Đầu tiên là mình sẽ nói về thị trường chung trước, thông tin quan trọng và hot nhất vào tuần trước là việc SBV hạ lãi suất điều hành lần 4 vào sáng thứ 6, chúng ta thấy dòng tiền có sự FOMO lớn, đặc biệt là vào các cp dòng chứng khoán. Nhưng bất ngờ là sau 2h thì thị trường đột ngột “quay xe”, tuy dòng chứng khoán vẫn giữ dc sắc xanh nhưng ai mua tím vào phiên sáng tạm thời bị âm hơn 4%. Câu hỏi của nhiều nđt hiện tại là thị trường có rủi ro không, tại sao ra tin tốt vậy nhưng thị trường lại “quay xe”? Mình sẽ giải thích vấn đề này dưới 2 góc độ cả về kỹ thuật và tâm lý:
- Về tâm lý NĐT: chúng ta hay nghe câu là chứng khoán tăng trong nghi ngờ, tức là cái gì còn mập mờ, số ít đang biết thì mới là cơ hội lớn. Còn nếu đã rõ như ban ngày, ai ai cũng biết thì người mua trước họ sẽ bán cho người fomo mua sau. Ví dụ lần giảm lãi suất đầu tiên thì thị trường tăng rất mạnh, lần 2 thì tăng mạnh, lần 3 thì tăng vừa, đến lần thứ 4 này thì chúng ta đã thấy ở phiên thứ 6. Một điều tất yếu là cp nàotrước đó càng tăng mạnh thì áp lực chốt lời càng lớn khi thị trường rung lắc mạnh, gần đây chúng ta đều thấy penny bị chốt rất mạnh và dòng tiền chuyển sang nhóm có cơ bản tốt hơn.
- Về mặt kỹ thuật: bài viết trước mình đã nhắc đến đường MA200(tuần), nhiều lần trong quá khứ thì đường MA200(tuần) là 1 kháng cự lớn của VNINDEX, nghĩa là cứ chạm MA200(tuần) là bị dội ngược lại hoặc sideway 1 thời gian, hiện tại VNI tiếp tục đang gặp kháng cự tại MA200(tuần). Về chỉ báo fibonacci thì tỉ lệ từ 0.618 tới 1.618 là các mốc chốt lời tiềm năng, thị trường đang ở mốc 1.618 nên đang gặp áp lực chốt lời rất lớn, chúng ta có thể thấy được 2 phiên tỷ đô gần đây là 2 cây nến đỏ, chứ không phải 2 cây nến xanh.
Việc SBV giảm lãi suất điều hành lần 4 cho thấy quyết tâm của chính phủ về mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6.5% năm nay, chứng khoán không phải nền kinh tế mà ck sẽ phản ánh trước nền kinh tế từ 3-9 tháng, chúng ta đang ở “cuối mùa đông” của chu kỳ kinh tế, những gì xấu nhất của nền kinh tế đã hiện rõ ở quý 4/2022 và quý 1/2023. Còn chứng khoán thì đang ở đầu mùa xuân của chu kỳ ck, trong 1 mùa xuân thì không phải ngày nào cũng đẹp cả, vẫn có những ngày mưa to hoặc nắng gắt mà chúng ta không lường trước được trong ngắn hạn nhưng chúng ta chắc chắn 1 điều là sau cơn mưa trời lại sáng (trong mùa xuân).
