đây chính là lãi suất, cho nên cung tiền và vay nợ sẽ chỉ có tăng chứ không giảm. Giai cấp thống trị sẽ tạo môi trường, điều kiện để kích thích mọi người đi vay và tăng cung tiền. Tất nhiên hệ quả đi cùng là chu kỳ kinh tế luôn luôn xảy ra.

1 Likes

Tiền không tự dưng sinh ra và mất đi mà chuyển từ túi tiền này sang túi tiền khác :))))

1 Likes

Đúng rồi đấy bác :+1::+1:

VÒNG QUAY TIỀN

Ngoài cung tiền thì vòng quay tiền cũng cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Một ví dụ đơn giản để hiểu về vòng quay tiền:

Có một thị trấn, trong thời buổi kinh tế khó khăn mọi người đều đang nợ nần lẫn nhau, cho nên ai cũng rất ngại việc tiêu sài —> Không có hàng hoá, dịch vụ mới được tạo ra

Đột nhiên, một vị khách du lịch giàu có tới thị trấn. Ông ta vào khách sạn duy nhất trong thị trấn, đặt 100đ lên mặt quầy tiếp tân, và đi lên kiểm tra để chọn lấy một phòng.

Người chủ khách sạn cầm lấy 100đ và chạy đi trả nợ cho người bán thịt.

Người bán thịt cầm 100đ và chạy đi trả nợ cho người chăn nuôi lợn.

Người chăn nuôi lợn cầm 100đ, chạy đi trả nợ cho nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi.

Nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lấy 100đ và chạy đi trả nợ cho cô gái điếm của thị trấn.

Cô gái điếm chạy tới khách sạn, và trả nợ 100đ cho người chủ khách sạn.

Sau khi kiểm tra phòng người du khách liền đi xuống, cầm lấy 100đ, bảo rằng ông ta không thích phòng nào cả rồi rời khỏi thị trấn.

Cả thị trấn vẫn không ai kiếm thêm được tiền, nhưng mọi người đã không ai còn nợ nần nhau và có thể tiếp tục dùng “uy tín” để chi trả. Một vòng quay mới bắt đầu —> hàng hoá, dịch vụ tiếp tục được tạo ra.

Nền kinh tế hiện tại cũng đang rơi vào tình trạng như vậy, vòng quay tiền bị “kẹt”. Để giải quyết vấn đề này thì cần có “tiền mồi” giống như vị du khách kia đến thị trấn, và tiền giải ngân đầu tư công đóng vai trò như vậy. Đầu tư công sẽ kéo “vòng quay tiền” từ từ xoay trở lại. Bộ máy chính trị ổn định rồi thì đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ là mục tiêu trước mắt của nhà nước. Vòng quay tiền xoay nhanh hơn —> cung tiền mới tăng lên được.

Đối với thị trường chứng khoán cũng vậy, sau một nhịp giảm mạnh nđt thua lỗ nặng và ôm không bán ra chờ về bờ —> vòng quay trên thị trường bị kẹt. Cho nên sau downtrend mạnh thị trường sẽ có xu hướng tạo nền và lần lượt cổ phiếu thay nhau tăng —> mục đích để nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ và đi tìm cơ hội mới ( nhịp vừa rồi penny và mid lần lượt thay nhau bull ) —> nguồn tiền từ cắt lỗ - mua lại giúp vòng quay tiền trên thị trường tăng lên, tiền lan toa đều khắp thị trường —> vòng quay tiền tăng lên sẽ giúp “tiền mới” tham gia thị trường dễ dàng hơn.

Sau giai đoạn khởi động lại vòng quay, thị trường sẽ sang giai đoạn tiếp theo là phân hoá và tập trung để đón “tiền mới” vào thị trường. Giai đoạn này cổ phiếu sẽ không thay nhau bull lần lượt nữa mà phân hoá, những nhóm cổ phiếu khoẻ có kỳ vọng lớn phía trước tăng vẫn tiếp tục tăng, cổ phiếu nào yếu không có câu chuyện riêng gì giảm vẫn tiếp tục giảm. Mọi người cố gắng lọc cổ phiếu để chiến nhé, mọi thứ đang dần ổn hơn rất nhiều rồi.