Góc cảnh báo từ nhà than dành cho nhà nhiệt điện

,

QTP quý II/2023 trước tình cảnh thiếu điện diện rộng tại, các đập thủy điện cạn dưới mực nước chết buộc nhà điều hành phải tăng công suất các nhà máy nhiệt điện khu vực phía Bắc, trong đó có QTP chủ yếu cấp điện cho khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội và vài khu lân cận. Chắc ai cũng ngấm ngầm đoán được thiên thời cho nhà nhiệt điện rồi đúng không?

Nhưng thực tế kinh hoàng đang diễn ra đối với QTP khi công bố KQKD quý II/2023 doanh thu tăng 60% NHƯNG bln gộp giảm từ 14% về 8%, điều này nói lên điều gì?

Đó là mặc dù kinh doanh trên giá vốn nhưng càng sản xuất thì lợi nhuận của QTP càng mỏng, giá nguyên liệu đầu vào là than nhiệt trong nước duy trì giá cao khiến QTP công suất tăng cao nhưng lợi nhuận sụt giảm nặng so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm DT tăng 33% nhưng LNST -35% so với cùng kỳ

Với kết quả này đừng đợi BCTC quý 2 công bố mới đặt cược, đội ăn to thực tế là bọn sản xuất than mà đại diện là CST TVD NBC TDN MDC ITS khi giá than tăng từ Q4/2022 đã 15%

Với đòn bẩy doanh thu/vốn hóa siêu khủng gấp 10-60 lần, chỉ cần giá than tăng nhẹ đội than đã ăn ngang bom nhiệt hạch. Thực tế đầu năm, nhiều dn than báo lãi thấp nhất gần x2 cùng kỳ NBC TDN MDC, x3 TVD, đặc biệt CST lãi x4. Nếu vẫn duy trì giá than trong nước như thời điểm hiện tại thì nhà than sẽ ăn to với đà tăng trưởng khủng, PE từ 2 về 1 siêu rẻ mạt

Vậy tại sao CST mặc dù lãi khủng nhưng khi công bố BCTC Q1 giá cổ phiếu vẫn không tăng:

  1. KQKD dễ đoán khi Q4/2022 giá than tăng và CST báo lãi kỷ lục 358 tỷ từ khi niêm yết. Vì thế KQKD Q1 giá cổ phiếu sẽ dựa vào key đặc biệt ngoài KQKD để quyết định cổ phiếu sẽ tăng hay không

  2. Giá than thế giới giảm từ 400 USD còn 140USD khiến cho tâm lý NĐT e ngại giá than trong nước sẽ sụt giảm nên ảnh hưởng tâm lý cả ngành không chỉ mỗi CST (thực tế ko phải thế)

  3. Q2 CST sẽ tạm ngưng khai thác mỏ Cao Sơn để chờ phê duyệt cấp phép mở rộng. Đứng trước việc CST sẽ ngưng hoạt động trong Q2 và chưa biết khi nào sẽ có giấy phép phê duyệt khiến các NĐT chùn ta không dám phiêu lưu

=> Theo tôi đó là những lý do khiến CST cùng cả họ than lãi khủng nhưng chưa phản ánh qua giá cổ phiếu, sideway 6 tháng chưa tăng

Nhưng tình thế hiện tại đang ra sao, liệu có gì tiến triển hơn không?

  1. Giá than thế giới vẫn đang duy trì 12x USD, tuy nhiên giá than trong nước ko vận hành theo quy luật giá than thế giới, giá bán than của TKV cho EVN đc fix theo giá hợp đồng. Với nhu cầu than ngày càng cao cho phát triển kinh tế, đặc biệt khi El nino toàn cầu vẫn còn đe dọa thì giá than trong nước khó mà giảm giá.

  2. CST đã chính thức được cấp phép khai thác mỏ than Cao Sơn mở rộng trong 22 năm tới. Nút thắt lớn nhất dường như đã được tháo bỏ và kỳ vọng nâng công suất khai thác bù vào những tháng cuối năm là rất lớn.

  1. Các DN họ than khác vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận khủng khiếp trong Q2 với tham chiếu như QTP ở trên. Đầu năm việc dự phòng khoảng 711 tỷ khiến cho tài chính của CST cực kỳ an toàn, phần này sẽ được kết chuyển 1 phần vào lợi nhuận các quý cuối năm sau khi trừ đi chi phí khai thác và bốc xúc.

Các nút thắt của CST nói riêng và họ nhà than nói chung hầu như đã được gỡ

Trong đầu tư có những logic khiến cho kể cả dn lãi cổ phiếu vẫn đứng yên, lỗ như DBC giá cổ phiếu vẫn tăng tung nóc. Với tình thế xoay chuyển như trên, CST mặc cho Q2 có giảm nhẹ nhưng kỳ vọng 2 quý cuối năm là rất lớn. Nếu giá than trong nước vẫn duy trì đến cuối năm thì lợi nhuận DN than sẽ rất ngon (hy vọng sẽ thể hiện qua giá cổ phiếu). Ngược lại nếu giá than giảm (khó xảy ra như đã nói như trên) thì phần dự phòng đầu năm đủ để cho đội than an toàn vượt kế hoạch năm

Đây là thông tin tham khảo và không có chức năng khuyến nghị đầu tư. NĐT tự cân nhắc trước các quyết định của mình

1 Likes