Giữa lúc "nước sôi lửa bỏng", Coteccons bị đối thủ kiện yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sự việc Ricons gửi đơn kiện lên Toà án với tuyên bố yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons khá nhạy cảm khi 2 doanh nghiệp này đang là “đối thủ” tham gia vào gói thầu 5.10 - “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” - Dự án thành phần 3 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.

image

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa công bố thông tin về việc nhận được Thông báo số 10/TB-TA ngày 4/7/2023 của Toà án Nhân dân Tp.HCM về việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nguyên đơn là CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons

Liên quan đến sự việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons, Coteccons khẳng định là có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả (gọi tắt là công nợ) giữa hai Công ty.

Nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 Công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, Dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai Công ty. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, Dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, Dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty. Coteccons cho biết, doanh nghiệp đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản, nhưng Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Con số phải thu đang có tranh chấp không được các bên công bố. Còn theo số liệu đã được ghi nhận trên BCTC thì CTD có số dư phải trả người bán ngắn hạn với Ricons trị giá 316 và 321 tỷ đồng lần lượt ở các thời điểm đầu và cuối năm 2022.

image

BCTC kiểm toán 2022 của CTD

Đến cuối quý I/2023, số dư phải trả người bán ngắn hạn với Ricons theo BCTC của CTD là 323 tỷ đồng.

image

BCTC quý I/2023 của CTD

Ở chiều ngược lại, trong BCTC kiểm toán 2022 của Ricons công bố, không nêu chi tiết số dư phải thu với CTD. Nội dung về Nợ khó đòi được thuyết minh đến cuối 2022 có số dư cuối năm là 19,6 tỷ đồng, không thay đổi so với đầu năm.

image

Trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 25/07, Coteccons khẳng định làm kinh doanh phải đặt tôn chỉ “Tạo ra tác động tích cực cho xã hội” với yếu tố “Nhân Văn” lên hàng đầu, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả nhưng phải tuân thủ đúng quy định của các Hợp đồng đã ký và đúng quy định của Pháp luật.

Sự việc Ricons gửi đơn kiện lên Toà án với tuyên bố yêu cầu phá sản khá nhạy cảm khi 2 doanh nghiệp này đang là “đối thủ” tham gia vào gói thầu 5.10 - “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” - Dự án thành phần 3 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.

Cụ thể, có 3 liên danh tham gia đấu thầu bao gồm:

Liên danh Hoa Lư bao gồm 8 doanh nghiệp gồm Coteccons, Đầu tư Xây dựng Unicons, Tổng Công ty Thành An, Tập đoàn Xây dựng Delta, Central, An Phong, Xây dựng Hoà Bình và Powerline Engineering Public Company Limited (tới từ Thái Lan). Trong đó, Coteccons là thành viên đứng đầu liên danh.

Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS (Thổ Nhĩ Kỳ), CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons, CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1), CTCP Kết cấu ATAD, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG), Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), CTCP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HAN). Trong đó, IC ISTAS đứng đầu liên danh này

Liên danh CHEC-BCGE-Vietnam Contractors do China Harbour Engineering Company Limited của Trung Quốc đứng đầu và 8 thành viên còn lại gồm Beijing Construction Engineering Group, Xây dựng - Thương mại Thuận Việt, Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, Xây dựng CDC, Tổng Công ty 789, Nhà thép PEB, Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 52, Đầu tư và Xây dựng Samcons Việt Nam.

Với tổng vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng, mới đây, chứng khoán VCSC đã ước tính tổng lợi nhuận tối đa khoảng 525 tỷ đồng cho gói nhà nhầu tham gia gói 5.10.

Do thông tin về cơ cấu đấu thầu của từng nhà thầu liên danh đấu thầu gói thầu 5.10 của LTA còn hạn chế, VCSC cung cấp phân tích độ nhạy về khả năng tăng lợi nhuận cho từng nhà thầu dựa trên các giả định về lợi nhuận ròng khác nhau và tỷ lệ phân chia tồn đọng 35 tỷ đồng.

Mặc dù tính toán của chương trình VCSC đưa ra một phạm vi khá lớn của phần giá trị tồn đọng được phân bổ cho từng nhà thầu (từ 10% đến 100%) và lợi nhuận trên phần giá trị tồn đọng được phân bổ (từ 1% đến 10%), VCSC kỳ vọng phạm vi hợp lý của hai biến số này là tối đa 50% đối với giá trị tồn đọng và tối đa 3% đối với biên lợi nhuận trên giá trị tồn đọng, tức tương đương lợi nhuận 525 tỷ đồng mà nhà Công cụ hỗ trợ trong danh sách liên kết có thể thu được khi hoàn thành gói LTA 5.10.

VCSC lưu ý rằng ước tính này là cho tổng lợi nhuận từ việc hoàn thành gói thầu 5.10. Tỷ lệ lợi nhuận này tương đối lớn so với lãi ròng trung bình hàng năm giai đoạn 2019-2022 của CTD (264 tỷ đồng), HBC (lỗ ròng 133 tỷ đồng) và VCG (866,3 tỷ đồng).