Giải mã cổ phiếu HAH

Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập ngày 08 tháng 05 năm 2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính: Khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, logistics,… Hơn 10 năm hoạt động, HAH đã vươn lên trở thành doanh nghiệp vận tải container lớn nhất Việt Nam, và tiếp tục mở rộng mạng lưới sang lĩnh vực kinh doanh kho bãi để tiến tới hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics

Doanh thu của HAH đến chủ yếu từ hai mảng chính là dịch vụ cảng biển và vận tải biển, trong đó mảng dịch vụ cảng biển mang lại lợi nhuận gộp cao hơn trong giai đoạn từ 2015-2017 so với mảng vận tải biển. Nhưng trong giai đoạn từ 2018 trở đi có mảng vận tải biển lại chiếm tỉ trọng lợi nhuận gộp cao hơn do:

Mảng dịch vụ cảng biển có sự suy giảm doanh thu và lợi nhuận gộp qua các năm do:

Cơ cấu hàng hóa có sự dịch chuyển mạnh từ hàng xuất nhập khẩu sang hàng nội địa, tỷ trọng hàng nội địa tăng từ 34% năm 2015 lên 74% năm 2019. Trong khi đó, phí dịch vụ xếp dỡ đối với hàng nội địa chỉ bằng khoảng 40% so với phí xếp dỡ hàng xuất nhập khẩu.

Phí xếp dỡ giảm trung bình 5,6%/năm trong giai đoạn 2017 – 2019 do cạnh tranh gay gắt.

Trong giai đoạn trên sự dịch chuyển sang phục vụ hàng nội địa sẽ tiếp tục tiếp diễn do đội tàu của HAH ngày càng phát triển và công ty sẽ ưu tiên cho tàu của mình cập cảng Hải An, giúp chuỗi dịch vụ logistics không bị gián đoạn.

Mảng vận tải biển:

HAH tham gia thị trường vận tải container đường biển từ năm 2014 với 2 tàu, tổng trọng tải đạt 31.058 DWT. Trong giai đoạn 2015 – 2019, HAH đã liên tục đầu tư tàu mới, gia tăng số lượng tàu lên 7 tàu, tổng trọng tải 128.134 DWT, đứng thứ 2 về quy mô đội tàu container ở Việt Nam, sau Vinalines (khoảng 143.000 DWT)

HAH có tổng cộng 7 tàu, tuổi thọ các tàu khá cao, khu vực hoạt động đa dạng, trong đó 2 tàu chạy cố định nội địa, 5 tàu còn lại có thể chạy cả trong nước và quốc tế.

Đội tàu của HAH hoạt động trên tuyến nội địa 3-4 chuyến một tuần và đi tuyến quốc tế tần suất 1-2 chuyến một tuần.

Đội tàu liên tục được đầu tư mở rộng quy mô, trọng tải đội tàu hiện tại đang bằng 2,6 lần so với năm 2015.

Ký kết được các hợp đồng vận chuyển/trung chuyển với các hãng tàu lớn như Hapag Lloyd (HL), ONE, Yangming và các nhà sản xuất lớn như LG, Ajinomoto, Đạm Phú Mỹ, TPC Vina,… giúp đảm bảo tỷ lệ lấp đầy hàng hóa mỗi chuyến tàu trung bình giai đoạn trên đạt 88,2% (năm 2019 là 93,7%).

Cơ cấu cổ đông khá phân mảnh với nhiều cổ đông tổ chức không cổ đông nào nắm quyền phủ quyết và biểu quyết

Năm 2021, dự báo doanh thu và lãi ròng HAH đạt 1.404 tỷ và 190 tỷ đồng, tăng 17,8% và 28,9% cùng kỳ nhờ: 1) mảng khai thác tàu kỳ vọng doanh thu đạt 1.098 tỷ đồng, tăng 16,2%YoY; 2) mảng khai thác cảng đạt 221 tỷ, tăng 28,1% nhờ đóng góp mới từ Pan Hải An; 3) biên lợi nhuận cải thiện từ 20,1% lên mức 21,5% nhờ giá vận tải cải thiện tích cực.

Luận điểm đầu tư

1. Hưởng lợi bất ngờ từ việc thiếu hụt và tăng cước phí vận chuyển container

Trong tháng 12/2020, cước phí vận tải của chuyến từ châu Á tới Bắc Âu tăng 264% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với chuyến từ châu Á tới Bờ biển Tây của Mỹ, cước phí đã tăng 145% so với cùng kỳ.

So với mức đáy tháng 3/2020, cước phí vận tải đường biển trả tiền ngay từ Trung Quốc tới Mỹ và châu Âu đã tăng vọt 300%.

Giá dầu phục hồi

Chi phí chính của mảng vận tải biển của doanh nghiệp đến từ nguyên liệu là dầu, tuy nhiên dầu thế giới đã phục hồi và tăng khoảng 200% từ đáy 3/2020, trong khi đó giá cước vận tải biển, nơi mang lại doanh thu đã tăng khoảng 300% đối với chuyến quốc tế trong Q4/2020 đến nay.

