mua đỏ bán xanh
báo cáo q2 tốt như vậy thì thị trường sẽ sớm phục hồi thôi
(ĐTCK) Làn sóng nhà đầu tư F0 đổ bộ vào thị trường chứng khoán giai đoạn Covid đã tạo nên những con sóng lớn chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong con sóng đó, có nhiều cổ phiếu đã được đẩy lên mức định giá không tưởng, khiến lãnh đạo doanh nghiệp cũng không thể cưỡng lại, chốt lời cổ phiếu của doanh nghiệp mình, dẫn đến hệ lụy cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp quá “loãng”. Ở đó phát sinh những cuộc chơi mới mà nếu không được giám sát kỹ, mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp (giờ đây là các cổ đông nhỏ lẻ) và ban điều hành (các cổ đông lớn cũ đã bán cổ phiếu).
Từ cơn sóng thần đến những cổ phiếu được thổi giá
Để nhắc lại những ngày sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đại dịch Covid-19 thì có quá nhiều câu chuyện để kể. Nào là câu chuyện về những phiên giao dịch tỷ đô, câu chuyện về dòng tiền mới, câu chuyện về những cổ phiếu được bơm thổi, những nhà đầu tư nhân nhiều lần tài khoản… Tất nhiên, cũng không thiếu những mặt trái khi dòng tiền đổ vào quá nhanh, trong khi nội tại doanh nghiệp có phần suy yếu do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội do đại dịch. (do thi)
Trong giai đoạn này, rất nhiều sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán diễn ra, mà đã và đang được xử lý. Cùng với đó, trong giai đoạn này, dù rất mang tính thị trường nhưng khi giá được đẩy lên cao, nhiều chủ doanh nghiệp, cổ đông lớn đã không tiếc bán đi phần sở hữu của mình tại doanh nghiệp. Cũng khó trách họ khi định giá được đẩy lên mức cao phi lý. Nếu tính theo chỉ số P/B (Thị giá/Giá trị sổ sách của cổ phiếu), lúc đỉnh điểm, P/B của chỉ số VN-Index lên gần 3 lần. Cơn sóng lớn nhất có thể kể đến nhóm cổ phiếu bất động sản, khi có lúc P/B của cả ngành lên mức trên 3,5 lần. Nhiều cổ phiếu tăng hàng chục lần kể từ đáy và có mức P/B lên đến 5 lần, 7 lần, thậm chí cả chục lần, trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp này thì rất kém và các tài sản chỉ ở dạng “đếm cua trong lỗ”.
Hệ lụy cơ cấu cổ đông quá “loãng”
Nếu ai tham gia làm dịch vụ phân phối cổ phiếu trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đều dễ nhận thấy đó là giai đoạn bán rất dễ trôi hàng. Trong giai đoạn mà cầm hàng lợi hơn cầm tiền, cổ phiếu nào chỉ cần khéo léo thỏa mãn khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cá nhân đều được mua vào rất quyết liệt. Nhiều khi các cổ đông lớn hoặc những người nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng rất bất ngờ với đà tăng và thanh khoản của cổ phiếu. Nhiều cổ đông lớn bán xong mà giá tiếp tục tăng mạnh, thậm chí bằng lần là việc không hiếm. “Mất hàng” là câu chuyện phổ biến mà bức tranh một đàn cá con nuốt trọn cá mập là điều rất đúng với thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ.
Sau đỉnh cao là vực sâu và đà rơi sau đó của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa sau năm 2022 thì ai cũng đã biết. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lỡ “đu đỉnh” vẫn còn nắm giữ cổ phiếu, trong khi nhiều cổ đông lớn nếu mạnh dạn bán ra thì rất được giá. Hệ quả là cơ cấu cổ đông của nhiều doanh nghiệp sau đó rất bất hợp lý và chiếm phần đa số là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, mỗi người nắm một ít. Sau cơn sóng thần 2022, đến mùa đại hội cổ đông vào đầu năm 2023, hay đến tận năm 2024, nhiều doanh nghiệp không thể tổ chức thành công đại hội cổ đông trong lần triệu tập đầu tiên.
Một lần nữa cần khẳng định, việc bán cổ phiếu của nhiều chủ doanh nghiệp khi định giá được đẩy lên quá cao không có gì là sai trái, nhưng việc bán đi sạch sẽ cả doanh nghiệp mình lập ra, đứa con tinh thần của mình thì cũng đáng suy ngẫm về động lực của các nhóm cổ đông này.
