Ngân hàng là nhóm lớn nhất trên TTCK, đại diện hơn 35% vốn hóa và đóng góp 50% lợi nhuận toàn VNIndex. Do đó, kỳ vọng của thị trường chung luôn gắn liền với sự kỳ vọng của nhóm này.
TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2024, NGÂN HÀNG CÓ GÌ?
1/ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG: duy trì ổn định ở mức cao, trong đó
- Tăng trưởng tín dụng toàn TT đạt mức 6,1% YTD với động lực chính từ KHDN và tín dụng bán lẻ hồi phục nhẹ trong tháng 6.
- Tăng trưởng huy động toàn hệ thống còn yếu so với giai đoạn trước Covid, tỷ lệ CASA trung bình đạt 25%. Tuy nhiên, Lãi suất huy động tăng 50-100 điểm từ đáy tháng 4 —> Người gửi tiền có hành vi dịch chuyển sang các mỳ hạn dài hơn, hỗ trợ các ngân hàng cân đối nguồn vốn để giải ngân về cuối năm
Triển vọng trong nửa cuối năm 2024 khi bắt đầu đẩy mạnh giải ngân Đầu tư công, TĂNG TÍN DỤNG BÁN LẺ và duy trì môi trường LÃI SUẤT THẤP hỗ trợ nền kinh tế.
2/ THƯỚC ĐO KHẢ NĂNG SINH LÃI:
Lợi nhuận Trước thuế Q2.2024 của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu +16,4% (+3,5% QoQ), 6T2024 +12,4% YoY:
- NIM vượt kỳ vọng khi tăng 9 điểm cơ bản QoQ nhờ i) tối ưu hóa cơ cấu tài sản với mức LDR cao hơn ii) chi phí vốn giảm nhanh hơn tỷ suất sinh lãi.
- Thu nhập ròng ngoài lãi phục hồi 18% QoQ nhờ thu từ nợ xấu đã xử lý và Bancassurance. Đóng góp lớn nhất đến từ BID VPB – ghi nhận khoản lãi bất thường từ bán chứng khoán đầu tư. Tuy nhiên, 2H2024 khó duy trì cao do tính chu kỳ
NIM toàn ngành sẽ gặp áp lực hơn trong 2H2024 do i) nhu cầu tín dụng bán lẻ phục hồi chậm ii) các ngân hàng tiếp tục cạnh tranh bằng việc giảm lãi suất cho vay iii) yếu tố tích cực chi phí vốn thấp 1H2024 không còn cao, nhiều NH khả năng tăng lãi suất huy động.
3/ CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
i) Tỷ lệ nợ xấu ở mức cao 2,2% (so với mức trước dịch quanh 1,8%), chất lượng nợ suy giảm dần khi nợ nhóm 5 có xu hướng tăng dần cho thấy nợ xấu ở các nhóm 3,4 tiếp tục chuyển dần sang nhóm xấu hơn là nhóm 5 dù các ngân hàng đang tích cực dùng dự phòng để xóa nợ nội bảng.
Nợ nhóm 2 đã có xu hướng giảm, một cơ sở ban đầu để kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ dần có sự cải thiện, cần thời gian để phản ánh.
Hầu hết các ngân hàng đều thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trong Quý 2.2024, tuy nhiên thu nhập từ thu hồi nợ xấu trong quý chưa quá tích cực, trong bối cảnh thị trường BĐS còn khó khăn.
ii) Xu hướng hình thành nợ xấu ở mức cao dù tăng cường dự phòng để xử lý nợ xấu khỏi nội bảng, qua đó phần nào phản ánh chất lượng tài sản của nhóm ngân hàng vẫn kém.
