Khi Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công chúng ta trước giờ vẫn thường thường nghĩ các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư công xây dựng, hạ tầng mới được hưởng lợi nhưng bên các những doanh nghiệp đó thì các ngân hàng quốc doanh nhà nước cũng có những lợi ích đáng kể. Đây là mối quan hệ tương hỗ giữa chính sách tài khóa và ngành tài chính, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Trong bài viết này, Mình sẽ đưa ra những góc nhìn lý do vì sao các ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietcombank, VietinBank lại được hưởng lợi khi đầu tư công tăng tốc.
Đầu tư công và vai trò của các Ngân Hàng Quốc Doanh
Đầu tư công là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế gặp khó và chính sách tiền tệ vẫn chưa giải quyết được nhiệm vụ vốn có của nó thì chính sách tài khóa đầu tư công luôn được hưởng tới để nhằm giúp cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia tăng trưởng. Khi Chính phủ tăng giải ngân dòng tiền từ ngân sách sẽ chảy qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh.
Các ngân hàng quốc doanh được hưởng lợi lớn từ giải ngân đầu tư công nhờ nhiều yếu tố. Trước tiên, ngân sách nhà nước thường được gửi tại các ngân hàng này trước khi giải ngân, giúp tăng nguồn vốn giá rẻ và cải thiện thanh khoản. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp tham gia dự án đầu tư công tăng cao, tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng danh mục cho vay với độ an toàn lớn. Ngoài ra, các dịch vụ tài chính như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh và quản lý tài khoản cũng mang lại nguồn thu đáng kể. Đấy là những yếu tố giúp ngân hàng tăng trưởng góp phần tích cực cho sự tăng giá của cổ phiếu
Tại sao cuối và đầu năm lại là lúc giá cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh tăng mạnh nhất.
Bên cạnh câu chuyện tăng trưởng tín dụng cuối năm thì thường về cuối năm cũng là giai đoạn cao điểm giải ngân đầu tư công, đặc biệt vào tháng 11 và 12 khi các dự án được đẩy nhanh để hoàn thành mục tiêu cả năm. Đây cũng là thời điểm dòng tiền từ ngân sách nhà nước chảy mạnh qua hệ thống ngân hàng quốc doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng trưởng tín dụng và cải thiện doanh thu. Những tín hiệu tích cực này thường phản ánh sớm lên giá cổ phiếu.
Bước sang đầu năm, tác động từ báo cáo tài chính năm của các doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công bắt đầu rõ nét hơn. Tháng 1 là thời điểm các số liệu tài chính được công bố, cho thấy bức tranh toàn cảnh về hiệu quả đầu tư công, từ đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng quốc doanh. Đặc biệt, đầu năm cũng là lúc Chính phủ công bố kế hoạch đầu tư công mới, tiếp tục đóng vai trò như một chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy kỳ vọng thị trường và đẩy giá cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh tăng cao.
Đào sâu vào mức tăng giảm giá của ba cổ phiếu CTG, VCB, BID ta có thể thấy rõ được những luận điểm trên.
BID là ngân hàng có mức tăng cao nhất trong ba ngân hàng trên. Một phần lý giải là vì trước đây BID mang tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, có lịch sử gắn liền với lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Tên gọi này phản ánh nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng trong việc cấp phát vốn cho các dự án xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng quốc gia.
Bên cạnh BID thì CTG và VCB cũng có một mức tăng không thua kém là bao
Dựa vào những con số và luận điểm trên thì đây là một case đầu tư lý tưởng mà anh chị nhà đầu tư có thể tham khảo và xem xét trong 2-3 tháng tới. Một mức sinh lợi nếu tính theo trung bình 14 năm nay thì là không nhỏ chút nào nếu xét về góc độ ngắn hạn 2-3 tháng.
Những số liệu của bài viết được mình lấy từ Team CKG Analyst, một team về phân tích những góc nhìn đầu tư về data mà Anh chị có thể học hỏi được rất nhiều.