Chi phí đại diện: Những mánh lới cần được kiểm soát
Nếu trước đây, bạn là cổ đông lớn của doanh nghiệp nhưng bây giờ bạn chẳng còn nắm giữ bao nhiêu, liệu động lực và tính chính trực của bạn có còn được duy trì? Đặc biệt, nếu bạn dám mạnh tay bán cả doanh nghiệp của mình lập ra khi được giá, liệu bạn có còn tâm huyết? Đó là những câu hỏi đơn giản mà chúng ta cần phải đặt ra cho những cổ phiếu dạng quá loãng, mà cổ đông lớn hiện giờ chằng còn nắm giữ bao nhiêu.
Chủ đề “Chi phí đại diện” – Agency Cost được nhắc đến nhiều trong tài chính doanh nghiệp và ở đây, mâu thuẫn giữa người điều hành doanh nghiệp hiện tại (những cổ đông đã bán gần hết cổ phiếu) và những người chủ doanh nghiệp (cổ đông mới, nhỏ lẻ, mua doanh nghiệp) lại xuất hiện. Ban lãnh đạo có thể chơi “game”, thiết lập những trò chơi với cổ đông nhỏ lẻ (chiếm phần lớn doanh nghiệp) theo hai cách cơ bản nhất: Một là chuyển nguồn lực, lợi nhuận ra khỏi công ty mà hiện tại mình không còn nắm chi phối; hai là, thiết lập những trò chơi hòng mua lại cổ phiếu đã bán mất với giá rẻ, thậm chí là tính “cửa” để doanh nghiệp phải hủy niêm yết.
Trong trò chơi đầu tiên, có lẽ không còn xa lạ khi những cổ đông lâu năm, sáng lập nên doanh nghiệp chuyển dần nguồn lực, khách hàng, nguồn lợi nhuận… của doanh nghiệp mà họ hiện đang ít quyền sở hữu sang một doanh nghiệp mới được họ thành lập. Trò chơi này được đội ngũ lãnh đạo “qua mặt” các cổ đông có năng lực và hoạt động ngay cả trong ngành, chứ không nói gì cổ đông cá nhân, vốn ít quan tâm đến vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Trong trò chơi thứ hai, doanh nghiệp có thể “đè giá” cổ phiếu nhằm gom lại với các thủ thuật như công bố báo cáo kết quả kinh doanh xấu, hay phát hành với giá rẻ cho cổ đông chiến lược/hiện hữu. Những vấn đề này nếu dễ dàng được nhà đầu tư cá nhân thông qua ở đại hội cổ đông sẽ gây thiệt thòi rất lớn cho chính bản thân họ và để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình.
Đáng nói hơn, nhiều doanh nghiệp cố tình gây sức ép lên giá bằng cách không tuân thủ các yêu cầu để duy trì niêm yết như cố tình chịu phạt để công bố thông tin mà dễ nhất là các báo cáo tài chính sai thời gian theo quy định, vi phạm các quy định niêm yết. Trò chơi đưa cả cổ phiếu hủy niêm yết là trò chơi không hiếm và ngày càng phổ biến với những doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp mất quyền kiểm soát công ty.
Đại dịch Covid đã hình thành những tiền lệ chưa từng thấy và trên thị trường chứng khoán cũng vậy. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ muốn nêu lên vấn đề mâu thuẫn lợi ích rất lớn sau khi nhiều cổ đông lớn bán đi phần lớn cổ phiếu của mình trong con sóng thị trường giai đoạn hậu Covid. Việc đảm bảo minh bạch thị trường nói chung, cụ thể là quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ từ lâu đã được cơ quan quản lý lưu tâm. Trong vấn đề cụ thể này, cần những cơ chế giám sát kỹ lưỡng để doanh nghiệp không chơi “game” với nhà đầu tư cá nhân. Với những nhà đầu tư cá nhân nói chung, việc nhận diện và thẳng thắn nói “không” với các doanh nghiệp nêu trên là một biện pháp thiết thực để bảo vệ cá nhân và phát triển thị trường.
chia sẻ của ad bổ ích quá ạ, thêm nhiều góc nhìn đúng đắn cho những newbie
hayyy quá bác
OK bạn, bài viết khái quát tổng thể các vấn nạn trên thị trường hiện nay, mong bạn tiếp tục các bài viết khác giúp ích cho cộng đồng nhất là các bạn Fo mới vào thị trường cạm bẫy này
Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch sau lễ 4-6/9 tương đối giằng co. Chỉ số chính rung lắc mạnh và quay đầu điều chỉnh về sát vùng 1.270 điểm. Điểm tích cực là thanh khoản vẫn dao động ở mức trung bình với hơn 17.000 tỷ đồng/phiên và nhịp hồi phục đã xuất hiện vào cuối tuần. Kết quả sau 3 phiên, VN Index giảm 9,91 điểm (-0,77%) so với tuần trước, đóng cửa tại 1.273,96 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.206 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trong bối cảnh trống thông tin, các chuyên gia đều cho rằng thị trường cần thêm thời gian để tìm điểm cân bằng. Nhà đầu tư có thể tận dụng mỗi khi thị trường nhúng xuống dưới để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên những mã có triển vọng tăng trưởng tốt về lợi nhuận trong nửa cuối năm.