Liên quan đến việc tăng giá cước vận tải container, đại diện các hãng tàu lý giải do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài.

Sự mất cân đối về cán cân thương mại gây nên tình trạng trên, nguyên nhân là Trung Quốc xuất khẩu tới Mỹ và châu Âu nhiều hơn là từ Mỹ và châu Âu về Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hồi phục nhanh hơn khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ngay trong quý 2/2020. Trong khi đó các nước phương Tây vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh và chưa chấm dứt các lệnh phong tỏa. Kết quả là container bị kẹt ở phương Tây khi khu vực châu Á thực sự cần container, từ đó đẩy giá thuê container lên cao…

Một số hãng tàu không cắt giảm chuyến đi từ Việt Nam, thậm chí còn tăng chuyến, nhưng do lượng container thiếu hụt trầm trọng nên dẫn tới tình trạng hiện nay. Các hãng tàu cho biết tình hình này ít nhất kéo dài đến hết tháng 3.2021, thậm chí có thể đến quý 2/2021 nếu dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Hưởng lợi từ yếu tố trên, theo đó riêng quý 4 HAH đạt doanh thu thuần đạt 361,7 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng ít hơn, tăng 14,4% nên lợi nhuận gộp tăng mạnh hơn 44%, ghi nhận 80,6 tỷ đồng. Trong quý, nhờ sản lượng khai thác cảng tăng 14%, hoạt động tàu tăng 48%, cùng với việc giá cước vận chuyển đường biển tăng, giá dầu nhiên liệu giảm đã giúp lợi nhuận quý 4 tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

2. Pan Hải An là động lực mới, kì vọng mang lại dòng tiền từ năm 2022 trở đi

Trung tâm Logistics Pan Hải An có tổng diện tích là 15,4 ha, nằm ở cửa ngõ của hệ thống cảng Hải Phòng, Pan Hải An chuyên cung cấp các dịch vụ như lưu bãi container rỗng, lưu kho hàng hóa.

Pan Hải An sẽ hoạt động ổn định kể từ năm 2022, dự kiến đóng góp khoảng 15 – 20% doanh thu trong giai đoạn 2022 – 2024.

Ngoài ra, HAH đang có kế hoạch đầu tư thêm một kho bãi ở Cái Mép với diện tích khoảng 31 ha.

3. Lợi thế đến từ việc hoàn thiện chuỗi giá trị ngành Logistic

Hải An nằm trong số ít các doanh nghiệp vận tải biển hoàn thiện được chuỗi giá trị ngành Logistics: cảng biển – vận tải biển – dịch vụ kho bãi.

HAH đang sở hữu đội tàu container lớn nhất cả nước với quy mô 7 tàu cùng tổng trọng tải đạt hơn 128.000 DWT. Trong đó, HAH chỉ vừa đầu tư tàu HAIAN VIEW vào tháng 7/2020 để tăng công suất thêm 20%.

4. Hỗ trợ từ Cục hàng hải Việt Nam

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành vận tải, cảng biển, logistics, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các cảng vụ hàng hải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan cung ứng các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa diễn ra bình thường trong thời điểm diễn ra đại dịch. Cục Hàng hải Việt Nam cũng yêu cầu các cảng vụ đẩy nhanh việc nộp phí điện tử, giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng có giải pháp hỗ trợ miễn giảm lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp trong năm 2020 và lùi thời gian trả nợ gốc.

Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp cho phép doanh nghiệp vận tải biển bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 được miễn giảm, lùi thời gian đóng các loại thuế và bảo hiểm thất nghiệp, miễn, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian sáu tháng. Đây là lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp cảng biển, vận tải, logistics…gia tăng thêm lợi nhuận, tái đầu tư và nâng cấp công nghệ để rút ngắn thời gian thông quan.
5. Rủi ro đầu tư

∙ Rủi ro biến động giá nhiên liệu: Chi phí dầu nhiên liệu chiếm khoảng 31,6% tổng chi phí theo yếu tố của HAH. Do đó, giá dầu biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của HAH.

∙ Rủi ro biến động giá cước vận tải biển: Biến động giá cước vận tải biển tác động trực tiếp đến doanh thu mảng vận tải biển (chiếm 79,4% doanh thu 2019) của HAH và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khó dự báo bao gồm chính trị, tình hình kinh tế trong khu vực, thời tiết, dịch bệnh,…

Tuy nhiên, những rủi ro trên đôi khi lại trở thành những yếu tố mang lại lợi thế lớn cho các doanh nghiệp như HAH. Cụ thể là những gì chúng ta đã thấy qua kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu của HAH trong khoảng thời gian qua.

8 Likes

tiềm năng HAH là không thể phủ nhận

1 Likes

Giữ em này từ hồi giá 18

Nhận quả ngọt từ nó rùi

3 Likes

4 Likes

ai rồi cũng chạy

tuyệt vời

gần 200̀% lãi rồi nhỉ còn ai cầm hàng ko

ngon quá