Tuy nhiên, tốc độ hình thành nợ xấu trong 1H2024 được cho là tích cực khi xử lý dần các món nợ trước đó chưa chuyển sang nợ xấu và sẽ giúp áp lực nợ xấu mới hình thành thấp hơn 2H2024
iii) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh giai đoạn Covid và giảm dần từ Q4.2022 khi nợ xấu tăng nhanh và các NH sử dụng trích lập trước đó để xử lý nợ xấu. Xét trong bối cảnh Thị trường bình thường thì tỷ lệ này là dễ hiểu, có sự phân hóa giữa các ngân hàng:
- Nhóm Ngân hàng lớn và Tầm trung tốt có khả năng cao chất lượng tài sản đã tạo đáy và dần có sự cải thiện 2H2024: CTG BID ACB VCB …
- Nhóm ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao hơn sẽ đối mặt chất lượng tài sản thấp và sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức sắp tới: TCB MBB VPB…
Ưu tiên tập trung Bank lớn có chất lượng tài sản tốt và triển vọng cải thiện, bank nhỏ có khẩu vị rủi ro cao đang định định giá thấp nhưng rủi ro sắp tới là lớn
…. VẬY LỰA CHỌN CỔ PHIẾU NÀO ĐỂ ĐẦU TƯ
- Tính hết 1H2024 Giá cổ phiếu Ngân hàng +11,2% YTD, cao hơn so với mức tăng của VNIndex (+10,2%), trong đó LPB và TCB có mức tăng mạnh nhất, lần lượt 101,6% YTD và 47,9% YTD.Xét riêng Quý 2.2024, nhóm ghi nhận giảm 6%, trong đó các Ngân hàng quốc doanh ghi nhận mức giảm cao hơn bình quân —> Đưa ĐỊNH GIÁ nhiều cổ phiếu Ngân hàng về VÙNG HẤP DẪN để lựa chọn đầu tư như BID, CTG, VCB, ACB, MBB, TCB, VPB,…
- Với mức NỀN SO SÁNH THẤP Q3.2023 là điểm tựa cho tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành trong Q3.2024 tới đây, từ đó kỳ vọng cải thiện tâm lý thị trường. Tuy nhiên sự PHÂN HÓA RÕ NÉT hơn trong KQKD của từng ngân hàng và dẫn đến sự phân hóa HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ
CTG: chất lượng tài sản đã tạo đáy vào Q2.2024 khi đã tích cực xử lý 68k tỷ nợ xấu trong 5 năm qua, đồng thời duy trì chi phí tín dụng ở mức 1,5% - 2% để củng cố tỷ lệ dự phòng. Quá trình xử lý nợ xấu được kỳ vọng hoàn tất trong 2024, và phục hồi mạnh từ 2025 trở đi. Đây là catalyst chính của CTG thời gian tới, bên cạnh các yếu tố cơ bản như NIM (2,9-3%) cùng lợi nhuận ổn định.
STB: chi tiết từ báo cáo PHÍA CUỐI CHẶNG ĐƯỜNG 28.05.2024 không có nhiều thay đổi, có thể check lại báo cáo đã update.
Tổng thu nhập đạt hơn 14k tỷ, trong đó ~2k tỷ thu ngoài lãi. STB đã hoàn thành 50,4% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế, đạt 5,3k tỷ tăng hơn 12% so với cùng kỳ 2023.
Tổng tài sản hợp nhất của STB đạt hơn 717k tỷ (+6,4% so với đầu năm). Trong đó, tăng thêm 30k tỷ cho vay, 10k tỷ đầu tư vào Trái phiếu, với 40k tỷ tiền gửi cá nhân + 13k tỷ từ Tổ chức —> Dư địa tăng mạnh dư nợ cho vay, cải thiện NIM và Biên lợi nhuận thời gian tới
Về Câu chuyện VAMC: tính đến 30.6.2024 STB chỉ còn 620 tỷ Trái phiếu đặc biệt, trong 6T2024 STB đã mua lại 1,3k tỷ nên 6T cuối năm 2024, STB hoàn toàn có thể trích lập hết phần trái phiếu này.
Trên đây là cập nhật đánh giá tổng quan về nhóm Ngân hàng cùng gợi ý hai cổ phiếu đáng chú ý để các bạn theo dõi. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay ý kiến đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới. Chuỗi bài viết sẽ được cập nhật hàng tuần, hãy theo dõi kênh để không bỏ lỡ những phân tích chuyên sâu tiếp theo nhé!"