Hạ lãi suất là việc làm thay đổi bản chất đầu tư, những ngành nhạy với lãi suất như BĐS và CK đã tăng mạnh (dẫn đến định giá ko còn quá rẻ), sau đó là câu chuyện lãi suất thấm vào nền kinh tế, tiền được bơm ra và vòng quay tiền tăng lên: BANK và ĐTC. Cuối cùng kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại, cơ hội sẽ mở ra cho ngành nào đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế: sản xuất, xuất khẩu, bán lẻ…, tăng trưởng kinh tế thì chúng ta cần sử dụng nhiều năng lượng: điện và dầu khí
Điểm qua sơ lược các ngành:
-
BĐS: là ngành nhạy với lãi suất và đã tăng nhiều với thông tin hạ ls, hiện tại nên tập chung vào các doanh nghiệp có quỹ đất gần và hưởng lợi từ các dự án ĐTC trọng điểm như vành đai 3, các cao tốc… , về BĐS KCN thì mình có 1 pic riêng, mn có thể đọc trong đó để rõ nét hơn
CP tiềm năng: DIG, NLG … -
CK: cũng như BĐS là ngành nhạy với lãi suất, các cty ck năm nay cũng sẽ có cuộc tăng vốn, hiện tại chờ bctc quý 2 sắp tới thôi và kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc nhiều vào thanh khoản của thị trường.
CP tiềm năng: SSI, VCI, HCM, VIX … -
Bank: kinh tế muốn phục hồi được thì vòng vay tiền trong nền kinh tế phải tăng lên, làm tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm sẽ tăng lên, những bank tăng trưởng tín dụng cao trong quý 1 thường là dính tới BĐS và trái phiếu nên họ cần huy động tiền rất nhiều nên tăng trưởng tín dụng về cuối năm sẽ dành cho các bank “sạch” hơn, tăng trưởng tín dụng thấp trong quý 1.
-
ĐTC: là 1 cách ngoài hạ ls để bơm tiền trực tiếp ra nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế năm nay phụ thuộc rất nhiều vào giải ngân ĐTC trong bối cảnh lo ngại suy thoái toàn cầu nên ĐTC vẫn là ngành đáng chú ý trong nửa cuối năm
Cp tiềm năng: C4G, LCG, HHV, VCG, KSB, PLC … -
Năng lượng: phục hồi kinh tế chắc chắn cần sử dụng nhiều năng lượng, cụ thế hơn là điện và dầu khí, điện vừa rồi có QHĐ8 còn dầu khí thì sẽ chốt dự án Lô B Ô Môn vào nửa cuối năm nay. Dầu khí mọi người nên tập chung vào các doanh nghiệp đầu nguồn
CP tiềm năng: PVS, PVD, PVC, PVB, REE, PC1, GEG, TV2 … -
Bán lẻ: ngoài ĐTC và xuất khẩu thì tiêu dùng trong nước (bán lẻ) là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ tháng 7 thì sẽ giảm VAT và tăng lương cơ sở để thúc đẩy tiêu dùng trong nước nên càng về cuối năm thì bán lẻ sẽ có 1 ngành rất tốt
CP tiềm năng: FRT, DGW, HAX, PNJ … -
Sản xuất và xuất khẩu: thì phụ thuộc khá nhiều vào tình hình vĩ mô ngoài nước, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU … chúng ta phải cập nhật số liệu mới nhất về tình hình sản xuất, xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ để đánh giá được , các ngành chủ yếu cần quan sát như may mặc, sắt thép, lương thực, thủy sản, hóa chất.
Phía trên mình cập nhật ngắn gọn nhất về các ngành để mọi người tham khảo và có góc nhìn toàn diện hơn, không có 1 cp nào và ngành nào là phù hợp cho tất cả nđt được. Việc hạ ls là thay đổi bản chất của đầu tư và tốt cho tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế nên từng ngành sẽ lần lượt thay nhau tăng giá thôi và để có lợi nhuận tốt nhất trên thị trường thì mọi người phải lựa chọn đúng điểm rơi lợi nhuận của ngành đó.
Bài viết này quan điểm cá nhân của mình nên có thể vẫn chưa hoàn thiện và đúng hết được, mọi người có góp ý và trao đổi thêm thì cứ cmt nhé. Ngoài ra muốn trao đổi về cp mọi người đang quan tâm hoặc cơ cấu danh mục sắp tới thì có thể liên hệ mình qua sđt: 0818521280 hoặc tham gia room cộng đồng :