Nhịp chỉnh là cơ hội tham gia với nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội khi thị trường tạo đáy vừa qua.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc CTCP Chứng khoán DSC Chi nhánh TP HCM đánh giá bối cảnh thị trường thế giới có dấu hiệu điều chỉnh trong ngắn hạn. Điều này tác động ít nhiều đến tâm lý chung. Tuy nhiên có các yếu tố liên thị trường như đồng Dollar (DXY) hay lợi suất trái phiếu chính phủ vẫn không có nhiều biến động bất thường. Có nhiều quan điểm cho rằng kỳ vọng FED hạ lãi suất sẽ được phản ánh vào giá, nhưng theo ông Huy nhìn ở góc nào đi nữa, có phản ánh vào giá hay chưa thì cũng không thể phủ nhận việc FED gần như chắc chắn hạ lãi suất sẽ giúp áp lực từ các yếu tố bên ngoài được giảm bớt, đặc biệt là với tỷ giá và dòng vốn ngoại.
Một trong những chủ đề lớn được tranh luận nhiều là thị trường tăng hay giảm, rồi liệu có suy thoái hay không quanh thời điểm hạ lãi suất, và phổ biến nhất là lấy lại thống kê quanh những thời điểm hạ lãi suất trong quá khứ. Theo chuyên gia đến từ DSC, FED không thể nào hạ nhiệt lạm phát mà không có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nền kinh tế, nhưng những số liệu để cho thấy Mỹ rơi vào suy thoái chưa thực sự thuyết phục. Bối cảnh quanh những lần FED hạ lãi suất, động cơ thúc đẩy đằng sau và mức độ chủ động của FED sẽ ảnh hưởng đến diễn biến thị trường.
Trở lại trong nước, ông Huy đánh giá thị trường đang trong trạng thái thiếu thông tin hỗ trợ ngắn hạn. Đà phục hồi có mức độ lan tỏa kém, chỉ tập trung ở một số nhóm cổ phiếu nhất định kéo chỉ . Do đó việc thị trường điều chỉnh từ quanh vùng kháng cự và bối cảnh chung tiêu cực từ thị trường thế giới là điều hết sức bình thường. Các số liệu vĩ mô tháng 8 vừa công bố vẫn cho thấy nhiều nét tích cực và chưa có gì để quá lo lắng. Trong khi đó câu chuyện nâng hạng vẫn được kỳ vọng đối với FTSE trong thời gian tới. Triển vọng trung hạn của thị trường vẫn cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.
Ông Huy nhận định thị trường sẽ thiên về kịch bản điều chỉnh, tích lũy trong tuần tới. Hỗ trợ quan trọng của thị trường là vùng 1.250-1.260 điểm. Vùng tích lũy này sẽ là cơ hội tái cơ cấu danh mục với NĐT đã có vị thế, trong khi đó là nhịp có thể tận dụng tham gia với NĐT bị bỏ lỡ trong nhịp thị trường tạo đáy vừa qua. Kháng cự 1.300 vẫn cần thời gian tích lũy cũng như cơ hội thích hợp để có thể chinh phục trong trung hạn. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng tiền mặt nhất định để chủ động, tỷ lệ cổ phiếu có thể ở mức quanh 60% và có thể tăng lên dần nếu thị trường điều chỉnh, tích lũy thêm trong thời gian tới.
"Chỉ khi thị trường kéo vượt được qua những ngưỡng kháng cự phía trên thì nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ mới hút được tiền khi tâm lý được cởi bỏ , còn lại dòng tiền vẫn đang tập trung chính tại nhóm cổ phiếu lớn và có triển vọng tăng trưởng rõ ràng", ông Huy cho hay.
Nhóm ngành có thể quan tâm mua khi điều chỉnh đối với các mã cổ phiếu lớn, cơ bản tốt, định giá còn hợp lý & triển vọng lợi nhuận tích cực khi thị trường điều chỉnh như bán lẻ, tiêu dùng, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,… Vị chuyên gia nhấn mạnh cần ưu tiên các mã vốn hóa lớn, định giá hợp lý, triển vọng tích cực và không có tin xấu, đặc biệt cần khắt khe và kỹ lưỡng một chút khi lựa chọn.
