GMD - Mô hình của siêu cổ phiếu

,


Rất nhiều các yếu tố kĩ thuật đang hội tụ lại ủng hộ cho việc GMD tăng giá:

  • Hình thành xong mẫu hình tái chính luỹ, giá đang retest lại vùng tích luỹ
  • Không gặp kháng cự ở phía trên
  • cổ phiếu đã rủ bỏ nhỏ lẻ và có dòng tiền cá mập tham gia
    Vậy nên chẳng có lý do gì mà GMD không tăng giá ở thời điểm hiện tại cả, có lý do lớn nhất chắc chỉ xoay quanh việc thị trường chung đang gặp áp lực chốt lời của khối ngoại ở quanh mốc 1230 1240 do các lo ngại về tỉ giá tăng cao và những ngưỡng cản tâm lý quanh mốc 1250.

Việc của chúng ta bây giờ, chỉ là lật lại xem vĩ mô, ngành nghề xem có câu chuyện gì ủng hộ GMD nữa không:

  1. Kim Ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư công vốn là ba động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Dựa trên mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2024 ở mức 6 - 6,5%, Bộ Công Thương đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, tương ứng 377 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư khoảng 15 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2023 đã có sự hồi phục nhất định nửa cuối. Kì vọng 2024 sẽ có sự đồng thuận nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhu cầu các đối tác lớn của việt nam như Mỹ, Trung Quốc đẩy mạnh. Lượng hàng tồn kho của các quốc gia này đang giảm và cần nhập khẩu thêm từ các nước khác

Có điểm trừ sắp tới đó chính là Sản lượng khai thác chưa khởi sắc khi kinh tế các đối tác xuất nhập khẩu còn yếu
Mặc dù đã có sự đồng thuận nới lỏng về mặt chính sách của các đối tác chính là Mỹ, Trung Quốc, EU,tuy nhiên sự phục hồi kinh tế các quốc gia và khu vực này tương đối yếu, kéo theo sản lượng xuất nhập khẩu mặc dù có thể tích cực hơn nhưng sẽ tăng trưởng ở mức thấp. Đồng thời, vấn đề căng thẳng tại kênh đào Suez kéo giá cước vận tải biển tăng “phi mã” càng kìm hãm nhu cầu vận tải biển. Từ đó, sản lượng khai thác của các cảng sẽ chưa có sự khởi sắc đáng kể
so-do-suez-1616944575462907749579-crop-16169446688052066479631

Yếu tố thứ 2 đó chính là về mặt chính sách khi mà thông tư 39 áp dụng 15/2/2024 về khung giá dịch vụ xếp dỡ

ảng Gemadept vừa công bố kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải - đơn vị đang trực tiếp vận hành cảng Nam Hải và cảng cạn Nam Hải (Nam Hải ICD) tại TP. Hải Phòng

Dòng tiền lớn từ thoái vốn tại Nam Hải Đình Vũ giúp ích cho doanh nghiệp có vốn mở rộng quy mô mà bớt đi áp lực nợ vay.
8-151340
oái vốn tại cảng NHĐV mang về dòng tiền dồi dào để (1) bổ sung vốn để đầu tư cảng Gemalink giai đoạn 2 và Nam Đình Vũ giai đoạn 3 bớt đi nhiều, và (2) cơ cấu lại các khoản vay có lãi suất cao, giảm áp lực về chi phí tài chính.

GMD sẽ xây dựng cảng Gemalink gđ 2 vào đầu năm nay để nhằm nâng cao công suất với mục tiêu chiếm 30% công suất cảng cái mép vào năm 2026.
Kế hoạch xây dựng cảng Gemalink sẽ gồm 2 giai đoạn:
GĐ2A: đi vào hoạt động năm 2025
GĐ2B: đi vào hoạt động năm 2026

Xây dựng cảng nam đình vũ gđ3:
khi cảng nam đình vũ 3 đi vào hoạt động thì sẽ trở thành cảng sông lớn nhất khu vực phía bắc với diện tích là 23ha
Cảng Nam đình vũ có lợi thế về mặt nước sâu, vùng quay đầu rộng, cửa ngõ thông ra biển và nằm trong KCN Nam Đình Vũ, đây là đầu mối vận tải hàng hoá.
nam đình vũ

Như vậy, Gemalink 2 và Nam Đình Vũ 3 dự kiến sẽ được đưa vào khai thác trước 2026, là động lực tăng trưởng cho GMD trong trung và dài hạn.
Kết hợp với những góc nhìn từ phân tích kĩ thuật với các yếu tố hoàn thiện mẫu hình cũng như sự xuất hiện của dòng tiền sẽ giúp GMD có động lực tăng giá trong thời gian tới.


Xem chi tiết tại: