GMD HAH VSC - Chọn cảng biển hay vận tải biển?

, ,

/nhóm này chạy pê wa a ad ơi :heart_eyes: :heart_eyes: :heart_eyes: vsc hah target bao nhiu a

Cứ chậm chậm thôi Anh, làm quá NĐT lại hiểu sai về topic của tôi. Tôi ko tìm đâu ra lý do để SGP có giá cổ phiếu tăng bằng lần như Anh nói.

1 Likes

Vsc mua theo cụ 23.3 h nên ôm k nhi

2 Likes

Đã mua theo anh yên tâm nắm giữ. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, khi kinh tế hồi phục và tăng trưởng trở lại nhóm cổ phiếu này luôn nhận đc sự quan tâm của NĐT. Chưa kể những diễn biến căng thẳng vũ trang diễn ra xuyên suốt kể từ cuộc chiến giữa Israel-Hamas, nhóm vũ trang hồi giáo Houthi, Hezbollah, nạn cướp biển, tắt nghẽn tại cảng Singapore,… đang gây khó khăn cho ngành logistics khiến giá cước liên tục tăng kể từ đầu năm 2024.

Ngoài ra còn có cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc hay chính sách thuế mới của EU dành cho mảng xe điện của Trung Quốc khiến cho hàng hóa đến khu vực này nhanh hơn dự kiến dẫn đến thiếu hụt container rỗng, số chuyến tàu, đội chuyến, rút bớt chuyến,…

HAH có khi tím nửa ko ae


Thị trường khó vẫn có mã tím hoặc vượt đỉnh thì khá giống đoạn tháng 04 ae.

MTA có điểm nhấn là Cảng Vũng Áng. Cảng nước sâu Vũng Áng (bao gồm bến số 1, 2, 3) và Cảng Xuân Hải có năng lực khai thác lên đến 6-8 triệu tấn hàng mỗi năm. Với hệ thống kho bãi, đê chắn sóng, thiết bị chuyên dụng hiện đại, phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế, du lịch cho vùng hậu phương gồm các tỉnh miền Trung, nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp lên đến 61.671 DWT. Nhắc đến Vũng Áng, sẽ nhắc tới thép Fomosa, DN thép lớn ngang Hòa phát. Việc xuất-nhập khẩu sẽ thông qua cảng Vũng Áng. Cảng Vũng Áng cũng sẽ phục vụ nhiệt điện Vũng Áng, và toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng Miền Trung. Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt (công ty con của MTA) đầu tư hiện đang hoàn thiện Cầu Cảng số 3 - đã đạt hơn 90% tổng tiến độ dự án, dự kiến quý 4/2024 sẽ bắt đầu khai thác thương mại.

1 Likes

Cảng Vũng Áng nghe nói rất nhiều ở khu vực miền trung, đây là cảng chiến lược dành cho sự phát triển khu vực này được kết nối với cao tốc Bắc-Nam, cao tốc liên vùng, liên tỉnh,… Tuy nhiên thanh khoản cổ phiếu này rất ít, đầu tư vào lúc này rất mạo hiểm. Ở góc nhìn của một nhà đầu tư tôi sẽ ko chọn những cổ phiếu “khó” như vậy.

1 Likes

tại hạ bái phục, chiều lại tím rồi các hạ ạ

Có cái tin cực lớn cực ảnh hưởng đến LN sắp tới của nhóm cảng, vận tải biển mà anh em ko để ý này…
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)
Anh em tự phân tích nhé…nhìn cái hình minh họa đã hiểu rồi ấy :):.
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP
Đỗ Phong
Việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Văn kiện, thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại- đầu tư song phương với Anh; khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới; tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…


Ảnh đại diện
Sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.

Với 459/460 đại biểu tán thành, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.

Trước đó, ngày 8/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Văn kiện này.

Giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, các đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn, thời điểm Quốc hội phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7, khóa XV và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội.


Ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, báo cáo Giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Vương quốc Anh đã dành mức cam kết mở cửa thị trường đối với Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong CPTPP, cao hơn so với cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) trong một số nội dung quan trọng với Việt Nam. Trong khuôn khổ gia nhập Hiệp định CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.

“Việc Quốc hội khóa XV phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Văn kiện, thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại- đầu tư song phương giữa Việt Nam với Vương quốc Anh. Khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới; tạo động lực mới cho sự phát triển KT-XH của đất nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hà, các đại biểu nhất trí với các nội dung đã nêu tại Tờ trình của *************, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội.

Bên cạnh đó, một số đại biểu phân tích những thách thức, yêu cầu cao hơn đặt ra đối với các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tài chính, ngân hàng và kiến nghị Chính phủ cần có những giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện các FTA, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy lợi thế của Việt Nam, tận dụng cơ hội khi Văn kiện có hiệu lực.

Có ý kiến đề nghị khẩn trương sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật cần thiết của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương để thực thi các cam kết, đảm bảo triển khai đầy đủ, hiệu quả Văn kiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Về vấn đề này, ông Hà cho biết tại báo cáo thuyết minh và dự thảo kế hoạch thực hiện Văn kiện gửi Quốc hội, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành có liên quan tiến hành ngay việc rà soát, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hoặc ban hành văn bản pháp luật mới ở cấp độ dưới luật để hướng dẫn thực thi các cam kết của Việt Nam đối với Vương quốc Anh.

Trong trường hợp cần thiết để thực hiện các cam kết đúng thời hạn, các văn bản pháp luật này sẽ được xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 và khả năng sẽ có đủ 6 thành viên của CPTPP hoàn tất thủ tục phê chuẩn trước ngày 16/10/2024, Văn kiện sẽ sớm có hiệu lực (từ ngày 16/12/2024).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh sửa kế hoạch, xác định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung công việc về xây dựng pháp luật, thể chế để kịp thời triển khai thực hiện khi Văn kiện có hiệu lực.

Một số ý kiến đề nghị có cơ chế hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có ý kiến đề nghị Chính phủ có gói hỗ trợ để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường; Có ý kiến đề nghị nâng cao năng lực tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt các ngân hàng thương mại nhà nước;

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị nâng cao năng lực phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước.

Có ý kiến đề nghị Bộ Công Thương ban hành bộ chỉ số FTA làm tiêu chí cũng như cẩm nang hướng dẫn việc thực hiện các FTA ở các địa phương để tận dụng cơ hội khi Văn kiện có hiệu lực, đồng thời giúp Quốc hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các địa phương.

Tiếp thu ý kiến, giải pháp các đại biểu nêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy lợi thế của Việt Nam, các địa phương và doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội khi Văn kiện có hiệu lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung và quy định chi tiết các nội dung này trong Kế hoạch thực hiện Văn kiện.

1 Likes

Tóm tắt HAH hưởng lợi lớn từ giá cước tàu biển tăng:

Bối cảnh:

  • Mỹ và châu Âu tăng mạnh nhập hàng từ Trung Quốc.
  • Bất ổn tại biển Đỏ bởi các nhóm vũ trang và phong trào hồi giáo, xung đột địa chính trị trong khu vực trung Đông.
  • Tình trạng thiếu nước tại kênh đào Panama.
  • Thiếu hut container rỗng.
  • Tắt nghẽn tại cảng lớn của Singapore trong thời gian qua.

Xu hướng giá cước:

  • Giá cước tàu biển trên thế giới tăng 80% từ đầu năm đến nay.
  • HAH vừa điều chỉnh giá cước vận tại tăng thêm 10% svck.
  • Giá các hợp đồng cho thuê tàu của Xếp dỡ Hải An hiện đã cao hơn 10 - 15% so với đầu năm nay.

Triển vọng:

  • HAH tăng cường hợp tác với các đối tác là các hãng tàu lớn như Zim, ONE
  • Mở thêm các tuyến tàu mới như Việt Nam - Singapore, ghé các cảng mới, sâu rộng mạng lưới vận tải ở thị trường Nội Á.
  • Đón thêm 1 tàu mới trong quý 3/2024, nâng đội tàu lên 16 chiếc.
  • Tổng sản lượng mảng vận tải của HAH dự kiến đạt 5.000 TEU, tăng 20% so với năm 2023.
  • Dự phóng doanh thu năm nay của HAH ước đạt 3.199 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 442 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 23% so với năm 2023.

Con HAH vượt đỉnh rồi cả nhà.


Diễn biến giá cước tiếp tục ủng hộ ngành cảng biển, vận tải biển ae

Như hồi covid luôn kinh quá nhỉ

Tóm tắt GMD hưởng lợi từ việc tắt nghẽn cảng Singapore
Lợi thế:

  • Giá cước xếp dỡ thấp
  • Cảng nước sâu dễ dàng tiếp nhận tàu container cỡ lớn từ cảng Singapore và thế giới
  • Giá cước xếp dỡ tại Việt Nam thấp hơn 80% so với thế giới và thấp hơn 50% so với khu vực
  • Liên tục mở rộng và nâng công suất tiếp nhận tàu có tải trọng lớn tại các cảng hiện hữu
  • Cảng của GMD chủ yếu tập trung ở phía Nam, nơi có tính cạnh tranh thấp hơn phía Bắc.

Giá cước:

  • Giá cước tàu tăng 30% trong tháng 06 so với tháng 05 và đã tăng 300% svck.
  • Dự kiến giá cước tàu biển, dịch vụ tàu biển, cảng biển, nguồn cung, trang thiết bị, giá xếp dỡ… còn tăng mạnh hết năm 2024.

Kế hoạch:

  • Triển khai Cảng Nam Đình Vũ - Giai đoạn 3, với tổng vốn đầu tư 2.5000 tỷ đồng, dự kiến hoạt động quý 2/2025. Đưa cảng này thành cảng sông lớn nhất phía Bắc.
  • Mở rộng cảng Gemalink giai đoạn 2, cho khả năng đón tàu trọng tải tới 250.000 DWT - cỡ tàu container lớn nhất thế giới hiện nay.
  • Dự kiến chào bán hơn 103tr cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá 29k/cổ.
  • Trả cổ tức tiền mặt 22% cho năm 2023.
  • Kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2023 và lãi trước thuế 1.686 tỷ dồng, giảm 46% so với năm ngoái.
  • GMD hoàn thành 53% kế hoạch sau 06 tháng đầu năm nhờ hoạt động tài chính.
1 Likes

VSC năm nay có muốn thâu tóm HAH nữa không anh Ngọt?

Trước quý 1/2024 thì đúng là vậy, nhưng mọi thứ thay đổi 180 độ sau khi HAH ra báo cáo KQKD quý 1/2024 tệ hại.
Hiện tại theo anh biết VSC chỉ còn sở hữu hơn 2% lượng cổ phiếu tại HAH, giảm mạnh từ mức hơn 7%.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh doanh của VIMC tiếp tục có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng vận tải biển đạt 9,5 triệu tấn, bằng 97% cùng kỳ 2023; sản lượng hàng thông qua cảng đạt 71,3 triệu tấn, bằng 137% cùng kỳ 2023; doanh thu đạt 8.755,2 tỷ đồng, bằng 132% cùng kỳ 2023; lợi nhuận đạt 1.903,2 tỷ đồng, bằng 171% cùng kỳ 2023

Lợi nhuận 6 tháng MVN 1.900 tỉ tăng x2 so với 6 tháng 2023 Như vậy MVN đã hạch toán hợp nhất Vos khoản bán tàu 400 tỉ. Vos quý 2 lợi nhuận khoảng 500 tỉ
Quý 3,4 bán tiếp 3 tàu thì Ln2024 vos 1.000-1.200 tỉ

Đừng up cổ rác vào pic của anh.