Về diễn biến giao dịch của khối ngoại, vị chuyên gia cho rằng đà bán ròng tập trung cụ thể vào một số cổ phiếu nhất định, mang tính cục bộ và cơ cấu, không theo hướng bán rút vốn như đợt bán cao điểm trong tháng 6, tháng 7. Nếu bán theo hướng cơ cấu như vậy, thực sự không đáng lo ngại, khi tỷ trọng giao dịch khối ngoại ngày càng nhỏ.
Ông Huy cho rằng cao điểm của đợt bán rút vốn đã qua, khối ngoại hiện tại còn ở lại sẽ mua/bán ròng theo bối cảnh và từng mã cụ thể, nghĩa là có bán, có mua như trong nước và tiền này vẫn ở lại thị trường.
Cơ bản là không đủ thông tin nên gồng lỗ thì giỏi, mà gồng lãi lại kém
thị trường chán gớm
chắc đá gà lại quá
cảm ơn ad
thắng thua sao rồi bác e đến mua xác:)))
có ai cầm hàng AGM ko ạ
tks nhận định của ad
lầu rồi ko gồng lỗ
tại cũng ko mua vì hết hjhj
Thị trường ít biến động và phân hoá
Ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Chi nhánh TP HCM, CTCP Chứng khoán DSC
Theo quan sát của ông Huy về bối cảnh thế giới, mọi thứ đang diễn biến khá tích cực khi FED đã hạ lãi suất 0,5% trong kỳ họp tháng 9. Điều này khiến các chỉ số chứng khoán của Mỹ tạo lập những đỉnh cao mới, chứng khoán Mỹ thường tương đối tích cực quanh thời điểm bầu cử.
Chứng khoán trong nước cũng có nhiều thông tin tích cực, một mặt từ việc FED hạ lãi suất, một phần trong tuần qua Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68/2024 (Thông tư 68) sửa đổi, gỡ nút thắt pre-funding, một điểm quan trọng trong câu chuyện nâng hạng thị trường.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào diễn biến trong tuần qua, có vẻ thị trường vẫn chưa quá tích cực nếu nhìn sâu vào thanh khoản và độ rộng. Thanh khoản có sự cải thiện nhưng nhìn chung vẫn ở mức tương đối kém, trong khi đó điểm số tăng nhưng tập trung ở một số mã có câu chuyện nhất định, độ rộng tổng thể của thị trường là chưa tốt.
Có lẽ câu chuyện về FED đã phần nào phản ánh, còn câu chuyện nâng hạng ở tương lai, được kể đi kể lại cũng chỉ đủ hâm nóng nhóm cổ phiếu liên quan. Còn lại thị trường chưa có câu chuyện đủ thuyết phục nhà đầu tư xuống tiền.
Dù rất mong muốn ở một kịch bản VN-Index vượt hẳn 1.300 với thanh khoản cải thiện, chuyên gia DSC vẫn nghiêng về kịch bản thị trường đi ngang, biến động thấp & phân hóa trong tuần tới hơn. Các cổ phiếu có câu chuyện riêng vẫn phân hóa và hút tiền. Để tiếp tục tăng mạnh, có lẽ thị trường cần tìm câu chuyện mới để hút tiền và có sự cải thiện rõ ràng hơn về độ rộng, thanh khoản.
Trong tuần qua, chỉ số tăng do nhiều mã vốn hóa lớn tác động, nên các mã này nếu vẫn duy trì diễn biến tốt thì chỉ số có thể tích cực, nhưng diễn biến chung có thể như đã đề cập, biến động thấp và phân hóa. Kịch bản tiêu cực có xác suất thấp & không có nhiều yếu tố quá tiêu cực lúc này cho thị trường.
Về câu chuyện nâng hạng, vị chuyên gia DSC nhận định khi được nâng hạng, NĐT nước ngoài kỳ vọng tham gia mạnh mẽ hơn, từ đây các CTCK có thị phần khối ngoại lớn sẽ được lợi về mặt kinh doanh. Còn về mặt thị trường, các mã trong danh mục các chỉ số FTSE Emerging và MSCI Emerging sẽ được hưởng lợi.
Trong bối cảnh nhiều thông tin lớn đã dần qua đi, mùa KQKD quý III sắp tới sẽ mang tính định hướng thị trường trong thời gian tới. Việt Nam về cơ bản vẫn nằm trong quá trình phục hồi của nền kinh tế, do đó, ông Bùi Văn Huy cho rằng các ngành theo chu kỳ kinh tế như Tài chính, Bán lẻ, Tiêu dùng, Công nghệ, … dự kiến sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng lợi nhuận.
Tuy nhiên cần lưu ý định giá của từng doanh nghiệp khi trong thời gian qua, khi thị trường phân hóa, nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh bất chấp việc chỉ số đi ngang.
cảm ơn ad
cảm ơn nhận định của ad
thank Ad ạ